Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 10:12

I. Mở bài 

- "Bệnh thành tích" khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh đã có từ lâu. 

- "Bệnh thành tích" gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước. 

II. Thân bài 

- Giải thích thế nào là "bệnh thành tích"? 

+ Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt. 

+ Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán. 

- Nguyên nhân của "bệnh thành tích". 

+ "Bệnh thành tích" bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt... để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân. 

+ Do bản thân háo danh, tư lợi. 

    + Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.

+ Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân. 

- Biểu hiện của "bệnh thành tích". 

+ Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần... nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là "ảo". 

+ Ở từng cá nhân: "Bệnh thành tích" thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân "học giả bẳng giả", "học giả bằng thật", mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch... có rất nhiều trong xã hội ngày nay. 

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bệnh thành tích lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi... hay việc thực hiện chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng). 

+ Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty... làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm Nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi; thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng huân chương... 

+ Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị "rút ruột", gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân. (Dẫn chứng). 

- Tác hại của "bệnh thành tích". 

+ "Bệnh thành tích" dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn... 

+ "Bệnh thành tích" ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội. 

- Những biệp pháp khắc phục "bệnh thành tích". 

+ Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói "tốt khoe, xấu che". 

+ Xã hội cần kiên quyết nói "không" với "bệnh thành tích" bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài. 

+ Cần có mức độ xử lý kỷ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc "bệnh thành tích", gây hậu quả nghiêm trọng.

 III. Kết bài

 - Chúng ta phải nhận thức rõ rằng "bệnh thành tích" là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ "bệnh thành tích" và phải trung thực với chính mình.

 - Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp. 

- Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:38

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận

- Tìm luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề.

- Tìm hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả, vai trò, giải pháp

- Bàn luận rút ra bài học.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:30

Chuẩn bị:

- Phân chia nhiệm vụ của nhóm cho từng cá nhân

- Báo cáo tiến độ thực hiện

- Đóng góp ý kiến xây dựng, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện

- Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ (nếu cần)

Hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.

Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…

Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:30

Vai trò của hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:

- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân

- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể

- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội

- Có ý thức đoàn kết tập thể.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:30

1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...).

2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:32

- Lắng nghe ý kiến

- Tôn trọng quan điểm, ý kiến của mọi người

- Trình bày quan điểm cá nhân một cách rõ ràng để cùng trao đổi, sửa chữa, bổ sung.

n v phúc
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 1:01

Là kiến thức, sự hiểu biết vì nếu không có kiến thức đúng và đủ thì mọi khâu khác của việc trình bày, thảo luận không có sức thuyết phục.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:57

1. Thiên nhiên là gì?

Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ bao la. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất cũng như năng lượng tồn tại từ cấp độ bé đến lớn: ví dụ như hạt nguyên tử đến ngôi sao, thiên hà, ngân hà

2. Thiên nhiên bao gồm những gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu, thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình...

Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:57

3. Vai trò của thiên nhiên đối với sự sống

Thiên nhiên tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của con người, cụ thể như sau:

3.1 Vai trò của thiên nhiên với môi trường tự nhiên

Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.

3.2 Ảnh hưởng của tự nhiên tới đời sống của con người

Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Con người hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu trong đời sống, sản xuất của mình. Thiên nhiên còn quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người:

- Những người sống ở khu vực Đông Á, nơi quanh năm có khí hậu nóng ẩm, đồng bằng nhiều, nguồn nước nhiều thì họ sẽ định cư dọc các con sống lớn, nơi phát triển được nghề lúa nước.

- Còn đối với người da trắng sống ở khu vực châu Âu, nơi khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm thấp thì họ phải trồng các loại cây thực phẩm là lúa mì, để thích ứng được với khí hậu nơi đây.

Thế nhưng, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên, do đó cần chung tay để giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại gồm sáu loại chính như sau:

- Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (làm gạch, làm gốm)...

- Tài nguyên rừng: Động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…