Lập dàn ý chi tiết cho bài văn phân tích tác phẩm văn học ( truyện)
dàn ý chi tiết cho bài văn phân tích một tác phẩm ( truyện)
Lập dàn ý bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ( HELP MEEEE )
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn dóng vai sơn tinh kể lại truyện cổ tích "sơn tinh, thủy tinh"
Dàn ý: Vào vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Mở Bài
Giới thiệu chung về câu chuyện qua lời kể của Sơn Tinh
2. Thân Bài
- Kể về sự việc vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình
- Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Hai người cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển
+ Vua tổ chức cuộc thi tài nhưng không tìm được ra người chiến thắng
+ Vua ban hành sính lễ cầu hôn, Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước và được rước Mị Nương về
+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục chiến thắng của Sơn Tinh nhưng cũng không thể thay đổi được kết cục.
3. Kết Bài
Nêu cảm nghĩ của nhân vật Sơn Tinh
Lập dàn ý chi tiết để phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ " quê hương " của tế hanh và từ dàn ý hãy làm bài văn nhé mn
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn lập luận giải thích đề : "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
Em tham khảo nhé !
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học
2. Bình luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội
3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập
III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học đúng đắn
Câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.
Lập dàn ý chi tiết đoạn văn tổng phân hợp phân tích nỗi lòng của chủ tướng (trong bài "Hịch tướng sĩ"). Đoạn văn sử dụng câu bị động, câu ghép và câu cảm thán. Gạch chân chỉ rõ (mik cần dàn ý nha)
Nghị luận về hiện tượng học tủ học vẹt của một số học sinh hiện nay.
a. Lập dàn ý chi tiết đoạn văn cho đề bài trên.
b. Chọn 1 nội dung trong dàn ý vừa lập ở câu a để viết thành đoạn văn. Cho biết kiểu đoạn?
a) Bạn tham khảo :
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn
a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?
b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề
d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng
e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập
3. Kết đoạn
Kết luận vấn đề