Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 3 2019 lúc 6:53

Đáp án cần chọn là: D

Điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai so với giai đoạn trước là kết quả đấu tranh. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc liên tiếp giành thắng lợi trên quy mô toàn cầu, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Còn ở các giai đoạn trước, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới hầu hết đều thất bại (trừ khu vực Mĩ Latinh).

Bình luận (0)
Cai Nguyễn Quốc Thịnh
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 11 2021 lúc 7:05

Uhm, cái này là theo cách mình nghĩ thôi nhé!

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau CTTGTH là vì:

- Một số nước tư bản mất đi thuộc đi, đối lập với đó là các nước chịu ách độ hộ đã giành lại độc lập.

- Mất đi thuộc địa tức là mất đi nguồn lợi về kinh tế, tài nguyên và chính trị rất to lớn đối với các nươc tư bản.

- Các nước ách đô hộ sau khi giành đuọc độc lập thì ra sức đẩy mạnh, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục........

<nếu có thiếu thì bạn thông cảm nhé!>

Bình luận (1)
Huế
Xem chi tiết
Bạch Trà
30 tháng 12 2020 lúc 16:33

Châu Phi:

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, p,trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức sôi nổi:

- Bắc Phi là nới phong trào nổ ra sớm nhất, điển hình là cuộc binh biến ở Ai Cập dẫn tới sự thành lập cộng hòa Ai Cập( 18-6-1953)

- Tiếp đó là thắng lợi của nhân dân An-giê-ri năm 1962: đánh bại thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

- năm 1960: 17 nc Châu Phi tuyên bố giành độc lập.

=> Từ đó hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc lần lượt tan rã, các nc châu Phi giành lại đc độc lập và chủ quyền.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 8 2017 lúc 5:33

Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến.

– 1858-1884: Chống xâm lược : Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu...

– 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định : Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng...

– 1884 - 1913 : Khởi nghĩa Yên Thế.

2. Đầu thế kỉ XX đến 1918:

Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản:

+ Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục

+ Phan Châu Trinh : Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân; Đông Kinh nghĩa thục : Lương Văn Can...

Xu hướng vô sản: phong trào công nhân

Phong trào đấu tranh của binh lính người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Hoàn cảnh thế giới :

Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tư tưởng cách mạng vô sản ảnh hưởng vào Việt Nam

4. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam : Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị...

5. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước : Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

6. Lãnh đạo : Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài; nông dân, binh lính, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số,...

7. Hình thức : Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn, cải cách, duy tân, mê tín bùa chú tín ngưỡng,...

8. Kết quả: Thất bại.

Bình luận (0)
Thư Đoàn
Xem chi tiết
Thuy Bui
6 tháng 12 2021 lúc 22:07

Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển

Bình luận (0)
:v .....
7 tháng 12 2021 lúc 21:54

khao khát giải phóng dân tộc của ng dân trg nc

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Lê Tấn Sanh
29 tháng 2 2016 lúc 13:19

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giành độc lập của  nhân dân các nước châu Phi phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan Ai Cập,lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953).

            Nửa sau thập niên 50 có thêm nhiều quốc gia giành độc lập.

            Năm 1960, được gọi là "Năm châu Phi" với 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

             Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Ănggôla, Môdămbích chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của chúng về cơ bản tan rã.

            Từ sau năm 1975, các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã giành độc lập như Dimbabuê và Namibia

            Ở Nam Phi, trải qua cuộc đấu tranh lâu dài bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xoá bỏ chủ nghĩa Apácthai. Sau cuộc bầu cử dân chủ (4-1994), Nenxơn Manđêla trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi.Tới đây, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi cũng như trên toàn thế giới

Bình luận (0)
Tuấn Tú
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
2 tháng 7 2023 lúc 21:32

Đặc điểm của cao trào cách mạng này là giai cấp vô sản non trẻ đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở nhiều nước, họ đã đóng vai trò lãnh đạo các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 4 2019 lúc 8:06

Đáp án C

Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì:

- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xóa bỏ ách thống trị của CNTD cùng hệ thống thuộc địa của nó tồn tại trong nhiều thế kỉ

- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới, họ đã tự ghi tên mình lên bản đồ thế giới. Các quốc gia này ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, khiến cho quan hệ quốc tế trở nên đa dạng

- Góp phần vào quá trình làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 6 2019 lúc 15:08

Đáp án C

Bình luận (0)