Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
1 tháng 3 2018 lúc 4:36

Nội dung trên từng trang chiếu được minh hoạ bằng các hình ảnh phù hợp. 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Cẩm Phượng
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
19 tháng 2 2022 lúc 8:20

tk

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/01/1991

Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã được xây dựng lại ngay trên đất cũ và được khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý (Ảnh: Phạm Hải).

Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc"

Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện .Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..."

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng

Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý . Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý...

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý

Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc tươi đẹp

Bình luận (0)
Hồ Dung
Xem chi tiết
Thanh Trà
6 tháng 2 2018 lúc 13:46

Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguyên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển... Đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bàn sắc dân tộc một dài duyên hải miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Tết Nguyên đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển.

Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đên tháng ba âm lịch.

Hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Phân lễ được tổ chức trang nghiêm vói lễ rước thuyềnLong Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khẩn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiêu hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi. Phần hội được tổ chức sôi nổi , vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều... Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế để suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12.1. Bài vàn tế dâng lên các vị thần linh tiền bôi của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt đi mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư có nhiều màn diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Trò diễn "búa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá đang chờ sẵn. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua chải trên Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ám của cư dân.

Tại Đà Nằng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp... Diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ các nhà đều đặt bàn hương án bày đổ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vì chánh bái dâng đổ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ tình đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là cả trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuvền, bơi lội, kéo co, đá bóng., Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về vụ mùa bội thu cho ngư dân.

Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhon. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi với nhiều truyền thuyết còn ghi đậm nét trong dân gian... Ngư dân kể rằng nhiều lần gặp mưa bão ở ngoài khơi, thường hay có cá voi cứu nạn. Cá voi áp tựa lưng vào mạn thuyền đánh cá làm cho thuyền khỏi bị sóng gió lật đổ và chính cá voi cũng khỏi bị sóng gió đẩy vào ghềnh đá mắc cạn. Ngư dân xem đây là sự che chở của Nam Hải thần ngư.

Đến Khánh Hoà lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, "trông dong cờ mờ" rộn rã cá một biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Để mời được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang với đầy đủ lễ vật lòng thành. Khi đã mời được linh hồn của Ông về, những người hành lễ tiếp tục thực hiện nghi thức Phụng nghinh hồi đình (rước về). Trong lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn từ phía Bắc, một đoàn đi từ phía Nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân - sư - rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu. Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu, phần diễn hò bá trạo. Tiếp nôì lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ.

Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi đế cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi cải táng hài cốt của cá voi (cá ông) chết trôi dạt vào bờ. Ở Qui Nhơn có lăng thờ Nam Hải thuộc phường Trần Phú được xây dựng từ nhiêu năm nay để dâng hương, thờ cúng thần biển. Ở cửa biển Đề Gi, xã Mỹ Thành (Phú Mỹ) ở lăng thờ lớn, tập trung gần 100 bộ xương cá voi bày trang trọng trong quách để thờ cúng. Lễ hội cầu ngư thường được tiến hành theo hai phần là: Lễ nghinh (đưa linh), tức là rước hồn các "Đức ông" cùng những người chết hết biển về nơi yên nghi. Tiếp theo là phần khởi ca với nhiều hoạt động vui chơi như múa hát, đua thuyền, thi bơi... Các hoạt động ở phần này phản ánh những sinh hoạt lao động của ngư dân trên sóng nước.

Lễ hội cầu ngư của cư dân các làng chài duyên hải miền Trung, ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiến hiền, có công lập làng, dựng nghề.

Cre:Loigiaihay.com

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
23 tháng 2 2018 lúc 14:25

Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguyên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển... Đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bàn sắc dân tộc một dài duyên hải miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Tết Nguyên đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển.

Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đên tháng ba âm lịch.

Hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Phân lễ được tổ chức trang nghiêm vói lễ rước thuyềnLong Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khẩn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiêu hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi. Phần hội được tổ chức sôi nổi , vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều... Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế để suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12.1. Bài vàn tế dâng lên các vị thần linh tiền bôi của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt đi mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư có nhiều màn diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Trò diễn "búa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá đang chờ sẵn. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua chải trên Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ám của cư dân.

