Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sữa Jeon
Xem chi tiết
Hội Pháp Sư
26 tháng 10 2016 lúc 11:24

THAM KHẢO NHA!

Bài 1:Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.

Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.

Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.

Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.

Bài 2:Em là Hoàng Đức Hải, học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An, Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là bé út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.

 

Vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng. Tập thể dục xong, em chạy bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.

Em bắt tay vào quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các thứ cho gọn gàng, ngăn nắp. Em thay mẹ nhắc nhở em gái chuẩn bị sách vở. Ăn sáng xong, hai anh em cùng đi học. Ngôi trường khang trang chi cách nhà độ chừng cây số. Buổi trưa, khi mẹ nấu cơm, em cho gà ăn, thay nước uống cho chúng và lượm những quả trứng hồng bỏ vào chiếc giỏ nhựa lót rơm. Đàn gà mấy chục con, mỗi ngày đẻ hơn hai chục trứng là nguồn thu nhập thêm của gia đình em. Bữa cơm đơn giản với ba món: trứng chiên, đậu đũa xào và canh bí xanh nấu tôm khô. Ba mẹ con ăn rất ngon miệng. Mẹ em tranh thủ chợp mắt. Bé Mai cũng “tranh thủ” nằm gọn trong lòng mẹ. Em ra ngoài hiên, nằm đu đưa trên chiếc võng dù màu xanh lá cây của ba rồi cũng thiu thiu ngủ. Lúc em thức dậy thì mẹ đã đi làm. Nắng chiều chiếu chếch qua khung cửa sổ, in những sọc vàng trên nền gạch. Đã đến giờ tự học. Em xem lại những bài buổi sáng và giải mấy bài toán cô yêu cầu. Bé Mai cũng chăm chi học. Chi khi nào gặp chỗ khó Mai mới hỏi em.Buổi tối, mấy mẹ con quây quần trò chuyện. Mẹ nhắc nhiều về ba. Chúng em cũng mong Tết nhanh tới, ba sẽ được nghỉ phép về nhà. Mới nghĩ đến đây, em đã thấy vui hẳn lên ! Sau khi xem xong mục Thời sự và vườn âm nhạc trên tivi, em và bé Mai ngồi vào bàn học. Chuyện đó đã thành nếp. Em cố gắng rèn cho mình những thói quen tốt như biết sử dụng thời gian vào những việc làm có ích cho bản thân và gia đình. Em cảm thấy mình đã lớn lên nhiều.Bài 3:Chào các bạn! Tôi là Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 6B – trường Trung học cơ sở Chương Xá. Tôi đã bước vào một cấp học mới và cảm thấy mình thay đổi nhiều hơn khi bước vào năm học này- năm học mà tôi chính thức trở thành học sinh Trung học cơ sở. Và tôi bắt đầu trưởng thành hơn từ những hoạt động của mình trong một ngày.

Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.

Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.

Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.

Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.

Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.

Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.

10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?

Bài 4:Tôi là một đứa rất thích học toán, vậy nên sang lớp 8 tôi đã dự thi và đủ điểm vào lớp chọn Toán. Vì là lớp chọn nên các hoạt động phong trào được tổ chức và tham gia rất sôi nổi. Lớp tôi đã từng tham gia rất nhiều các chương trình tình nguyện cho Đoàn trường tổ chức, mỗi hoạt động đó đều để lại trong tôi rất nhiều kỉ niệm. Nhưng có một lần vào dịp 26/3 lớp tôi tổ chức thăm và tặng quà cho bạn Nguyễn Thành An, một học sinh của lớp. Bạn ấy liên tục là học sinh giỏi 4 năm và có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chúng tôi đã đến thăm gia đình bạn và tặng bạn một chiếc cặp đi học. Đó là lần đầu tiên tôi đến thăm gia đình có hoàn cảnh éo le đến như vậy. Thực sự, tôi rất xúc động và lớp tôi đã có một ngày với những trải nghiệm đầy ý nghĩa.

