Viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu về con vật em yêu quý trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Viết 1 đoạn văn khoảng nửa trang giấy về 1 con vật mà em yêu quý, trong đó có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
Cho câu chủ đề : Tục ngữ là những bài học quý giá về con người và xã hội ; cách ứng xử trong cuộc sống . Em hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn khoảng 10 câu trong đó có sử dụng câu chứa thành phần trạng ngữ ( gạch chân chú thích )
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về một truyện truyền thuyết mà em yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất một thành ngữ hoặc một trạng ngữ. Gạch chân dưới thành ngữ hoặc trạng ngữ đó. Chỉ đc dùng 2 câu chuyện đó là Thánh Giongs và Sự Tích Hồ Gươm ạ.
Em đng cần gấp mong anh chị giúp e ạ
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua rất là nhiều năm dựng và xây nên đất nước.Những kẻ thù xâm lược đã khiến cho dân tộc ta sống trong cực khổ , thế nhưng nhân dân chúng ta chưa chịu khuất phục cả.Điều đó thể hiện rất rõ với người anh hùng đã cứu nước khỏi giặc Ân, đó là Thánh Gióng .Với sự "đoàn kết thì sống , chia rẽ thì chết" .Những trang sử hào hùng , đã mang lại ý nghĩa về sau.
( Câu đoàn kết thì sống , chia rẽ thì chét là 1 thành ngữ nha)///mình xin 1 tick được ko^^////
Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật văn học mà em yêu thích trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó
ko chép mang
Cần gấp ạaa
Nhân vật ngữ Văn mà em yêu thích nhất đó là chị Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có rất nhiều nữ chiến sĩ xung phong tham gia đội trinh sát mặt đường và phá bom, Phương Định là một trong số ấy. Cho dù cuộc sống nơi chiến trường có khó khăn đến mức nào, Phương Định vẫn giữ cho mình tâm hồn trong sáng, mộng mơ của tuổi thiếu nữ đôi mươi đồng thời là tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. Sự dũng cảm đầy nghị lực của Phương Định chính là một hình ảnh tiêu biểu cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Viết một đoạn văn kể về một món đồ chơi mà em yêu thích .Trong đó có một câu sử dụng nhiều trạng ngữ
Dựa vào đoạn văn 2.1, 2.2 phần Văn bản, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Trong đó có sử dụng câu rút gọn và trạng ngữ, (Hãy chỉ rõ).
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử. Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, chúng ta đã chiến thắng.
viết một đoạn văn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết(trong đó có sử dụng thành phần trạng ngữ,gạch chân dưới trạng ngữ đó)
giúp e vs ạ
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó có sử dụng ba trạng ngữ.
Tham khảo
Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Các trạng ngữ:
từ xưa đến nay (trạng ngữ chỉ thời gian)vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp; vì muốn giúp đỡ mẹ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)Tham khảo Tham khảo thôi nhen:3
Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
-(Các trạng ngữ)
Trả lời:ở đoạn đầu truyện(trạng ngữ chỉ nơi chốn);Hằng ngày(trạng ngữ chỉ tuần suất); ít lâu sau(trạng ngữ chỉ thờ gian);Trên đường đi(trạng ngữ chỉ nơi chốn) Hết rồi nha bn~!^^
Tham khảo:
Sọ Dừa là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Sọ Dừa khi sinh ra đã có ngoại hình kỳ lạ không tay không chân, tròn như một quả dừa. Nhưng chàng lại có những phẩm chất tốt đẹp. Với tấm lòng hiếu thảo, Sọ Dừa đã nhờ mẹ xin vào nhà phú ông chăn bò thuê để phụ giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Nhưng chỉ có cô út với tấm lòng nhân hậu là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa có được cuộc sống hạnh phúc. Qua truyện Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Nhân vật Sọ Dừa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
Trạng ngữ: Với tấm lòng hiếu thảo, Trước khi đi, Qua truyện Sọ Dừa
viết một đoạn văn(khoảng 150 đến 200 chữ)trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó có sử dụng ba trạng ngữ
Tham khảo nhe:
“Sọ Dừa” là một trong những câu chuyện cổ tích không còn quá xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta và đây cũng là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất. Truyện kể về cậu bé Sọ Dừa sinh ra với hình thù khác người nhưng rất thông minh. Vì thương mẹ, chàng xin đi làm thuê cho Phú ông và được giao cho chăn bò. Vào ngày mùa, tôi tớ đi làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho chàng. Trong lúc đưa cơm, hai cô chị đều tỏ ra chán ghét chàng. Một hôm, đến phiên cô út, nàng phát hiện bí mật của Sọ Dừa, từ đó đem lòng thích chàng. Cuối mùa làm thuê, Sọ Dừa xin mẹ hỏi cưới con gái phú ông và cưới được cô út. Sau này chàng chút bỏ vỏ ngoài, trở thành một chàng trai khôi ngô, với sự thông minh và chăm chỉ chàng thi đậu và ra làm quan. Ghen tị cô em, hai cô chị lừa nàng ra đảo hoang. Nhưng không ngờ, Sọ dừa tìm được nàng. Trở về, chàng mở tiệc, hai cô chị tranh nhau kể về cô em. Nhưng khi thấy cô xuất hiện, hai người xấu hổ, lén bỏ về rồi bỏ đi biệt xứ. Qua câu chuyện, ta thấy được người xưa quan niệm người ở hiền gặp lành. Câu chuyện đã răn dạy chúng ta không nên hại người, cũng đừng trông mặt mà bắt hình dong, coi thường người khác vì vẻ bề ngoài của họ.