Xác định giọng điệu và lập luận của các nhân vật Hồn Trương Ba, Xác Hàng Thịt.
Khi đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác hàng thịt. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án:
- Đúng
- Xác anh hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt
1. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?
Tham Khảo
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt trong Hồn Trương Ba đã cho thấy những xung đột như:
+ Lời đối thoại: "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát" đã cho thấy sự chán ngất cảnh phải ở trong thân xác người khác. Đó chính là bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Linh hồn và thể xác đều là hai thứ rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất chấp sự phủ nhận yếu ớt của phần hồn, phần xác đã hùng hồn đưa ra những chứng cứ cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.
→ Qua đây có thể thấy sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.
Nội dung chính của đoạn trích sau:
“Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!. [...] Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào”.
A. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
B. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
C. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích
D. Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba
Chú ý phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của xác Hàng Thịt.
Tham Khảo
Phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của xác Hàng Thịt: Trong cuộc đối thoại với xác, hồn ngày càng đuối lí, càng ra vẻ quát tháo, nạt nộ càng chứng tỏ sự lúng túng, bất lực.
Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác về cho hàng thịt Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối, vì sao?
Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích định cho Trương Ba vào xác của cu Tý nhưng Trương Ba không đồng ý lý do vì:
– Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
– Không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn, đó là những điều mà Trương Ba đang nghĩ và nó có tác dụng đối với ông cả sau này ông không phải sống trong những ngày dằn vặt.
=> Có nhận thức tỉnh táo + tình thương cu Tị nên ông đã dứt khoát quyết định nhường lại sự sống cho cu Tị còn mình thì chết hẳn.
Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?
A. Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
B. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
C. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
D. Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế
Chú ý sắc thái, giọng điệu của xác Hàng Thịt.
Tham Khảo
Xác tự hào với sức mạnh đui mù của mình, tự hào vì đã dụ dỗ, sai khiến được hồn vào những dục vọng bản năng của mình.
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.
Qua đoạn đối thoại, thông điệp tác giả muốn gửi gắm
+ Bi kịch con người khi không được là chính mình: phải sống nhờ, nương tựa vào người khác
+ Tạo ra hình ảnh người có tâm hồn thanh cao trú ngụ trong thể xác cục cằn, thô lỗ, sự hoán đổi không hợp lí này tạo nên vấn đề mà tác giả đặt ra cho người đọc
+ Trương Ba đối thoại với hàng thịt, ông chán cái thể xác kềnh càng, thô tục và muốn thoát khỏi chung nhưng không thể thay đổi tình thế
→ Cuộc đối thoại làm bật lên sự mâu thuẫn, đặt ra vấn đề có tính triết lí không nên sống nương nhờ vào người khác, khi không được là chính mình tất sẽ có nhiều đắng cay, cuộc sống mất đi ý nghĩa
Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác hàng thịt hoặc hồn Trương Ba nhập vào cu Tị và Trương Ba đồng ý, theo anh (chị), cuộc sống của Trương Ba khi đó sẽ như thế nào? Trình bày ý tưởng về những rắc rối sẽ xảy ra và viết một lớp kịch ngắn về điều đó.
Giả định Trương Ba được sống tiếp khi được trú ngụ trong xác cu Tí:
- Mẹ cu Tí không chấp nhận sự thật cu Tí duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào
- Trương Ba không được quay về sống với vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí với thân phận của đứa trẻ
- Trương Ba không vẫn giữ nguyên cách ứng xử của ông trước cái Gái – cháu nội của Trương Ba
- Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn
- Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn một lần nữa không chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân thể người khác
Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích dị cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tí, nhưng Trương Ba không đồng ý:
+ Trương Ba thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không đồng nhất
+ Không thể trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn,
+ Trương Ba không muốn sống trong những ngày không phải là chính mình
- Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn