Những câu hỏi liên quan
haidang
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
£€Nguyễn -.- Nguyệt ™Ánh...
7 tháng 3 2021 lúc 18:35

ví dụ như là Lép - tôn-xtôi

Nick Vujicic

Oan- đi - xnây

En-ri-cô Ca-ru-xo

 

Bình luận (0)
Tiên Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
12 tháng 10 2021 lúc 18:48

hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ đi chợ hộ dân trong thời covid-19 viết hộ mk với

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
11 tháng 10 2023 lúc 6:37

Nguyễn Du thực sự là một nhà thơ có trái tim giàu lòng yêu thương và sự cảm thương đặc biệt đối với cuộc đời của người phụ nữ, cụ thể là nhân vật chính Thuý Kiều trong tác phẩm "Truyện Kiều". Dưới đây là một số câu thơ trong tác phẩm để chứng minh điều này:

1. **"Thảo yêu còn đây mà đắng cay, Ngồi ngâm tương tư lệ hằn quầng."**

   Trong đoạn này, Nguyễn Du tả lại tình trạng cảm đau và bất hạnh của Thuý Kiều sau khi bị bán làm gái mại dâm. Câu thơ này thể hiện sự cảm thương sâu sắc đối với số phận đau khổ của nữ nhân.

2. **"Ai con mà gặp kẻ ngờ trong, Thế kia đoạn trường mạng làm chi?"**

   Câu thơ này là phần của tấm lòng của Kiều khi cô thương xót số phận của các người đàn ông còn lại trên đò. Cô không muốn đối diện với họ trong hoàn cảnh khó khăn và mong muốn giúp đỡ họ.

3. **"Bởi mình hôm trước qua môi gió, Vì anh chàng nghèo đứng đò đông."**

   Trong câu thơ này, Kiều trình bày lòng từ bi và lòng nhân ái khi cô xem xét tình huống của người đàn ông nghèo trên đò, người bị lạnh giá đứng giữa cơn bão.

Các ví dụ này chỉ ra rõ ràng lòng yêu thương và sự cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật chính Thuý Kiều và những người trong tác phẩm. Ông lồng ghép những cảm xúc này vào tác phẩm để thể hiện một góc nhìn nhân đạo về cuộc sống và nhân văn.

Bình luận (0)
Ứng Bảo	Ngọc
Xem chi tiết
Đặng Khánh Huyền
2 tháng 6 2020 lúc 15:42

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''

1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"

* Nghĩa đen

Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíuMột hình ảnh ít ai tin được

* Nghĩa bóng

Lòng kiên trì của con ngườiLòng kiên nhẫn chờ đợi của con ngườiLòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử tháchKhông có kiên trì thì không làm được gì hết

b. Bàn luận vấn đề

Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng taCâu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc taCần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫnCần phê phán những người không có lòng kiên trì

c. Ý nghĩa câu tục ngữ

Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trìCó kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được

d. Chứng minh lòng kiên trì

Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Khánh Huyền
2 tháng 6 2020 lúc 15:43

Còn đây là bài làm

Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiên nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.

Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩa bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?

Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả như mình mong đợi.

Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

( Chúc bạn học tốt )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Anh Triệu Thị
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 8 2021 lúc 16:14

Tham khảo:

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

 

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

Bình luận (0)
Kiều Phương
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
14 tháng 3 2021 lúc 21:21

- Đề 1:

    Chắc có lẽ,ai trong chúng ta cũng có ước mơ,hoài bão của riêng mình.Đối với lứa tuổi học sinh thì có lẽ mong muốn đó chỉ giản đơn là đạt được điểm cao cùng với những thành tích xuất sắc.Còn người lớn thì đối với học,ước mơ có thể là trở nên thành đạt và có cuộc sống hạnh phúc ,ổn định.Và dễ thực hiện được những ước mơ đó,chúng ga phải cố gắng,nổ lực không ngừng nghỉ.Phải luôn kiên định và tin vào bản thân,kiên nhẫn và vượt qu những chông gai,khó khăn.Và có lẽ cũng chỉnh vì vậy nên ông cha ta mới có câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" với ý nghĩa giáo dục,khuyên răn chúng ta phải nỗ lực và kiên trì đến cùng để đạt được ước mơ.

