Những điều đặc biệt ở Xa-ha-ra được miêu tả thế nào?
Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
+ Trang phục: mặc bộ lễ phục
+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.
+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”
=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
- Trong buổi biểu diễn ca Huế có những ai và được bày trí như thế nào?
- Nhận xét cách miêu tả có gì đặc biệt?
Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ được bộc lộ trực tiếp qua những câu thơ nào? Không gian được miêu tả trong những câu thơ đó có gì đặc biệt? Người chinh phụ mượn không gian đó gợi tả điều gì?
Nhân vật thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” đã được miêu tả như thế nào? Nhân vật Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Nhân vật thầy giáo Hamen trong “Buổi học cuối cùng”:
- Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".
Nhận xét: Cuối cùng, Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc, vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Chọn làm một trong hai bài tập sau:
a) Đọc lại bài Bà tôi của Mac-xim Go-rơ-ki vừa học ở tuần trước và trả lời các câu hỏi:
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
- Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
b) Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
a)
- Đoạn 1: tả mái tóc của người bà, gồm 3 câu:
+ Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.
+ Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.
+ Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.
Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
- Đoạn 2: tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà, gồm 4 câu:
+ Câu 1: tả đặc điểm chung.
+ Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.
+ Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.
+ Câu 4: tả khuôn mặt của bà.
Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, làm hiện rõ ngoại hình và cả tính cách của bà: dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,...
b) – Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm về ngoại hình của Thắng gồm: chiều cao, nước da, thân hình, cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay, cặp đùi, cặp mắt, miệng, trán.
- Những đặc điểm ngoại hình của Thắng thể hiện qua các chi tiết mà tác giả đã miêu tả, đã nói lên Thắng là: "Trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ".
Tui đố ai làm đc thì tui tick cho:
- Trong buổi biểu diễn ca Huế có những ai và được bày trí như thế nào?
- Nhận xét cách miêu tả có gì đặc biệt?
Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.
Câu thứ nhất của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
- Câu thứ nhất tả vẻ đẹp của mặt trời chiếu trên đỉnh núi Hương Lô: dưới những tia nắng của mặt trời và làn hơi nước phản quang. Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa ra như sương khói, mặt trời phản quang ánh sáng sinh ra những khói tía huyền ảo. Nhìn từ xa, đỉnh Hương Lô giông như một lư hương khổng lồ. Với động từ “sinh”, ánh sáng đó xuất hiện giống như chủ thể làm cho sự vật như được sinh sôi và trở nên sống động.
- Câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo, tôn lên vẻ đẹp hoành tráng của thác nước.
1) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? những chi tiết này có đặc điểm chung nào?
3) Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
1)
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.
- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.
2)
Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:
- Không gian: Đèo Ngang
- Thời gian: bóng xế tà.
- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.
- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
3)
Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.
Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:
+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa
+ Cây thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn
+ Cát lại vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
- Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn
- Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài
Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý là:
-Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
-Cây thêm xanh mượt;
-Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
-Cát lại vàng giòn hơn;
-Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
=> Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô để lúc bước vào tác phẩm, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.