Những câu hỏi liên quan
phạm thanh lâm
Xem chi tiết
28 . Phạm Tài Đức Pháp
26 tháng 10 2021 lúc 15:22

Trên mạng có rất nhiều những định nghĩa về từ tượng thanh và từ tượng hình nhưng để chính xác nhất các em nên dựa theo sách giáo khoa đề cập.

Theo đó từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.

Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.

Điểm chung: Cả từ tượng thanh và từ tượng hình hầu hết đều là từ láy. Đây là điểm cơ bản.

Bình luận (0)
Lê Thu Thảo
Xem chi tiết
mai campus
12 tháng 12 2017 lúc 21:59

trong sgk lớp 6 tập 1 đấy bạn

Bình luận (0)
Thái Lâm Hoàng
Xem chi tiết
Khánh Huyền Nguyễn Thị
4 tháng 2 2016 lúc 15:33

 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sư vật, sự việc nói ở vế A)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều:

+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt.

+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

–  Có hai kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng và so sánh ngang bằng.

– Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Ví dụ: Cô ấy cao hơn tôi.

Bình luận (0)
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Quốc Đạt
25 tháng 12 2016 lúc 9:05

- Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó (bao gồm chuyển động từ trạng thái nghỉ), tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng. Trong hệ đo lường SI nó có đơn vị là newton và ký hiệu là F.

Định luật thứ hai của Newton ở dạng ban đầu phát biểu rằng tổng lực tác dụng lên một vật bằng với tốc độ thay đổi của động lượng theo thời gian.[1]:9-1,2 Nếu khối lượng của vật không đổi, định luật này hàm ý rằng gia tốc của vật tỷ lệ thuận với tổng lực tác dụng lên nó, cũng như theo hướng của tổng lực, và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu diễn bằng công thức:

- 2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật

vd:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng

Bình luận (0)
Như Nguyễn
25 tháng 12 2016 lúc 9:07

Khái niệm : Tác dụng đẩy, kéo, ... của vật này lên vật khác gọi là lực

Đặc điểm : Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, ngược chiều nhau và cùng tác dụng lên 1 vật

Ví dụ : Quyển sách nằm yên trên bàn

Bình luận (0)
Video Music #DKN
8 tháng 4 2017 lúc 13:12

Khái niệm: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

Đặc điểm của 2 lực cân bằng: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng lên cùng một vật trên cùng 1 đường thẳng.

Ví dụ: Chơi kéo co, hai đội dùng lực mạnh như nhau làm sợi dây đứng yên.

Bình luận (0)
Lê Thu Thảo
Xem chi tiết
Đặng Xuân Đạt
12 tháng 12 2017 lúc 20:54

trong SGK có mà

Bình luận (0)
Vân Sarah
14 tháng 7 2018 lúc 17:22

Có Trong SGK lớp 4,5,6

Bình luận (0)
Hie nè~
Xem chi tiết
Hie nè~
30 tháng 12 2020 lúc 19:24

giúp mk zớiiiiiii~haha

Bình luận (0)
Lại Hoàng Hiệp
30 tháng 12 2020 lúc 19:40

*Mối ghép bằng đinh tán:

- Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:

+ Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.

+ Mối ghép phải chụi được nhiệt độ cao (như nồi hơi.)

+ Mối ghép phải chụi được lực lớn và chấn động mạnh..

- Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục ,các dụng cụ sinh hoạt gia đình...

*Mối ghép bằng hàn:

- So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn ,tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít hơn), nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chụi lực kém.

- Mối ghép hàn thường dùng để tạo các khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và được ứng dụng trong công nghiệp điện tử...

*Mối ghép bằng ren:

- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.

- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.

- Đối với những chi tiết có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy.

- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.

*Mối ghép bằng then và chốt:

- Mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.

- Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh đai, bánh răng, đĩa xích... để truyền chuyển động quay.

- Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.

*Mối ghép động:

#Khớp tịnh tiến:

- Đặc điểm:

+ Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau.

+ Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau tạo ma sát lớn. Để giảm ma sát, người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được làm nhẵn bóng và thường được bôi trơn bằng dầu mỡ...

