soạn văn tháng gióng
Soạn văn bài Thánh Gióng
- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.
- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.
- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.
- Nhân vật chính: Gióng
- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:
+ Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to
+ 12 tháng sau mới sinh ra Gióng
+ Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
+ Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười
+ Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc
+ Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già
b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc
c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc
e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.
Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:
- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng
- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc
- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:
- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.
- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc
- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.
Luyện tậpBài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:
- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc
- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.
Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:
- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng
- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.
Soạn văn bài thánh gióng ko chép trên internet
soạn ngữ văn lớp 6
Bài thánh gióng
Hướng dẫn soạn bài " Thánh Gióng" - Văn lớp 6
Tham khảo
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.
2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Tóm tắt:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật:
- Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật chính.
- Vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng.
- Vua, sứ giả triều đình.
- Dân làng…
Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:
- Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường: Bà mẹ đặt chân mình vào vết chân to về nhà thọ thai 12 tháng; sinh cậu bé khôi ngô, lên 3 tuổi mà không biết nói biết cười.
- Nghe tin sứ giả bỗng dưng cất tiếng đòi đi đánh giặc. Cậu bé lớn nhanh như thổi.
- Thánh Gióng ra trận: Vươn vai thành dũng sĩ; ngựa sắt phun lửa; dùng tre làng đánh giặc.
- Thánh Gióng sống mãi: Bay về trời; để lại những dấu tích của tre, của ao đầm.
Câu 2: 2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa:
- Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước.
- Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.
- Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.
- Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.
- Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.
- Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình vì nghĩa lớn mà không màng tới công danh phú quý.
Câu 3: Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
Câu 4:
Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Chỉ mình cách soạn bài ngữ văn lớp 6 văn bản Thánh gióng cái đi tui hông biết!!!!!!!!!!!!!
Soạn văn bài "Thánh Gióng",câu hỏi 2 nhé
giúp mik vs,chiều học rồi
Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già
b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc
c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc
e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.
k mik nha
Soạn bài văn Thánh Gióng ngắn gọn (ko chép trên mạng)
ai nhanh mình k
Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, xứ giả, quân giặc Ân.
- Nhân vật chính: Gióng
- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:
+ Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to
+ Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười
+ Khi nghe tin từ xứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc
+ Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già
b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc
c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc
e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.
Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:
- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng
- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc
- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:
- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.
- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc
- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.
ngữ văn 6 viẹtack . com soạn bài thánh giống.jsp
Bố cục:- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.
- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.
- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.
- Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn.
Tóm tắt:
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười.
Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.
Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...
Hướng dẫn mk soạn văn bản bài "Thánh Gióng" đc ko? Các bạn giúp mk nha, ai nhanh mk tick cho
soạn văn bài :rằm tháng giêng
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và nhân loại. Với quan điểm văn chươnglà vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trong cuộc hành trình khắp năm châu bốn biển tìm con đường cứu nước cứu dân, Người đã để lại những tác phẩm chính luận, những truyện ngắn đặc sắc: Bản ánchế độ thực dân Pháp, “Vi hành”, Lời kêu gọi của bà Trưng Trắc,…
Ngày 2 – 9 – 1945, trước toàn thể quốc dân đồng bào, trước công luận thế giới, Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
2. Tác phẩm
Rằm tháng riêng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Không gian trong bài thơ Rằm tháng riêng
Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai khá đặcbiệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.
2. Ánh trăng trong bài thơ Rằm tháng riêng
Bài thơ Rằm tháng giêng gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.
3. Tình yêu thiên nhiên trong bài thơ Rằm tháng riêng
Bài thơ Rằm tháng giêng này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
4. Hình tượng ánh trăng trong Rằm tháng riêng
Hình ảnh ánh trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ
– Rằm xuân -> dùng để chỉ rằm tháng giêng tháng đầu của một năm.
– “lồng lộng” thể hiện sự chiếu sáng của ánh trăng rằm, tính từ thể hiện sự lan tỏa của ánh trăng đêm rằng.
– Dường như mọi ngóc ngách tối tăm đều được ánh trăng rằm chiếu soi xuống xóa tan bóng tối đi.
-> Ánh trăng đêm rằm có sức lan tỏa chiếu soi đến mọi ngóc nghách khiến cho ánh vàng tràn ngập khắp mặt đất.
– Câu thơ thứ hai rất đặc biệt và chứa đựng nhiều yếu tổ tả cảnh nhất.
• Sông xuân -> sông cũng được nhuốm mùa trăng xuân.
• Nước lẫn màu trời -> sự kết hợp màu của cả trời và đất.
• Thêm xuân -> càng đẹp hơn.
-> Câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.
-> Hai câu thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, một vẻ đẹp tươi sáng của mùa xuân, một ánh vàng ấm áp hiền hòa tỏa khắp bài thơ.