Phân tích rõ đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ 2
Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất
Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến.
– 1858-1884: Chống xâm lược : Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu...
– 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định : Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng...
– 1884 - 1913 : Khởi nghĩa Yên Thế.
2. Đầu thế kỉ XX đến 1918:
Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản:
+ Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục
+ Phan Châu Trinh : Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân; Đông Kinh nghĩa thục : Lương Văn Can...
Xu hướng vô sản: phong trào công nhân
Phong trào đấu tranh của binh lính người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số.
3. Hoàn cảnh thế giới :
Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tư tưởng cách mạng vô sản ảnh hưởng vào Việt Nam
4. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam : Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị...
5. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước : Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
6. Lãnh đạo : Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài; nông dân, binh lính, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số,...
7. Hình thức : Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn, cải cách, duy tân, mê tín bùa chú tín ngưỡng,...
8. Kết quả: Thất bại.
Điểm Giống nhau giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Singapo từ sau Chiến tranh thế giới thứ II ?
A. Cùng chống thực dân Anh và giành được độc lập vào năm 1950.
B. Đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng 2 nước.
C. Đấu tranh chính trị đã đưa lại thắng lợi triệt để cho cách mạng 2 nước.
D. Cách mạng thắng lợi từng bước : từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn.
Một trong những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hầu hết đều giành được độc lập.
B. hầu hết đều dùng vũ trang khởi nghĩa.
C. hầu hết đều giành được chính quyền bằng đấu tranh chính trị.
D. một số nước giành được độc lập.
Một trong những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hầu hết đều giành được độc lập.
B. hầu hết đều dùng vũ trang khởi nghĩa.
C. hầu hết đều giành được chính quyền bằng đấu tranh chính trị.
D. một số nước giành được độc lập.
Đặc điểm chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế thứ hai là:
A. Đi từ phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành độc lập
B. Phong trào đấu tranh vũ trang
C. Phong trào đấu tranh chính trị
D. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
Đáp án A
Phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại (đảng của giai cấp tư sản) do M.Ganđi và G.Nêru đứng đầu, đấu tranh dưới các hình thức khởi nghĩa tổ chức, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị….
+ Ngày 19 – 2 – 1946, hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở cảng Bombay tổ chức biểu tình tuần hành chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
+ Hai mươi vạn công nhân, học sinh, sinh viên và đông đảo nhân dân Bombay đã bãi công, bãi thị, bãi khóa. Cuộc bãi công sau đó trở thành khởi nghĩa vũ trang của nhân dân, kéo dài trong ba ngày liền (từ ngày 21 – 2 đến 23 – 2 – 1946) mới bị dập tắt. Công nhân nhiều thành phố bãi công hưởng ứng như Cancútta, Carasi, Mađrat,…
+ Nông dân đấu tranh đòi chỉ nộp 1 – 3 thu hoạch cho địa chủ (Phong trào “Tephaga”). Nhiều nơi nông dân nổi dậy cướp tài sản của địa chủ.
+ Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân đã nổ ra ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở thành phố Cancútta (tháng 2 – 1947).
- Khởi nghĩa vũ trang giành độc lập:
+ Không thỏa thuận với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi thực dân Anh phải trả độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Trước sức ép đấu tranh mạnh mẽ của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận hoàn toàn nền độc lập của Ấn Độ.
+ Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hòa Ấn Độ chính thức được thành lập.
Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á sau chiến tranh thế giới thứ 2
Câu 5:(4 điểm)
Những đóng góp to lớn của phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
giúp mik vs
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa phát xít
B. chế độ phân biệt chủng tộc
C. chủ nghĩa thực dân cũ
D. chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ
=> Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Mĩ Latinh bủng nổ và phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.
=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân mới.
Chọn: D
Chú ý:
Chế độ thực dân cũ và chế độ phân biệt chủng tộc là kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa phát xít
B. chế độ phân biệt chủng tộc
C. chủ nghĩa thực dân cũ
D. chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ
=> Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Mĩ Latinh bủng nổ và phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.
=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân mới.
Chọn: D
Chú ý:
Chế độ thực dân cũ và chế độ phân biệt chủng tộc là kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.