Ngày 26/3 sau khi dự mitting ở trường xong, chúng tôi bắt xe buýt từ trường đến nhà bạn An. Trên xe, chúng tôi nói chuyện rôm rả kể về hồi nhỏ nghịch ngợm như thế nào, mải chuyện quên cả xuống xe. Chúng tôi xuống bến cuối cùng ở Long Biên. Chúng tôi đi bộ theo An về nhà. Chưa bao giờ tôi thấy con đường lại dài đến thế, hết ngõ này đến ngách khác, đến giờ cho quay lại chắc tôi cũng không thể nhớ đường. Ai cũng hỏi An sắp đến nơi chưa, An mỉm cười nhẹ nhàng “sắp đến rồi các bạn ạ, chỉ một đoạn nữa thôi”. Sau 40 phút đi bộ thì chúng tôi cũng đã đến nhà của An. Cảm giác đầu tiên của tôi là, ngoài sự tưởng tượng, tôi chưa bao giờ nghĩ chỗ mà An chỉ chúng tôi được gọi là một ngôi nhà. Chỗ đó chỉ được dựng lên bởi những tấm ván, xung quanh thì che chắn bởi những cái bao tải. Đi vào trong thì có một cái phản và xung quanh thì treo xoong nồi, bàn học của An thì để vào một góc nhà, phía trước được dán mấy tờ lịch cũ. Cả lớp chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng. An đã kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh gia đình bạn ấy. Bố An mất sớm do bị cảm đột ngột. Nhà chỉ có hai mẹ con, hàng ngày mẹ An đi bán rau ngoài chợ, tối về thì đi giúp việc cho ông bà cạnh nhà để kiếm thêm thu nhập. Hai mẹ con đã cố gắng từng ngày, bởi mẹ An luôn muốn An được học hành đầy đủ như các bạn. Mẹ đã dành tất cả sự hy sinh cho An. Nghe câu chuyện của An, tôi thực sự đã không thể kìm được nước mắt. Trước kia tôi đã nghĩ ai cũng như mình, chứ chưa bao giờ nghĩ đến bây giờ mà vẫn có những bạn có hoàn cảnh khó khăn giống như An. Nghĩ lại tôi cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mình vì tôi có điều kiện sống hơn An nhưng lại không học giỏi bằng An. Bạn ấy thực sự rất đáng khâm phục. An nhận món quà của chúng tôi trong niềm xúc động nghẹn ngào. Nói chuyện với An một lúc thì mẹ An đi chợ về. Bác ấy nở nụ cười trìu mến và chào hỏi chúng tôi. Nhìn thân hình gầy gò của bác ấy tôi thấy thương lắm! Tôi hiểu rằng người mẹ ấy thật vĩ đại, đã hy sinh cả cuộc đời cho tương lai của con. Bác ấy mời chúng tôi uống trà xanh. Những chén trà rất mát và thấm đượm tình người. Ngồi trò chuyện với bác một lúc rồi chúng tôi xin phép ra về. An tiễn chúng tôi trở lại bến xe.

Con đường đến thì dài mà con đường về thì sao ngắn quá! Phải chăng cảm xúc của tôi vẫn còn nuối tiếc nơi đây. Ngồi trên xe buýt, tôi vẫn đang nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con An. Nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn trong suy nghĩ của tôi. Một cảm giác buồn man mác, thương cho hoàn cảnh của An. Một cảm giác hổ thẹn với chính mình. Một cảm giác biết ơn cha mẹ và quyết tâm học tập. Chúng tôi đã có một ngày thật ý nghĩa để nhận ra nhiều điều. Tôi chắc chắn, các bạn ai cũng có suy nghĩ giống như tôi rằng rất nể phục bạn An, mong bạn ấy sẽ luôn cố gắng học tập để làm mẹ vui lòng. Còn riêng tôi, tôi sẽ coi An như một tấm gương để làm mục tiêu phấn đấu. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ thấy hài lòng về tôi. Cảm ơn An đã cho chúng tôi thêm sức mạnh!

Bài 5:

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.

Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:

– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!

Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:

– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:

– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

– Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:

– Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng nghịu trả lời:

Chị… ai… (Chị Mai)

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.