    Trước tiên ,chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nghĩa của câu tục ngữ,câu tục ngữ gồm có hai vế ,bổ sung cho nhau."có công mài sắt,có ngày nên kim" .Về nghĩa bóng thì câu tục ngữ muốn nhắn nhủ chúng ta phải kiên trì và bền bỉ với ước mơ của mình.Còn về nghĩa đen ,thì là muốn mài một cục sắt rất to thành cây kim thì đã rất là khó khăn ,nhưng chỉ cần chúng ta kiên trì,bỏ công sức ra làm thì nhất định sẽ nhận được cây kim như ý muốn.

     Có lẽ,khi nói đến mài cây sắt thành một cây kim thì rất nhiều người sẽ bỏ cuộc giữa chừng vì cho rằng đó là chuyện qá khó,mất nhiều công sức mà kết quả lại chưa chắc có thể đạt được.Cũng giống như chúng ta lúc đang ước mơ vậy,khi nhắc đến ước mơ to lớn,những ước mơ tầm cỡ mà ta chưa từng thực hiện,sẽ có rất nhiều người thấy khó và bỏ cuộc.Nhưng cũng sẽ có những người ,kiên trì đến cùng với mục tiêu của mình và cố gắng không ngừng nghỉ và nhận được kết quả xứng đáng.

    Cũng như đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu trận chiến ,bao nhiêu lần bị đô hộ,bao nhiêu lần bị xâm chiếm,và chính ông cha ta cũng đã kiên trì đến cùng,phải đổ bao nhiêu máu cùng nước mắt để chuộc lại nhưng ngày tháng yên bình như ngày hôm nay.Sự nỗ lực và bền bỉ ấy,ắt chẳng phải là phi thường hay sao? Nhưng ông cha ta vẫn làm được đấy thôi.

    Trong đời sống,thì câu tục ngữ này được thẻ hiện rất rõ và đồng thời cũng có nhiều tấm gương như Nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí,bác Hồ kính yêu ,...và rất nhiều người khác nữa,với sự kiên trì và nỗ lực đáng khâm phục. 

     Trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn có những gian lao và thử thách khó khăn,có đôi lúc sẽ tưởng như chúng ta chằng thể nào có cách giải quyết.Dó đôi lúc lại tưởng như mọi thứ đều đã quay lưng mà ta chẳng thể nào đạt được ước mơ nữa.Nhưng đừng vội bỏ cuộc bạn nhé.Hãy tin rằng,chỉ cần chúng ta đủ cố gắng,đủ kiên trì ,không ngại gian nan ,vất vả thì may mắn và thành công sẽ luôn gõ cửa đợi ta.

     Cùng chính vì vậy câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" quả thật có ý nghĩa rất to lớn và đúng đắn đối với mỗi người,khuyên răn chúng ta nên học hỏi,phải cố gắng và kiên trì đến cùng,để rồi tất xả những nỗ lực của ta đều đười đền đáp xứng đáng.

- Đề 2: 

    Mỗi con người,để có được sự thành công thì đểu phải có lòng quyết tâm,tinh thần vượt khó khăn vàn gian lao.Từng thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay đều là nhờ sự cố gắng,nỗ lực và biết bao nhiêu gian nan và cực khổ của thế hệ trước mang lại cho chúng ta.Bác hồ cũng đã từng có bài thơ : 

                                "Không có việc gì khó

                                 Chỉ sợ lòng không bền 

                                 Đào núi và lấp biển 

                                 Quyết chí ắt làm nên."

Thơ của bác Hồ vẫn luôn như vậy,mỗi từ,mỗi câu của bác đều thật giản dị ,ngắn gọn và dễ hiểu.Thế nhưng ẩn chứa trong những dòng thơ của bác chính là những bài học,những kinh nghiệm và những thứ tốt đẹp mà người muốn dạy bảo,truyền đạt đến chúng ta.Và ở bày thơ này,chỉ bằng những câu thơ ngắn bgủi và gần gũi.Bác đã đem đến cho chúng ta một chân lý trong cuộc sống này .Đó chính là trong cuộc sống của chúng ta,không có công việc nào khó khăn đến mức chúng ta không thể làm được cả,chỉ sợ là lòng ta không đủ kiên định,chỉ sợ là ta rụt rè,sợ hãi mà bỏ qua mất đi cơ hội để thực hiện nó mà thôi.

