Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quoc Tran Anh Le
Nhận xét về tác dụng của việc dùng điển cố trong đoạn văn sau: Thiếp là cung nhân đời Trần Duệ Tông, không bị chìm đắm ở bến Đố Phụ và cũng không bị nước cuốn ở Tiêm Đài, chỉ là hồng nhan bạc phận, chiếc bóng một mình, phiêu lưu trong tay yêu quái. Từ khi về nơi thủy quốc, ở lẫn với loài hôi tanh, xấu hổ làm vợ họ Trương, bị lụy làm tù nước Sở, ngậm sầu như biển, coi ngày bằng năm, giận thân không thể hóa ra hồn tinh vệ, chỉ đau lòng mà thốt ra phú Li tao. May sao ngày nay gặp đức Thánh hoàng, d...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 4 2017 lúc 16:18

Phần cuối là sự sáng tạo của tác giả

    + Vũ Nương trở thành tiên nữ dưới thủy cung, đây là sự sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ.

    + Yếu tố kì ảo tạo ra màu sắc lung linh, nhưng cái ảo không tách rời hiện thực.

    + Cái kết có hậu chính là sự sáng tạo kết thúc có hậu, hoàn trả những điều xứng với giá trị, phẩm chất của Vũ Nương, qua đó thể hiện sự công bẳng, nỗi oan của nhân vật có cơ hội được hóa giải.

    + Cái kết có hậu cho nhân vật tiết hạnh được xây dựng bằng các chi tiết kì ảo để an ủi linh hồn của Vũ Nương, điều này phần nào khỏa lấp sự mất mát.

    + Nguyễn Dữ đồng thời cũng khiến cho bi kịch được đề cập tới trở nên sâu sắc và ám ảnh hơn: con người bị chia cắt vĩnh viễn với cuộc sống trần thế.

Nguyễn Thuý Hiền
Xem chi tiết
Cậu Nhóc Giang Hồ
15 tháng 10 2021 lúc 20:46

1. ngôi kể thứ 3 

2. Trương Sinh lập đền Giải oan cho Vũ Nuương , Vũ Nương nói những lời  từ biệt Trương Sinh

3.''Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng ,sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng ,rực rỡ đầy sông,lúc ẩn , lúc hiện"

Khách vãng lai đã xóa
dương dương
Xem chi tiết
♥Ngọc
27 tháng 4 2019 lúc 19:25

Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực

#Hk_tốt

#kEn'Z

Phạm Thị Thùy Linh
27 tháng 4 2019 lúc 19:35

Chỉ có câu rút gọn thôi nhé

Nhưng đó là ở thời chiến tranh

Câu này chỉ còn trạng ngữ

Hok tốt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 3 2017 lúc 11:06

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành

Đào Mai
Xem chi tiết
Trần Quang Huy
24 tháng 10 2021 lúc 9:42

sao bạn hỏi dài thế, mỗi lúc một câu thui

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn ngọc phương khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:10

Câu 1: Tác dụng:

- Tạo nhịp điệu cho đoạn văn

- Những biểu hiện, minh chứng cho luận điểm "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu 2:

- Em có đồng tình. 

- Vì: 

+ Luận điểm là "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

+ Các câu sau là luận cứ đã minh chứng, làm sáng tỏ luận điểm trên

Câu 3:

Từ văn bản trên, em thấy tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tinh thần ấy được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ thời xa xưa đến hiện tại. Nhân dân ta đã và đang nỗ lực hết sức mình để sao không hổ thẹn với tổ tiên ta ngày trước bằng việc thực hiện như lời căn dặn của Hồ Chủ tịch. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Nhà nước, Việt Nam đã đẩy lùi được bệnh dịch covid hết sức nguy hiểm nhưng chung sta vẫn không được chủ quan. Thật vậy. chúng ta - những công dân Việt Nam luôn trau dồi, rèn luyện cho mình một tinh thần yêu nước nồng nàn và luôn khắc ghi nó trong tim mình.