Mẹ nói;

– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!

Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.

Hội Pháp Sư
26 tháng 10 2016 lúc 11:29

Bài 6:

Trong lớp, tôi có tiếng là người biết bố trí công việc hợp lí. Tôi luôn sắp xếp công việc của mình trong ngày hôm đó rồi thực hiện theo kế hoạch. Một ngày hoạt động của tôi diễn ra rất đều đặn, ít khi tôi bị ùn công việc lại đến ngày hôm sau.

Hôm qua cô giáo giao bài tập về nhà rất nhiều, hầu hết các bạn trong lớp đều không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Đối với tôi thì đó là chuyện nhỏ, tôi không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn làm được nhiều việc hữu ích khác. Bạn Hoàng chạy đến bên tôi và hỏi:

- Bạn làm cách nào mà hoàn thành hết được bài tập cô giao thế, tôi thì còn bừa bộn ra đây?

– Vậy ư? Một ngày hoạt động của mình cũng bình thường như mọi người, như hầu hết các bạn trong lớp thôi. Không tin, mình vắt tắt cho mà nghe nhé! Ví dụ hôm qua, thứ năm, ngày làm việc căng nhất trong tuần của chúng ta. Mình đã dậy sớm, từ lúc 5h. Khi trời còn mờ mờ, tiếng đài truyền thanh của xã vừa dứt bản nhạc hiệu là mình đã dứt khoát ra khỏi chăn ấm, hít thở sâu vài hơi rồi làm vệ sinh cá nhân. Chạy thể dục quanh sân gạch đỏ au, rộng như sân bóng đá vài vòng, rồi vào tắm nước lạnh. Có hôm cao hứng phóng ra sông Nhuệ, ùm một cái, bơi sải hai, ba vòng. Phù sa mát thật tận da thịt, sảng khoái vô cùng. Tranh thủ ăn điểm tâm, vừa nghiền ngẫm những bài đã học kĩ tối qua. 6h30 lên xe, đạp tới trường mất khoảng từ 25 tới 30 phút.

Khi vào lớp học, mình đã chuẩn bị kĩ bài nên khi cô giảng mình hiểu bài rất nhanh. Nhưng mình tính hơi rụt rè nên ít khi dám mạnh dạn xung phong. Ngồi dưới, nhiều lúc rất mong thầy cô gọi lên bảng để có dịp thể hiện, để rồi nhiều khi lại tiếc vì cơ hội đã qua mất…

Tan học khoảng 11h30 thì đã đói mềm người, về đến nhà mẹ đã dọn cơm sẵn chờ, tôi chỉ cất cặp, rửa tay chân thay quần áo rồi ăn cơm. Việc rửa bát anh em mình đã phân công rõ ràng: Mỗi bữa một đứa, nhưng mình hay nhờ vả cô em gái đảm đang, lại hay thương anh, nể anh trai “quyền huynh thế phụ”. Đấy là một tật xấu của mình mà không biết đến khi nào mới sửa được triệt để. Nghỉ trưa độ 30 phút, từ 1h tới 5h, 6h mình thường làm các công việc sau đây, tùy ngày: cắt cỏ, chăn bò, nhổ mạ, bổ củi, chở than tổ ong… Nếu không có việc gì thì học bài, làm bài vào buổi chiều. Đá bóng vào các buổi chiều, với mình là hiếm, tháng độ một hai lần vào chiều thứ bảy hay chủ nhật. Này! Cậu thấy thế nào? Vừa dắt bò chầm chậm dọc bờ ruộng mươn mướt cỏ non vừa học thuộc thơ là nhanh vào lắm! Và rất lí thú nữa.

Gần tối mình thường giúp bố mẹ dọn sân thóc, sân ngô, bơm nước, tưới cây, cho gà ăn, đổ rác… Toàn là việc lặt vặt mà mình cũng luôn tay, luôn chân. Cả nhà vừa ăn tối vừa bật chương trình thời sự trên tivi. Ông bà, bố mẹ quây quần vừa uống nước chè, vừa theo dõi, bàn luận râm ran. Mình và cô em gái ngồi vào bàn học, làm bài một mạch đến 9h mới giải lao. Xem phim, nghe nhạc hoặc trò chuyện với bố mẹ một lúc. Học và làm bài tiếp cho đến 11h thì nghỉ hẳn. Ra sân làm vài động tác cho giãn xương cốt, lại đánh răng, rửa mặt và lên giường đánh giấc đến 5h sáng.

