Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2018 lúc 10:26

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

Bình luận (0)
Nguyễn Thuy Lan
Xem chi tiết
Thư Hoàng
26 tháng 9 2018 lúc 20:06

Dàn bài về tả người bà yêu quý trong gia đình em.

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

   Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

   Thân bài:

   a) Tả hình dáng:

    - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

   (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

    - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

    - Dáng người nhỏ nhắn.

       + Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

       + Đôi mắt bà còn rất sáng.

       + Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

       + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

   b)Tả tính tình:

    - Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

    - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

   (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng li từng tí, dạy chúng em những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

   Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

   Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Thảo
26 tháng 9 2018 lúc 20:06

Bạn ko nói rõ yêu cầu của bài là gì thì sao mình lập dàn ý được

Bình luận (0)
Thân Vũ Khánh Toàn
26 tháng 9 2018 lúc 20:08

VD :Dàn ý Kể về một lần em mắc lỗi mẫu 1

Mở bài:

- Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

- Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

- Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
dangdinhhan123
Xem chi tiết
phạm ngọc anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
17 tháng 9 2018 lúc 14:49

lên GOOGLE mà tìm đi bn

Bình luận (0)
Ashshin HTN
17 tháng 9 2018 lúc 14:51

làm bừa thui,ai trên 11 điểm tích mình mình tích lại

Số số hạng là : 

Có số cặp là :

50 : 2 = 25 ( cặp )

Mỗi cặp có giá trị là :

99 - 97 = 2 

Tổng dãy trên là :

25 x 2 = 50

Đáp số : 50

Bình luận (0)
休 宁 凯
17 tháng 9 2018 lúc 15:56

Văn bản:Thánh Gióng:

    Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua... ”

-   Kể chuyện bằng các ý:

+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.

+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.

+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắtđược đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.

+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.

+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.

+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.

-  Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

d)  Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

đ) Cách làm bài văn tự sự:

-  Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

-   Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

-   Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết

Viết bài theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 9 2017 lúc 10:15

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Bình luận (0)
Vũ Phương Thảo
Xem chi tiết
Yune Thảo Vy
14 tháng 9 2017 lúc 21:48

Thủy sống ko đk tốt, mẹ thủy rất buồn, chẳng biết làm ntn. Bà thủy đưa ra những lời khuyên cho mẹ thủy nên trở về vs ba nó để thủy đk ik hk lại, đk có ba, có anh. Mẹ thủy nghĩ lại thấy cx vì hôm đó nổi giận quá, ko nghĩ đến cuộc sống của thủy sẽ ra sao. Cuối cùng mẹ và thủy trở về vs thành và bố thủy.

Mk tóm tắttheo suy nghĩ  của mk thôi nha, ko theo mẫu đâu hết ^-^

Bình luận (0)
Four Eye(Hội Con 🐄)
18 tháng 7 2019 lúc 10:21

trên đường về quê, Thủy, mẹ Thủy và ông tài xế bị xe tông ch*t. Ôi thật đau  lòng .huhu

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Châu
18 tháng 7 2019 lúc 10:48

Nghiêm túc chứ?

Bình luận (0)
ngô ngọc linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 9 2016 lúc 17:02

 

Tham khảo nhé bạn tốt

Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.

Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.

Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.

ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.

Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: “Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nauy mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói:

- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ.

Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.

Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa “đồng bào” trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.


 

Bình luận (1)
Makishe
19 tháng 9 2016 lúc 15:56

cái này mk cx đang rất cần 

 

Bình luận (0)
Tạ Thu Huyền
Xem chi tiết
Kaito Kid
4 tháng 3 2019 lúc 20:32

Khó thế

Bình luận (0)
Tạ Thu Huyền
4 tháng 3 2019 lúc 20:35

Vậy mới nói.Tớ bí lắm rồi nên mới đưa lên đây

Bình luận (0)

Từ ngàn đời xưa, phụ nữ luôn hiện diện với vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển toàn vẹn của xã hội cũng như con người. Trong xây dựng, phát triển đời sống cũng như lao động, đấu tranh chống lại thế lực sai trái cũng như bảo vệ đất nước. Sự quan trọng ấy được khẳng định qua năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của người phụ nữ qua các thời kì. Từ xưa, ông cha ta đã đúc rút ra bốn chữ nói lên người phụ nữ Việt Nam ta”công, dung, ngôn, hạnh”.

