Những câu hỏi liên quan
vân nguyễn
Xem chi tiết
Minh Ngọc
23 tháng 3 2022 lúc 19:32

Tham khảo:
Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ "ồn ào", "tấp nập" toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy "những con cá tươi ngon thân bạc trắng". Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh "làn da ngắm rám nắng" hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" - Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông "nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương"... Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến..."

Bình luận (0)
Paul Nguyễn
25 tháng 3 2022 lúc 11:22

ồ thì ra cậu làm ntn =)))

Bình luận (0)
Quin
Xem chi tiết
Gia Hoàng Đinh
4 tháng 4 2022 lúc 7:35

nỗi nhớ quê của tác giả 

 

Bình luận (0)
HoàngMiner
Xem chi tiết
MAX KITO
15 tháng 8 2018 lúc 20:06

Caau 1 : chịu

Câu 2:

tự tin nghĩa là tự làm tin học , ko quay bài , chép bài

Câu 3: 

Tự lập nghĩa là tự lập 1 cái j đấy như game , j cx đ

Bình luận (0)
phamthuylinh
19 tháng 2 2021 lúc 23:13

văn lớp 6 hết à,để tui giúp choa :3

 

Bình luận (0)
Cao Minh Dương
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
22 tháng 8 2019 lúc 9:22

Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương


6-1956

Bình luận (0)
Mạn Mạn
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 7 2016 lúc 17:05

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:

                                                           "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                                                            Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"

                                                                                                               (Quê hương - Tế Hanh)

Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.  Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

Bình luận (0)
Mai Anh Pen Tapper
26 tháng 7 2016 lúc 16:58

 

Bài làm :Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh  của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.    
Bình luận (4)
Thảo Phương
26 tháng 7 2016 lúc 17:02

Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh  của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.

Bình luận (0)
Hoàng Hưng Đạo
Xem chi tiết
hô hô jotaro
14 tháng 5 2021 lúc 9:20

tk 

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.

Bình luận (0)
huy huy huy
27 tháng 12 2021 lúc 13:59

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.

Bình luận (0)
HỒNG NHUNG LÊ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
5 tháng 3 2021 lúc 20:57

Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. 

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. 

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. 

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. 

→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thu Trang
Xem chi tiết