Công việc của tôi trong một ngày thường diễn ra như thế đấy, thời gian là vàng bạc nên tôi không lãng phí thời gian vào những việc không mục đích. Trong mọi công việc nếu ta biết sắp xếp hợp lí thì ta sẽ làm chủ được thời gian, làm được mọi việc theo kế hoạch mình đã định sẵn.

Bài 7:

Em là Trần Đức Tiến, học sinh lớp 8A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là cô út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.

 

Hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng cho cả nhà. Tập thể dục xong, em chay bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.

Em bắt tay vào quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các thứ cho gọn gàng, ngăn nắp và nhắc nhở em gái chuẩn bị sách vở. Ăn sáng xong, hai anh em cùng đi học. Ngôi trường khang trang chỉ cách nhà độ chừng cây số.

 

Buổi trưa, khi mẹ nấu cơm thì em cho gà ăn, thay nước cho chúng và lượm những quả trứng hỏng bỏ vào chiếc giỏ nhựa có lót rơm. Đàn gà mấy chục con, mỗi ngày đẻ hơn hai, chục trứng là nguồn thu nhập đáng kể của gia đình em.

Bữa cơm đơn giản chi có ba món là trứng chiên, đậu đũa xào và canh bí xanh nấu tôm khô. Ba mẹ con ăn rất ngon miệng. Mẹ em tranh thủ chợp mắt. Bé Mai cũng “tranh thủ” nằm gọn trong lòng mẹ. Em ra ngoài hiên, nằm đu đưa trên chiếc võng dù màu xanh lá cây của ba rồi cũng thiu thiu ngủ.

Lúc em thức dậy thì mẹ đã đi làm. Nắng chiều chênh chếch qua khung cửa sổ, in những sọc vàng trên nền gạch. Đã đến giờ tự học. Em xem lại bài học buổi sáng và giải mấy bài tập về nhà. Bé Mai cũng chăm chỉ học. Chỉ khi nào gặp chỗ khó Mai mới hỏi em.

Buổi tối, mấy mẹ con quây quần trò chuyện. Mẹ nhắc nhiều về ba. Chúng em cũng mong Tết tới, ba sẽ được nghỉ phép về thăm nhà. Chỉ nghĩ đến thôi đã thấy vui biết mấy!

Sau mục thời sự và mục Những bông hoa nhỏ trên tivi, em và bé Mai lại ngồi vào bàn học. Chuyện đó đã thành nếp. Em cố gắng rèn cho mình những thói quen tốt như biết quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc làm cộ ích cho bản thân và gia đình. Em thấy mình đã lớn.



 


 

Bao Hoang
9 tháng 11 2016 lúc 7:52

còn ko vậy.

 

  
  
  

 

lê nguyễn phương linh
Xem chi tiết

Kể về 1 chuyến thăm quê:

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3 - 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua - toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".

                                                                                     Bài làm

Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.

Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:

-  Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
 
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:
 
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…

 
Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…
 
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.
 
Nhà ông bà nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh…
 
Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi… Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.
 
Ông nội dắt tay em vào nhà. ông cười, chòm râu bạc rung rung:
 
-  Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!
 
Em bẽn lén thưa rằng em đạt được đanh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:
 
-  Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!
 
Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.
 
Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi trên chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa…
 
Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa… Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.
 
Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:
 
-    Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hoa về quê ăn Tết, bố nhé!
 
Bố em bật cười:
 
-    Ý kiến của con hay đấy! Con trai của bố!

Hok tốt!~Kb nha!~

Trên là đề 1:

Đề 2:*Tham khảo nha*

                                                                                         Bài làm 

Sáng thứ năm, lớp chúng em lao động trồng cây ở vườn trường. Em thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị.