- Ứng dụng: Được dùng chủ yếu tron cơ cấu biển chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại.

#Khớp quay:

- Ứng dụng: Khớp quay thường được dùng nhiều trong trong thiết bị máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện,...

Bình luận (0)
bùi quốc trung
Xem chi tiết
bùi quốc trung
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
20 tháng 3 2022 lúc 8:53

a)

-Khái niệm:

+Vật liệu dẫn điện là loại vật liệu cho phép dòng điện chạy qua

+Vật liệu cách điện là loại vật liêu không cho phép dòng điện chạy qua

+Vật liệu dẫn từ là loại vật liệu cho phép đường sức từ trường chạy qua

- Công dụng của vật liệu dẫn điện : dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện của các loại thiết bị

- Công dụng của vật liệu cách điện : dùng để chế tạo các thiết bị cách điện , các phần tử cách điện của các thiết bị điện

- Công dụng của vật liệu dẫn từ : dùng để chế tạo lõi dẫn từ của các thiết bị điện

b)

-Vật liệu dẫn điện: Ví dụ: niken-crom dùng để chế tạo bàn là , đồng dùng để chế tạo lõi dây điện

- Vật liệu cách điện : Ví dụ : vỏ quạt điện làm bằng nhựa

- Vật liệu dẫn từ : Ví dụ : thép kĩ thuật điện dùng để chế tạo lõi của máy biến áp , lõi dẫn từ của nam châm điện

 

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Ba
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Anh
2 tháng 11 2022 lúc 19:57

Cao nguyên

- Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m.

- Đặc điểm hình ảnh: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc.

- Khu vực nổi tiếng: Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam), ...

- Giá trị kinh tế:

+ Trồng cây công nghiệp

+ Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn

Đồng bằng

- Độ cao: Độ cao tuyệt đối từ 200m đến 500m

- Đặc điểm hình thái: Gồm hai loại đồng bằng

+ Bào mòn: bề mặt hơi gợn sóng (Tiêu biểu ở Châu Âu, Canada, ...)

+ Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng (Tiêu biểu ở Hoàng Hà, sông Hồng, sông Cửu Long, ...

- Giá trị kinh tế

+ Trồng cây lương thực, lương thực phát triển, dân cư đông đúc

+ Tập trung nhiều thành phố lớn

-Đồi

+ đồi là một dạng địa hình rõ rệt trên mặt đất

- Có 3 bộ phận: Đỉnh (tròn), sườn (thoải), chân đồi (chỗ tiếp giáp với mặt đất)

-độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường ko quá 200m

mình gửi bạn nhé 

Bình luận (0)
Ngô Ngọc Anh
2 tháng 11 2022 lúc 20:05

Cao nguyên

- Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m.

- Đặc điểm hình ảnh: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc.

- Khu vực nổi tiếng: Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam), ...

- Giá trị kinh tế:

+ Trồng cây công nghiệp

+ Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn

Đồng bằng

- Độ cao: Độ cao tuyệt đối từ 200m đến 500m

- Đặc điểm hình thái: Gồm hai loại đồng bằng

+ Bào mòn: bề mặt hơi gợn sóng (Tiêu biểu ở Châu Âu, Canada, ...)

+ Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng (Tiêu biểu ở Hoàng Hà, sông Hồng, sông Cửu Long, ...

- Giá trị kinh tế

+ Trồng cây lương thực, lương thực phát triển, dân cư đông đúc

+ Tập trung nhiều thành phố lớn

Núi

+ Núi là một dạng địa hình rõ rệt trên mặt đất

- Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), sườn (dốc), chân núi (chỗ tiếp giáp với mặt đất)

- Phân loại núi:

+ Núi cao: Từ 2000m trở lên

+ Núi trung bình: Từ 1000m đến 2000m

+ Núi thấp: Dưới 1000m

Đồi

+ đồi là một dạng địa hình rõ rệt trên mặt đất

- Có 3 bộ phận: Đỉnh (tròn), sườn (thoải), chân đồi (chỗ tiếp giáp với mặt đất)

-độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường ko quá 200m

Bình luận (0)