Những câu hỏi liên quan
OiOi
Xem chi tiết
Trịnh Hán Cẩm
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 12:53

Em tham khảo:

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

Bình luận (0)
mai thị ngọc yến
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Minh Khang
Xem chi tiết
Cao Thế Vinh
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
bé mèo
Xem chi tiết
trần hoàng anh
Xem chi tiết
Thanh Nhàn ♫
21 tháng 3 2020 lúc 15:39

Bài làm:

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Tham khảo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
bảo nhi đồng
Xem chi tiết
Phong Y
30 tháng 5 2021 lúc 12:21

Tham khảo

Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.

Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều di sản bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác. Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều di sản đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

Bình luận (0)