Mới hơn sáu giờ, trời đã sáng rõ, em vác cuốc đến trường. Sau khi tập trung đông đủ, cô giáo kiểm tra dụng cụ lao động rồi phân công: tổ một cuốc tơi đất ra, tổ hai đào lỗ trồng cây, tổba tưới nước cho cây.

Chúng em nhận nhiệm vụ rồi bắt đầu làm việc. Các bạn xoay trần, đưa cao cuốc lên rồi bổ phập xuống. Từng mảng đất to được lật lên rồi đánh cho tơi xốp.

Tổ hai đã đào xong từng lỗ vuông vắn, với khoảng cách đều nhau. Bạn Thư, Vân, Tú khệ nệ bê cây con đã được nhà trường dùng mua sẵn đặt nhẹ nhàng xuống hố. Các bạn khỏa đất lại, dùng tre chẻ nhỏ rào chung quanh để cây con khỏi đổ vì trời mưa gió. Các bạn trồng cây thành hàng thẳng tắp. Nào là hồng, huệ đất, có cả bông bụt và hoa sao nhái.

Các bạn lấy thùng tuới nước cho cây. Nước từ vòi hoa sen chảy nhẹ xuống, lá cây rung rinh đón lấy những giọt nước mát rượi.

Công việc đã hoàn thành, cô tập hợp chúng em lại, nhận xét buổi lao động hôm nay. Cô khen, ngợi tinh thần lao động của chúng em.

Buổi lao động thật vui và ý nghĩa. Em mong muốn cho ba tháng qua nhanh để dược xem hoa nở, hoa của chúng em trồng đấy mà!

Hok tốt!~

♥_Nhok_Bướng_Bỉnh_♠
Xem chi tiết
minhduc
29 tháng 10 2017 lúc 6:37

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Nam nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội. Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga. Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội. Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố. Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.

Hoàng Sơn
29 tháng 10 2017 lúc 6:50

Không ai giúp em làm đề thi này đâu vì đây là đề 1 tiết mà , trường bọn anh cũng đã từng có đề này rồi

KAl(SO4)2·12H2O
29 tháng 10 2017 lúc 7:00

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành pồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.

Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.

​Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.

Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian. Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.

Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!

Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!

Star Butterfly
Xem chi tiết
Trương Tôn Kim Ý
3 tháng 10 2017 lúc 11:43

1. Mở  bài:

   - Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

   - Trường xây được 15 năm.

   2. Thân bài:

   Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

   a) Tả bao quát về ngôi trường

   - Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

   - Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

   b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

   - Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

   - Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

   - Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

   c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

   3) Kết luận

   Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp. 



 

OoO_TNT_OoO
3 tháng 10 2017 lúc 11:31

Tả quang cảnh lúc đó
- tả ngôi trường ( 1 vài nét nổi bật thôi)
- các bạn cùng tuổi xung quanh hồi hộp , náo nức
- tâm trang của bạn 
- tả lòng bồi hồi của bạn khi bước vào trường 
- cảm nghĩ về ngôi trường