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Thị Phương Hằng
21 tháng 4 2020 lúc 11:09

Câu 1:

Những câu văn nêu luận điểm là:- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng vs tổ tiên ta ngày trước (ở đầu đoạn văn)

=> Nêu trực tiếp vấn đề (luận điểm) cần chứng minh trong đoạn văn nhằm góp phần làm cho bố cục của đoạn văn thêm phần mạch lạc, dễ hiểu

- Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (ở cuối đoạn văn)

=> Tóm gọn lại những lập luận trong 1 câu văn cuối nhằm mục đích "hợp" lại các lập luận trong ý chính giúp người đọc nắm được vấn đề 1 cách ngắn gọn, xúc tích và cô đọng nhất

Câu 2: (Cái này mk gộp cả dẫn chứng và cách nêu nha)

+Theo trình tự thời gian: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại, "Lịch sử ta đã có ... Lê Lợi, Quang Trung"

+Theo lứa tuổi: "Tù cụ già .. nhi đồng trẻ thơ"

+Theo không gian: Trong nước và ngoài nước "Từ những kiều bào...yêu nc, ghét giặc"

+Về con người: Từ những nam nữ công dân, bộ đội, phụ nữ...

+Việc lm cụ thể: Chịu đói, nhịn ăn, vận tải, sản xuất,...

=>Từ những lời văn có sức diễn đạt mạnh về lí lẽ, làm cho các luận điểm thêm xác đáng vs những lập luận chặt chẽ, đanh thép, sắc bén và thủ pháp liệt kê càng tiếp thêm sức mạnh, khích lệ, động viên tinh thần yêu nước của mọi người qua đó cho thấy lòng yêu nước của người dân Việt Nam ta vốn đã đc hình thành từ trong trứng nước và mãi cho đến lúc già, lòng yêu nước ấy vẫn còn sáng, nguyện giữ mãi 1 chữ "Tín" vs lá cờ máu đỏ da vàng 

Khách vãng lai đã xóa
le hong thuy
Xem chi tiết
 Ngọc
13 tháng 4 2019 lúc 13:11

Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.

Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông  muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình. 

Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. 

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”. 

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài! 

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà. 

Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.

Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.

Linh Linh
13 tháng 4 2019 lúc 14:05

-Dưới ngòi bút đầy sắc sảo của tác giả, tên quan phụ mẫu hiện ra là một tên quan "lòng lang dạ thú", vô cùng tàn nhẫn, không một chút tính người. Chúng coi dân như cỏ rác. Là quan lớn, đáng lẽ hắn phải lo cho dân chúng, chỉ đạo việc đê điều, giúp dân vượt qua thiên tai thì hắn lại ung dung hưởng lạc thú. Hắn sống sung sướng trên nỗi đau của người dân. Cuộc sống của nhân dân bị đè nặng bởi thiên tai là bởi lũ quan lại thối nát, bẩn thỉu. Họ luôn luôn phải sống trong cảnh đau khổ triền miên.

-Đoạn kết là cảnh trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không còn chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước". Đúng là một cảnh hãi hùng, đau xót giữa đêm khuya.

-Ngòi bút miêu tả đặc sắc của tác giả đã khắc họa nên một bức tranh sống động cảnh lầm than, tang tóc của người dân trong cơn đại hồng thủy lúc nửa đêm. Qua đó, tác giả cũng đã vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của bọn quan lại, lũ sâu dân mọt nước sống hưởng lạc trên sự đau khổ của nhân dân.

Linh Linh
13 tháng 4 2019 lúc 14:05

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả: Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam.

- Giới thiệu về tác phẩm, giới thiệu về nhân vật quan phụ mẫu

- Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu

Thân bài:
- Tình huống xuất hiện: Khi mưa ngày càng lớn, nước dâng ngày càng cao, nguy cơ đê vỡ. Nhân dân đang vất vả hộ đê. Trong tình cảnh nguy cấp đó, nhân dân cần có quan đôn đốc giữ đê, cùng nhân dân hộ đê để thấy trách nhiệm của quan nhưng trong tình huống ấy, quan say sưa chơi bài.