Tại Đà Nằng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp... Diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ các nhà đều đặt bàn hương án bày đổ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vì chánh bái dâng đổ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ tình đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là cả trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuvền, bơi lội, kéo co, đá bóng., Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về vụ mùa bội thu cho ngư dân.

Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhon. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi với nhiều truyền thuyết còn ghi đậm nét trong dân gian... Ngư dân kể rằng nhiều lần gặp mưa bão ở ngoài khơi, thường hay có cá voi cứu nạn. Cá voi áp tựa lưng vào mạn thuyền đánh cá làm cho thuyền khỏi bị sóng gió lật đổ và chính cá voi cũng khỏi bị sóng gió đẩy vào ghềnh đá mắc cạn. Ngư dân xem đây là sự che chở của Nam Hải thần ngư.

Đến Khánh Hoà lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, "trông dong cờ mờ" rộn rã cá một biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Để mời được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang với đầy đủ lễ vật lòng thành. Khi đã mời được linh hồn của Ông về, những người hành lễ tiếp tục thực hiện nghi thức Phụng nghinh hồi đình (rước về). Trong lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn từ phía Bắc, một đoàn đi từ phía Nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân - sư - rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu. Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu, phần diễn hò bá trạo. Tiếp nôì lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ.

Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi đế cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi cải táng hài cốt của cá voi (cá ông) chết trôi dạt vào bờ. Ở Qui Nhơn có lăng thờ Nam Hải thuộc phường Trần Phú được xây dựng từ nhiêu năm nay để dâng hương, thờ cúng thần biển. Ở cửa biển Đề Gi, xã Mỹ Thành (Phú Mỹ) ở lăng thờ lớn, tập trung gần 100 bộ xương cá voi bày trang trọng trong quách để thờ cúng. Lễ hội cầu ngư thường được tiến hành theo hai phần là: Lễ nghinh (đưa linh), tức là rước hồn các "Đức ông" cùng những người chết hết biển về nơi yên nghi. Tiếp theo là phần khởi ca với nhiều hoạt động vui chơi như múa hát, đua thuyền, thi bơi... Các hoạt động ở phần này phản ánh những sinh hoạt lao động của ngư dân trên sóng nước.

Lễ hội cầu ngư của cư dân các làng chài duyên hải miền Trung, ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiến hiền, có công lập làng, dựng nghề.

Bình luận (0)
THCS Yên Hòa - Lớp 6A3 N...
Xem chi tiết
nguyen quynh anh
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
11 tháng 1 2022 lúc 16:58

Tham Khảo

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của Di tích Quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/ 4, (ngày 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Sáng ngày 22/ 4 (ngày 7/ 3 âm lịch) đã diễn ra Lễ rước tượng Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang.Xuất phát từ những chiến công vang dội của các bậc tiền nhân bên dòng sông Bạch Đằng, dòng sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, đồng thời khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ .Lễ hội Bạch Đằng với nhiều hoạt động ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau, mãi ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta

Bình luận (0)
Thùy Nguyễn
11 tháng 1 2022 lúc 17:40

Lễ hội Bạch Đằng diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).  

Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông.  

Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.

Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.

Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.  

Bình luận (0)
mon 0 tủi
Xem chi tiết
zero
17 tháng 2 2022 lúc 20:50

refer

Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
 vua Đinh.

 

 Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện.
 Hoa Lư xưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối.
 Đinh Tiên Hoàng, gồm Bái đường, Thiêu hương và Chính điện.
 nhà Đinh: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.
 Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa, sơn son thếp vàng. Ngai được đặt trên bệ với tượng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng. Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu, tạc theo kiểu yên ngựa. Trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống - Kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An ). Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang  Đinh Toàn, là hai con thứ của Vua. Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, là con trưởng của vua.
 Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian thế kỷ 17; là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
 

Bình luận (6)
Long Sơn
17 tháng 2 2022 lúc 20:51

Tham khảo

 

Đền vua Đinh Tiên Hoàng

Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, quay về hướng Đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh.

 Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện.
 Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong.
Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn quan là ba gian lợp ngói, Trên vòm cửa cong có hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che tám mái. Mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".
Toà thứ hai là Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Qua Nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang trí của Nghi môn nội giống như Nghi môn ngoại.
 Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lư xưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối.
Phía sau long sàng là điện thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, gồm Bái đường, Thiêu hương và Chính điện.
Tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng. Thiêu hương có kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.
 Chính điện có 5 gian. Ngai thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa, sơn son thếp vàng. Ngai được đặt trên bệ với tượng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng. Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu, tạc theo kiểu yên ngựa. Trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống - Kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An ). Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang và Đinh Toàn, là hai con thứ của Vua. Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, là con trưởng của vua.
 Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian thế kỷ 17; là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
 

Đền vua Lê Đại Hành

 Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét.
Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, nhưng có quy mô nhỏ hơn đền Vua Đinh.
Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) 3 gian là đường chính đạo lát gạch. Bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền. Bên phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" với gốc cây duối tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái là hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".
Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, hai bên có hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy Nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá.

 Ðền có ba toà: toà ngoài là Bái đường, toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người có công với vua Lê Ðại Hành. Gian giữa Chính điện thờ Lê Hoàn, bên phải là tượng Lê Long Đĩnh quay về hướng Bắc, bên trái là tượng hoàng hậu Dương Vân Nga quay hướng Nam, về phía đền vua Đinh. Gian bên trái Chính điện thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái Vua Lê và Dương Vân Nga đồng thời là vợ của Lý Thái Tổ sau này.

 Cũng như Đền vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Lê Đại Hành là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian độc đáo thế kỷ 17.

Bình luận (1)
Vũ Trọng Hiếu
17 tháng 2 2022 lúc 20:51

tk

Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, quay về hướng Đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh.

 

 Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện.
 Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong.
Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn quan là ba gian lợp ngói, Trên vòm cửa cong có hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che tám mái. Mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".
Toà thứ hai là Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Qua Nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang trí của Nghi môn nội giống như Nghi môn ngoại.
 Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lư xưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối.
Phía sau long sàng là điện thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, gồm Bái đường, Thiêu hương và Chính điện.
Tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng. Thiêu hương có kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.
 Chính điện có 5 gian. Ngai thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa, sơn son thếp vàng. Ngai được đặt trên bệ với tượng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng. Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu, tạc theo kiểu yên ngựa. Trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống - Kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An ). Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang và Đinh Toàn, là hai con thứ của Vua. Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, là con trưởng của vua.
 Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian thế kỷ 17; là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
 

Bình luận (1)
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
23 tháng 9 2018 lúc 14:05

Nội dung văn bản ngắn gọn, cô đọng.

Bình luận (0)
Hoàng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Hữu Tuấn
Xem chi tiết
dâu cute
16 tháng 4 2022 lúc 15:46

THAM KHẢO :

Hội gò Đống Đa là một lễ hội lớn của người dân Hà Nội. Hội diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Hơn 200 năm trước (1789), nhà vua Quang Trung thần tốc hành quân từ nam ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh và bè lũ vua quan bán nước Lê Chiêu Thống. Vào ngày mùng 5 tết âm lịch, tại gò Đống Đa, quân ta đã tổ chức trận đánh lớn, tiêu diệt toàn bộ quân Thanh đồn trú ở đây. Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống vì quá sửng sốt trước sức mạnh của quân ta đã treo cổ tự vẫn. Chiến thắng Đống Đa đã quyết định sự đại bại của toàn bộ tập đoàn quân Thanh, khiến chúng tháo chạy về nước. Từ đó, hằng năm, để tưởng nhớ chiến thắng lịch sử này, nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ hội gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa ôn lại chiến thắng hào hùng của vua Quang Trung. Ngoài phần lễ có phần hội hết sức tưng bừng rộn rã, thể hiện lòng yêu nước và tinh thần thượng võ của dân tộc.