Trương Tôn Kim Ý
3 tháng 10 2017 lúc 11:42

1 1. mở baì: giố thiệu sơ lược về lớp họ=> Nêu bật ý:Hàng ngày, đó là nơi mỗi người học sinh gắn bó cùng, học tập, nghiên cứu và làm việc... 
thân bài: 
_Lớp học là j? Đặc điểm chung của lớp học: bao gồm đặc điem về hình dạng, tổ chức, cách sắp xếp, gômnhững phần gì ( bục giảng, than lớp học, giá sách, giá giáo cụ...)... Đặc điểm về phong cách: Quy củ, tính chất nghiêm trang, phù hợp với lứa tuổi học sinh... 
+Vai trò của lớp học: là nơi mỗi ngày người học sinh cắp sách tới học tập, nghiên cứu tri thức, chuẩn bị một hành trang cvững vàng cho tương lai, đó còn là nơi bạn bè gần gũi, giúp đỡ nhau học tập, Là gia đình thứ 2 của mỗi người... 
+Yêu cầu của một lớp học: Có đầy đủ giáo cụ, phương tiên học tập, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về ánh sáng, không gian,độ yên tĩnh... => từ đó suy ra tác dụng của một lớp học tôt: tạo hứng thú học tập, rèn luyện, đáp ứng mọi nhu cầu nghiên cứu, nâng cao chất lượng học tập... 
=> 1 lớp học ko đạt có tác hại như thế nào. 
+ Vai trò cuamỗi người học sinh trong lớp học: LÀ người trực tiếp sử dụng, bảo vệ, sắp xếp, giữ gìn nó=>> ý thức cần có của một người học sinh, Cách giữ gìn tài sản chung, xây dựng một văn minh học đường...=>> tình cảm,suy nghĩ và ý thức của chính bản thân mình trong việc tổ chức và giữ gìn một lớp học, 
Kết bài: tóm lược lại: vao trò của lớp học, từ đó nêu lên nhận thức, tình camyểu thương của bạn với lớp học, ví dụ "lớp học như ngôi nhà thứ 2 của mỗi chúng ta, hàng ngày đến lớp, có thầy cô, bạn bè thân thương, duới lớp học ấy, thầy cô cho ta bao tri thưc, dây ta học thành người... Chính vì vây ta cần ý thức đctrách nhiệm của mình với ngôi nhà thứ 2 ấy......" => lời nhắc nhở về ý thức của người học sinh: phấn đấu học tốt hơn và giữ gìn, xây dựng 1 lớp học văn minh, sạch đẹp...

Nakamori Aoko
Xem chi tiết
Y-S Love SSBĐ
10 tháng 10 2018 lúc 9:56

Mỗi người đều có một gia đình nhỏ của mình. Em cũng vậy, em sống trong một gia đình gồm bố mẹ, em và Thảo- em gái của em. Ở bên gia đình là điều giản dị và cũng là niềm vui lớn nhất đối với em.

Gia đình em sống ở một khu đô thị nhỏ, mọi người sống ở đây đều rất thân thiện và dễ mến. Họ rất hay khen gia đình em là một gia đình hạnh phúc và gương mẫu nhất khu. Bố em làm công chức nhà nước, một kế toán nhỏ. Mẹ em làm nhân viên văn phòng luật, còn em và bé Thảo đang đi học. Nhà em tuy không khá giả nhưng luôn luôn sống vui vẻ và đầm ấm. Mẹ tuy bận công việc, nhưng mỗi lần mẹ đi làm về, mẹ đều chăm lo cho em và bé Thảo. Thường thường mẹ sẽ chuẩn bị bữa tối, nấu những món bố con em thích ăn như canh cá, thịt rán, đỗ xào,... Mỗi lần em và bé Thảo tắm xong , mùi thức ăn thơm lừng tỏa từ phòng ăn thôi thúc chúng em chạy một mạch đến bên bàn. Đó cũng là lúc bố em về, tiếng cửa vang lên, bé Thảo sẽ chạy ra chờ sẵn và cất áo cho bố và rồi cả nhà quây quần bên bữa cơm tối ngon lành mà mẹ chuẩn bị. Hạnh phúc, đơn giản chỉ có vậy, chỉ cần được sum họp bên gia đình, thưởng thức những món ăn mẹ nấu, kể những câu chuyện ở trường với bố, khoe bố mẹ thành tích học tập của một ngày tới trường.