* Khi đê sắp vỡ:
- Nhân dân đang đối mặt với nguy cơ đê vỡ, mất hết tài sản - quan đang vững chãi trong đình, hưởng thụ cảnh sang trọng, giàu có, phú quý, sa hoa, hưởng thụ cuộc sống thần tiên.
- Trong khi nhân dân đang nhốn nháo, thảm hại đối mặt với nguy cơ đê vỡ , mất hết tài sản - quan đang vững chãi trong đình , hưởng thụ cảnh sang trọng , giàu có , phú quý , xa hoa , hưởng thụ cuộc sống thân tiên .

- Trong khi nhân dân đang nhốn nháo , thảm hại đối địch sức người với sức trời - quan uy nghi , oai vệ , nghiêm trang như thần như thánh , mọi người sợ hãi , phục dịch .

- Ko khí trên đê náo loạn , căng thẳng - ko khí nơi quan ngự ung dung , vui vẻ lạ thường .

Nghệ thuật tương phản  Dù nhân dân đang trong cảnh thiên tai , quan vẫn hưởng thụ cuộc sống xa hoa vương giả .

* Quan coi thường việc đê lở , người chết - ung dung ngời đánh bài

Quan ung dung , say sưa chơi ván bài dở - mặc kệ đê lở , ruộng ngập , nhân dân sắp trong cảnh nghìn sâu muôn thảm

Nghệ thuật tương phản tăng cấp . Lối văn biến ngẫu

 Kẻ vô trách nhiệm , vô lương tâm , ko quan tâm thương xót cho đồng bào , nhân dân trong con nguy khốn

* Quan ù

- Tiếng kêu vang trời lở đất - Mọi người hốt hoảng , riêng quan ung dung , điềm nhiên hưởng lạc

 Mức độ đam mê bài bạc và sự vô trách nhiệm đang tới đỉnh điểm

- Người nhà quê thông báo đê sắp vỡ ( tìm đến quan cầu cứu ) - quan đỏ mặt tía tai quát mắng : .... cổ , bỏ tù ....

 Mức độ vô trách nhiệm tăng cao . Tức giận vì quan ko hộ đc đê , khiến đê vỡ , lại làm gián đoạn ván bài của quan

- Đê vỡ , dân lâm vào tình cảnh thảm sầu - quan ù to sung sướng hả hê

 Thỏa mãn , sung sướng niềm vui thắng bài . Niềm vui đc đánh đổi bằng nhân mạng và của cải của nhân dân

 Kẻ đọc ác , phi nhân tính , kẻ lòng lang dạ thú

- Nghệ thuật tương phản tăng cấp

 Phê phán thái độ vô trách nhiệm , vô lương tâm của viên quan phụ mẫu . Từ đó tác giả lên án , phê phán sự thối nát của chế độ thực dân phong kiến

Kết bài :

- Khẳng định lại sự đúng đắn, sắc sảo của nhận xét

- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật quan phụ mẫu

hai anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 11 2019 lúc 14:39

Những tác phẩm nói lên thân phận bất hạnh, khổ cực của người phụ nữ trong xã hội xưa.

    - Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.

    - Truyện Kiều - Nguyễn Du.

    - Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính (truyện dân gian).

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 5 2017 lúc 8:54

Chi tiết kì ảo trong truyện:

Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng rồi sau đó biến mất.

    - Chi tiết này nhấn mạnh nỗi oan khiên mà Vũ Nương cũng như tư tưởng của nhà văn Nguyễn Dữ.

    - Vũ Nương hiện về chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người phận bạc, bởi hạnh phúc lứa đôi đã tan vỡ.

    - Chi tiết này thể hiện khát vọng về công bằng, hạnh phúc của dân gian, người trong sạch cuối cùng được minh oan.

    - Nhưng chi tiết này vẫn gợi lên nỗi đau xót, nỗi ám ảnh với người đọc khi Vũ Nương vẫn nặng tình dương thế.