Trải qua tiến trình lịch sử và sự phát triển chung của thế giới và các nước châu Á, chuẩn mực đạo đức cũng như quan niệm về cái đẹp nói chung  và vẻ đẹp của người phụ nữ nói riêng cũng thay đổi theo từng thời kì, từng thế hệ. Chuẩn mực phụ nữ ngày nay có chút biến đổi để thích nghi hơn với thực tiễn, phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội cũng như xu thế hội nhập với toàn thế giới, với nhịp sống hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự phát triển và chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam luôn gắn với cái chất cũ, được thể hiện rõ ở tính kế thừa: chung thủy, độ lượng, đảm đang, ăn nói kín kẽ. Thời xưa, phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến là đề tài được nhiều nhà thơ, nhà văn chọn làm đề tài sáng tác. Qua những tác phẩm ấy, người phụ nữ hiện lên với hình ảnh xinh đẹp, cùng với đó là nhân cách cao đẹp, vậy mà số phận luôn bị phụ thuộc vào người khác. Sự ràng buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực khiến cho cuộc đời của họ đầy rẫy những chông gai và sóng gió. Xã hội phong kiến luôn bất công và bất công nhất là người phụ nữ, xã hội mà con người luôn trở thành nô lệ của đồng tiền, điều đó khiến cho phụ nữ vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, chăm con. Dù cho có khổ vậy nhưng họ lại coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng.  Nhưng chúng ta lại thấy, dù người phụ nữ ấy có khó khăn đến đâu khổ sở cỡ nào họ vẫn luôn sáng lên nhân cách cao thượng, sự hi sinh, tình yêu thương, niềm lạc quan, niềm tin vào ánh sáng tươi mới cuộc sống. Mặc dù người phụ nữ khép nép là vậy, yếu đuối trước sự ràng buộc là vậy, nhưng “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.  

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người phụ nữ đã xuất hiện và chiến đấu anh dũng hi sinh như: Mạc Thị Buởi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Chiên,  Nguyễn Thị Hằng, Võ Thị Thắng, Trần Thị Lý, chị Út Tịch, mẹ Suốt, bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, v.v. Họ đều quyết tâm đánh giặc đến cùng, nhất quyết không cho giặc ngoại xâm cướp nhà, cướp của… Ở bất kỳ lĩnh vực nào, giai đoạn lịch sử nào chúng  ta đều bắt gặp tên tuổi của người phụ nữ nổi tiếng, vẻ vang dân tộc. Cả thế giới họ đều tôn vinh phụ nữ.. Vẻ đẹp ấy luôn biểu hiện qua lý tưởng và lẽ sống, trí tuệ và tâm hồn. Có thể nói cách khác, đó là vẻ đẹp  hài hòa giữa hình thức và nội dung. Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến thậm chí là những kỳ thị, nhưng xét toàn diện cả về số lượng và chất lượng, những đóng góp gìn giữ và đã phát huy được tốt vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực. Từ đảm đương vai trò đối nội"trong gia đình, phụ nữ ngày nay còn trọng trách đối ngoại, đây không chỉ là sự nghiệp dành cho nam giới. Họ khẳng định giá trị, khả năng sự nghiệp và tính vươn lên. Khát vọng không chỉ đơn giản như thoát khỏi vòng khuôn khổ gia đình, mà hơn thế nữa họ khẳng định vị thế của mình như  những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức trong bộ máy chính phủ.
Nói tóm lại, dù ở thời nào đi chăng nữa, phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc. Bên cạnh việc giữ gìn phẩm chất truyền thống từ ngàn đời xưa, người phụ nữ ngày nay luôn phải phấn đấu trở thành một công dân tốt, biết ước mơ, sống có hoài bão, sống trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.  Đó là những yếu tố rất cơ bản, những yếu tố cội nguồn về phụ nữ Việt Nam.

Bình luận (0)