Nhà em tuy bố mẹ đều bận , em và bé Thảo đều phải đi học rất nhiều nhưng cứ đến cuối tuần, nhà em lại có những buổi đi chơi công viên hoặc đi dã ngoại. Chủ nhật hôm nay, nhà em chuẩn bị cho chuyến đi dã ngoại. Vẫn như mọi khi, mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn cả nhà thích và hoa quả tráng miệng từ sáng sớm, em phụ mẹ bê rỏ đồ, bé thảo cùng bố xách những quả táo đỏ mọng. Cả nhà em tung tăng trên con đường đá dẫn đến một bãi cỏ xanh tươi trong công viên gần nhà em. Bãi có ấy rất nhiều gia đình đến đây như gia đình em. Ở đây không khí rất trong lành, bãi cỏ ngay cạnh bờ hồ. Ngồi trên bãi cỏ thư thái, em có thể ngắm những người đang câu cá bên bờ hồ, họ ngồi yên tĩnh, trầm tư chờ những con cá mắc mồi, có người đang cuốn những con giun béo vào móc câu, làm động tác thành thạo hất cần dây câu xuống nước. Gia đình em trải một chiếc khăn caro đỏ quen thuộc, em và bé Thảo xếp những đồ ăn mẹ chuẩn bị, từ đĩa kimpab, thịt hun khói, salat, bánh mì và mứt, bố ngồi gọt những quả táo không quên nở nụ cười trên môi. Gia đình em cứ thế nói cười vui vẻ, em kể cho mẹ nghe về người bạn thân trong lớp, Thảo khoe mẹ những bức tranh vẽ cảnh gia đình được cô giáo cho 10 điểm, em gái em cùng bố chơi trò đu quay vòng vòng trông nó cười khanh khách. Rồi bố ngồi xuống bên em, hỏi em về việc học, động viên em phải cố gắng để đạt được điểm cao và mai sau, trở thành một cô gái giỏi giang và mạnh mẽ. Giống như mẹ vậy, một người phụ nữ luôn chủ động trong công việc, hiền dịu bên bố và luôn hết mực chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Mẹ đối với em là một hình mẫu lí tưởng trong tương lai. Mẹ cũng từng nói với em rằng em không cần phải quá nhiều của cải vật chất, chỉ cần mỗi ngày ta được sống hạnh phúc và vui vẻ bên những người thân yêu thôi, như vậy là đủ.

Em rất vui và cảm thấy may mắn vì thượng đế đã ban cho em một gia đình nhỏ và ấm áp đến vậy. Em mong cả nhà em sẽ mãi mãi hạnh phúc như thế.

Hk tốt

Trương Lan Anh
10 tháng 10 2018 lúc 10:06

Tôi rất yêu và tự hào về gia đình mình.

Gia đình nhỏ của tôi lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười của bố, giọng nói ấm áp của mẹ và sự hiếu động của em trai. Bố tôi vốn là bộ đội chiến đấu ngoài chiến trường, đến nay vẫn công tác trong ngành quân đội. Có lẽ vì trải qua những năm tháng đấu tranh và rèn luyện, bố tôi trở nên cương trực và nghiêm khắc hơn nhưng cũng rất vui tính, dí dỏm. Nhìn bề ngoài, bố là người cứng rắn nhưng bên trọng lại sống rất tình cảm. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Bố không chỉ là điểm tựa tinh thần cho mẹ mà còn là tất cả với chị em tôi. Khác với bố, mẹ là người phụ nữ yếu mềm, dịu dàng và đảm đang. Như những người phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay vẫn thế, mẹ chịu khó, hi sinh mà không một lời than vãn. Mẹ luôn coi chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc. Với chúng tôi, mẹ vừa là người bạn vừa là người thầy vĩ đại nhất. Bố mẹ là thần tượng trong trái tim tôi. Vui nhộn, hiếu động nhất nhà không ai khác là cậu em trai sáu tuổi. Năm nay, nó sẽ vào lớp một. Nhìn cậu hào hứng chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới, tôi như gặp lại chính mình của năm năm về trước, cũng hồn nhiên trong sáng như thế. Tuy hiếụ động nhưng em ngoan và rất thông minh. Hai chị em tôi có thể chơi với nhau suốt ngày không chán. Nếu một ngày mà thiếu vắng tiếng nói tiếng cười của em, gia đình tôi dường như trống trải, nhất là tôi sẽ nhớ em vô cùng...

