Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 15:05

Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 14:56

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi

- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bày, Đối Diện.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 15:08

- Thương lắm mùa nước nổi (Diệp Linh)

- Đâu rồi bóng tre (Đỗ Xuân Thu)

- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

- Vợ nhặt (Kim Lân)

- Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 14:59

Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm. Tác dụng của việc kết hợp đó nhằm bày tỏ sự thương cảm của tác giả đối với người dì của mình.

Bình luận (0)
an sumi 2010
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 14:59

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về nhân vật di Bảy, người đã dành cả cuộc đời của mình để chờ đợi chồng trong vô vọng.

Bình luận (0)
Cô Mỹ Linh
Xem chi tiết
Phương Hiểu Phong
23 tháng 4 2023 lúc 20:50

Những năm tháng chiến tranh đã gây ra quá nhiều mất mát, đau thương. Đến với tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”, Huỳnh Như Phương đã khắc họa điều đó một cách chân thực qua nhân vật dì Bảy.
Cuộc đời của nhân vật dì Bảy đã trải qua sự bất hạnh. Dì lấy chồng khi mới hai mươi tuổi. Vừa kết hôn, dượng Bảy đã phải đi tập kết và chiến đấu. Hai vợ chồng dì chỉ trao đổi qua những lá thư. Chiến tranh sắp kết thúc, dượng Bảy hy sinh, dì trở thành người phụ nữ góa chồng.Lúc đó dì nhan sắc vẫn chưa phai nhòa,nên có rất nhiều người đàn ông đã đến và mong bù đắp được sự thiếu tình thương mến. Dù vậy, lòng dì Bảy đã không còn rung động. Dì đã giữ tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời.
Có thể thấy rằng, dì Bảy chỉ là một trong rất nhiều người phụ nữ Việt Nam thuở còn chiến tranh. Từ đó,chúng ta có thể thấy sự hy sinh thầm lặng,cao cả của những người phụ nữ trong cuộc kháng chiến thật là đáng ngưỡng mộ.Vì vậy,mỗi người chúng ta cần có thái độ tôn trọng, biết ơn những người phụ nữ như dì Bảy.
Tác phẩm đã phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh và ca ngợi những người phụ nữ như dì Bảy.Qua nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà, tôi đã học được thêm bài học quý giá về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt, tôi cũng cảm thấy vô cùng yêu mến và cảm phục nhân vật dì Bảy.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Tài
30 tháng 7 2023 lúc 21:06

          trong truyện người ngồi đợi trước hiên nhà của tác giả huỳnh phương ,đã cho ta biết sự hi sinh thầm lặng của dì bảy .không nói gì nhiều nữa ,em xin vào chủ đề chính.

          dì bảy đã có một gia đình ấm cúm với một người chồng và ba đứa con .một thời gian sau dượng bảy đi công tác cho chiến dịch chống quân xâm lược ở đâu đó .mà lâu không thấy về thì dì bảy vẫn ngóng chờ thường ngày ở trước hiên nhà sau bao ngày tháng chừ đợi thì dì bảy được một người hàng xóm thông báo rằng dượng bảy đã qua đời trong một trận ra quân tại đâu đó (quên rồi).Khi biết tin thì dì bảy rất đau lòng và kìm nén trong lòng không bục phát ra .Sau khi mọi người biết tin thì nhiều người đàn ông đã có ý đi sang nhà dì bảy để hỏi làm chồng .Mà dì bảy một lòng chung thủy không chịu bước tiếp bước nửa mà hi sinh ở một mình để chăm lo cho ba đứa con của mình ,không bao giờ phạn bội chồng mình dù chồng dì bảy đã mất .

          trong câu truyện này đã cho ta biết hi sinh thầm lặng của dì bảy ,ch nên em rất thích câu chuyện này ,và cũng là những ví dụ cho những người phụ nữ thủy chung .

Bình luận (0)
Lê Tường Nguyên
13 tháng 4 lúc 19:12

gfsd

Bình luận (0)
Menna Brian
Xem chi tiết
Cao Đoàn
Xem chi tiết