Trước ngày diễn ra lễ hội, không khí chuẩn bị khẩn trướng, náo nức diễn ra khắp nơi. Từ việc chuẩn bị nghi lễ dâng hương, chuẩn bị người đưa kiệu đến các trò chơi tranh giải cũng được hết sức chu đáo.
Sáng mồng 5, cả nước tề tựu đông đủ trước đình Khương Thượng. Người đóng vai vua Quang Trung mặc áo bào đỏ sạm đen khói súng, oai phong lẫm liệt trên mình với, trỏ tay thẳng phía trước, tiến vào sân đình. Chiêng trống gióng giả, sau tuần hương, cuộc đại lễ bắt đầu bằng lễ tế thần.

Người đóng vai vua Quang Trung khoanh tay nâng nhang trên trán tiến vào bàn thờ, đôi bên quan võ thành kính lễ theo. Đây là nghi thức tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế của vua Quang Trung tại núi Bân trước khi tổ chức tiến quân ra Bắc.

Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa, người ta tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đám rước dài, rực rỡ sắc màu trông rất đẹp mắt, diễu hành chậm rãi, trật tự để cho dân chúng có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ bức tượng hoành tráng của lễ hội. Vua Quang Trung rời voi chiến, lên kiệu, trong tiếng chiêng trống rầm trời, kiệu vua uy nghi tiến về gò Đống Đa.Đi sau đám rước là một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục giống nhau đi quanh đám rước Rồng lửa và biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình cảnh của chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn. Đây là một trò diễn độc đáo của lễ hội gò Đống Đa.

Khi đám rước tới khu trung tâm gò Đống Đa thì pháo nổ rang chào mừng. Lễ kỉ niệm bắt đầu bằng bài diễn văn xúc tích kể về chiến công đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long đúng ngày mồng 5 Tết Nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789).

Sau sau phần nghi lễ là đến phần hội. Các trò chơi dân gian bắt đầu được triển khai để nhân dân trong vùng vui chơi. Sôi nổi nhất là đấu vật mô tả trận giáp lá cà giữa quân Tây Sơn và quân Thanh ở trận Ngọc Hồi lịch sử.Lễ hội gò Đống Đa kết thúc bằng tiết mục biểu diễn văn nghệ ở nhiều sân khấu. Những tiết mục văn nghệ của bà con nông dân quanh vùng hát ca mừng ngày lễ trọng đại của dân tộc, thể hiện niềm tự hào lớn lao về chiến thắng lịch sử, lòng yêu nước thiết tha và khát vọng xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc.

Dù lễ hội đã kết thúc từ lâu nhưng người dự hội vẫn chưa muốn về. Nhiều người còn nấn ná ở lại dạo quan di tích, quan sát và chiêm ngưỡng nơi chiến địa xưa quan ta đã chôn vùi xác giặc.

Hơn 200 năm nay, lễ hội gò Đống Đa vẫn diễn ra hằng năm. Đây là một lễ hội lớn của dân tọc, có ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc. Lễ Hội là sự khẳng định niềm tự hào lớn lao của nhân dân đối với chiến thắng lịch sử của cha ông, nó cảnh báo kẻ thù về sự tất bại tất yếu của chúng nếu còn có âm mưu xâm lược nước ta. Lễ hội Đống Đa thể hiện tình cảm kính yêu người anh hùng áo vài Quang Trung Nguyễn Huệ đã xả thân vì nghĩa lớn, không màng đến nan nguy, vì nghĩa diệt thân, hết sức dũng liệt.

Tham dự lễ hội là dịp để chúng mọi người dân ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, được chứng kiến những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải Quang Trung. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là chiến thắng hiển hách, thể hiện tài trí, sức mạnh chiến thắng và tấm lòng yêu nước thiết tha của nhân dân ta trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược.
Bình luận (0)