Gia đình nhỏ của tôi thật hạnh phúc. Cũng sẽ có lúc khó khăn hay gặp phong ba giông tố nhưng gia đình tôi vẫn sẽ mãi kiên cường vì trong mọi người đều có một trái tim yêu thương, tin tưởng.

hok tốt 

# Puka #

Aquarius
10 tháng 10 2018 lúc 10:44

đầu tiên bn sẽ giới thiệu về mik :

Tôi tên... học sinh lớp .... Trường ....gia đình có mấy người

Gia đình mình sống trong một căn hộ nhỏ ở chung cư. Ngôi nhà của mình nhỏ và luôn ngăn nắp gọn gàng nhờ bàn tay của mẹ. Mẹ mình năm nay 37 tuổi, công việc của mẹ là cô giáo. Hàng ngày, mẹ đến trường dạy học. Mẹ lúc nào cũng phải lo toan cho cả gia đình mình. Mẹ bận rộn đi chợ, nấu cơm và buổi tối mẹ soạn bài đến rất khuya. Mình luôn cố gắng dọn dẹp nhà cửa để giúp mẹ đỡ vất vả. Bố mình là một kĩ sư tin học, thường xuyên phải đi công tác xa. Công việc của bố là chế tạo ra những phần mềm hữu ích cho cuộc sống. Nhà mình còn có một em gái, em ấy năm nay 1 tuổi, đang tập nói và rất đáng yêu.

Mình thích nhất là bữa ăn tối khi cả nhà có thể quây quần đông đủ và mâm cơm luôn đầy ắp tiếng cười. Trong bữa ăn,bố mẹ sẽ thường hỏi thăm hai anh em về những điều đã học được khi ở trường, những niềm vui trong một ngày đến lớp. Bố mẹ luôn dặn dò hai anh em cần cố gắng học tập tốt hơn, phần thưởng cho cuối năm học sẽ là một chuyến đi du lịch xa về vùng biển Đà Nẵng xinh đẹp.

Vào những dịp cuối tuần, cả gia đình thường cùng nhau dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa hoặc có thể về quê thăm ông bà. Đôi khi, bố cho hai anh em mình đi nhà sách, những khu vui chơi để thư giãn sau một tuần học tập căng thẳng. 

Gia đình luôn là nơi mình cảm thấy ấm áp và tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc của mọi người dành cho nhau. Dù đi đâu xa, mình vẫn luôn nhớ về mái ấm có cha mẹ và cô em gái nhỏ. Đó cũng là động lực để mình phấn đấu học tập ngày càng tốt hơn.

Nhóm Bạn Thân Thiết
Xem chi tiết
Nhóm Bạn Thân Thiết
16 tháng 11 2017 lúc 22:08

ko sao chép nha nhất là bài đi Đà Lạt của Trần Loan

Niệm An
Xem chi tiết
Nguyen Viet Hung
19 tháng 10 2018 lúc 9:33

lập dàn ý cho bài kể lại kỉ niệm vui hoặc buồn đó

nguyễn trúc linh
Xem chi tiết
Phạm Khiết Băng
6 tháng 10 2018 lúc 19:14

Kể về gia đình:

Xin chào các bạn , hôm nay mình sẽ giới thiệu về gia đình tôi.Gia đình mình gồm 4 thành viên:Bố , Mẹ, chị tôi và tôi.

Bố mình là bác sĩ,mẹ tôi là một bà nội trợ đảm đang,chị tôi đang học đại học,tôi là học sinh của trường<...>,học lớp 6a.x

Sau một  ngày mệt mỏi,cả nhà tôi lại quây quần bên  nhau,ăn một bữa cơm.Một bữa cơm tràn ngập tiếng cười nói vui vẻ của tất cà thành viên trong gia đình.

Tuy đó chỉ là những điều nhỏ nhặt thôi nhưng tôi cảm thấy chúng rất đáng quý,có cảm giác muốn bảo vệ hạnh phúc bình yên này mãi mãi.

Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!

Muốn nói được bài này quan trọng nhất là phải có sự tự tin em à,chị mong bài viết của chị sẽ giúp ích cho em phần nào.Cố lên!

Lê Quỳnh Nhi
10 tháng 10 2018 lúc 21:23

giống mình nè.Cần chả có

Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
14 tháng 11 2018 lúc 18:41

                                                                                                Bài làm

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A9 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.

Chúc bạn học tốt!!!