       Trong bài thơ ,Bác còn đưa vào hình ảnh của công việc rất phi thường như "đào núi và lấp biển" ,công việc mà tưởng như rất khó để thực hiện nhưng vẫn sẽ là có thể nếu chúng ta đủ kiên trì,đủ nỗ lực và cố gắng thì sẽ hoà thành được.Đó là một chân lý hết sức giản dị và mang tính nhân văn,chỉ cần tin vào bản thân,chỉ cần ta đủ nỗ lực thì cảnh cổng của thành công sẽ hé rộng chào đón ta. 

      Trong cuộc sống hằng ngày,chắc có lẽ,chúng ta đã gặp được rất nhiều tấm gương đáng kính và đáng ngưỡng mộ về sự kiên trì,sự bền bỉ và sẵn sàng vượt qua gian nan ,thử thách.

       Như những học sinh nghèo vượt khó hay những người nổi tiếng của nước ta như thầy Nguyễn Ngọc Kí,bác Lương Đình Của hay Nick Vuijic nổi tiếng cả thế giới.Họ là những người sẵn sàng vượt qua những khó khăn,vận mệnh mà người ta vẫn gọi là ông trời sắp đặt.Hok vượt qua giới hạn của bản thân,với nghị lực phi thường và ý chí bền bỉ qua từng tháng năm.

     Và cả là chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước ,cũng đã và đang cố gắng,vượt qua những khó khăn,rào cản trước mắt để tiến mình đến với mơ ước và hoài bão của bản thân .Và cố gắng tận dụng những khó khăn.nhưng bất lợi của bản thân thành những điều kiện ,để rèn dũa nên ý chí,để nổ lực hơn nữa ,tiến tới ước mơ của chính bản thân và làm giàu .đẹp thêm cho xã hội.

     Bốn câu thơ trên thật ngắn gọn nhưng cũng thật là quý báu,nó dạy cho chúng em rất nhiều điều.Dạy cho chúng em một chân lý đúng đắn và nổ lực hướng tới nó.Để hôm nay rồi mai sau nữa,chúng em sẽ hành động như vậy,sẽ cố gắng thật nhiều để không phụ lời dạy và mong mỏi của bác .để trở thành người có ích hơn cho xã hội và đưa đất nước lên một tầm cao mới,khiến cho mỗi con người Việt Nam đều trở nên tốt đẹp hơn,có cuộc sống ấm no,hạnh phúc.

- Điểm giống nhau: Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.

- Điểm khác nhau:

- Có chí thì nên thiên về khẳng định quyết tâm của con người.

- Có công mài sắt có ngày nên kim thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.

- Bài thơ có hai ý:

    + Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì.

    + Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm

Bình luận (0)
qwewe
Xem chi tiết
Võ Ngọc Bảo Châu
Xem chi tiết
dinhdangkhoa
Xem chi tiết
Duy Nam
9 tháng 4 2022 lúc 20:57

tk

Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó.

Bình luận (0)
Việt Anh
9 tháng 4 2022 lúc 20:57

Bình luận (0)
Phạm Thanh Hà
9 tháng 4 2022 lúc 20:58

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

"Có chí" tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. "Thì nên" là đạt được kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

 

Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. Xưa Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay.Người không có chí hướng, không có lí tướng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại.Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay. Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm đuoc điều gì Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn.Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Chẳng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp thầy chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú... Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói "Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn – chưa đủ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Trái ngược với người "Có chí thì nên" là kẻ "thấy sóng cả mà ngã tay chèo". Những kẻ ấy thường bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là không làm được và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì không bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên? Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí, lòng kiên trì mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan, tin tưởng, kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

 

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Tóm lại, "có chí thì nên", mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

Bình luận (0)