Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2017 lúc 14:11

Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

  Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn đi hỏi người mù nhưng hắn ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai bèn dắt nhau lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

  Thấy người mù khăng khăng không nhận, quan hỏi:

- Nhà ngươi có mang theo tiền không?

  Người mù đáp:

- Có ạ thưa quan, đấy là tiền của tôi.

- Hãy đưa ra đấy của ai rồi sẽ rõ.

  Quan sai người múc một chậu nước, bảo người mù bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau thấy trong chậu nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.

  Quan nghi người này giả mù bèn sai lính lấy roi ra đánh. Lúc đầu hắn chối cãi nhưng chỉ sau ba roi đành mở cả hai mắt.

  Trong thời đó, ở Quảng Trị có Truông Nhà Hồ là nơi bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp, quan sai chế ra một loại hòm gỗ kín, có lỗ thông hơi rồi cho quân sĩ ngồi sẵn trong đó. Quan lại cho đánh tiếng rằng đây là số hòm vàng bạc của một vị quan sắp ra Bắc. Bọn cướp tưởng bở, rình lúc đoàn người đi ngang bèn ra cướp lấy, đem về đến tận sào huyệt.

  Về đến nơi, các võ sĩ ngồi trong hòm bất ngờ xông ra. Vừa lúc đó, quân triều đình ập đến, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

  Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn cướp ấy đi khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên những làng xóm đông đúc.

Bình luận (0)
vinh do
Xem chi tiết
thuy thu mat trang
31 tháng 1 2018 lúc 17:49

pn phải tự làm chứ 

Bình luận (0)
©ⓢ丶κεη春╰‿╯
31 tháng 1 2018 lúc 17:52

Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:

-  Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

-  Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

-  Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt  nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội

Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.

Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.

Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.

Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.

:::::D

Bình luận (0)
Trần Tiến Đạt
31 tháng 1 2018 lúc 18:01

tự làm mk ko biết

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết
Mai Anh
13 tháng 2 2018 lúc 9:59

Có một lần xảy ra vụ cãi cọ xô xát dữ dội giữa người bán dầu và người ăn mày mù. Người bán dầu túm lấy người ăn mù đòi số tiền để trong bị đã bị đánh cắp. Hai bên đánh nhau, lính bắt giải đem vào cửa quan. Tên ăn mày cứ cãi là mắt bị mù biết tiền anh bán dầu để đâu mà lấy cắp.
 
Quan Nguyễn Khoa Đăng hỏi:
 
- Nhà ngươi có tiền không ?
- Bẩm quan có, nhưng đó là tiền của tôi.
- Cứ đưa tất cả ra đây. Của ai rồi sẽ rõ.

Quan sai lính múc một chậu nước trong, bỏ số tiền vào chậu. Tức thì nước nổi đầy váng dầu xanh.
 
Quan sai lính đánh thật đau. Tên ăn mày mở thao láo đôi mắt. Hắn là một tên gian giảo giả mù để đi ăn cắp.
 
Chuyện thứ hai nói về việc quan Nội tán triệt tận gốc bọn cướp ở truông nhà Hồ. Bọn cướp đã lập sào huyệt tại đây, hoành hành nhiều năm dữ dội. Nguyễn Khoa Đăng cho đóng một số hòm gỗ có chốt bên trong. Ông cho một số võ sĩ dũng lược, cao cường mang theo vũ khí vào ngồi trong hòm. Ông cho người tung tin có một vị quan to từ Bắc sắp đi qua, mang theo nhiều của cải vàng ngọc. Quả nhiên bọn cướp trúng kế kéo ra chặn đường bắt phu khuân các hòm gỗ về sào huyệt. Theo mật lệnh, các võ sĩ mở chốt hòm, nhất tề xông ra cùng đoàn lính cải trang làm phu dùng gươm giáo đâm chém. Một số tướng cướp bị giết, số còn lại bị bắt sống.
 
Sau đó, Nguyễn Khoa Đăng lập nhiều làng xóm dọc hai bên truông nhà Hồ. Từ đó “đường vô xứ Huế quanh quanh”, qua truông nhà Hồ trở nên bình yên. Ca dao thuở ấy đã nói về chuyện này:
 
“Phá Tarn Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm”.

Bình luận (0)
Cô nàng cự giải
13 tháng 2 2018 lúc 9:59

Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:

-  Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

-  Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

-  Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt  nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội

Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.

Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.

Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.

Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Hòa
13 tháng 2 2018 lúc 10:03

Thank you

Bình luận (0)
mai hoangphuong
Xem chi tiết
nguyenlinhchi
Xem chi tiết
Bui Đưc Trong
3 tháng 2 2018 lúc 19:21

Có !!!

Bình luận (0)
hello cac ban
3 tháng 2 2018 lúc 19:22

minh nhe 

Bình luận (0)
Pham Thi Tu My
3 tháng 2 2018 lúc 19:22

Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:

-  Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

-  Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

-  Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt  nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội

Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.

Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.

Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.

Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.


Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 9 2023 lúc 11:20

Chọn B.

Bình luận (0)
đỗ nhật tấn
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
22 tháng 2 2018 lúc 20:33
 

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1908 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh, nay là thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

               Thân phụ của đồng chí là Cụ Nguyễn Đức Tiết thi đậu Cử nhân năm 1888. Ông là người khảng khái, có lòng yêu nước thương dân. Ông đã tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa do Đề đốc Tạ Quang Hiện (tức Đề Hẹn quê Quang Lang Thụy Hải) đứng đầu chống lại ách đô hộ thực dân phong kiến ông mất vào năm 1915 khi Nguyễn Đức Cảnh được 7 tuổi

Thân mẫu của đồng chí là bà Trần Thị Thuỳ,  một phụ nữ lam làm, nhất mức yêu chồng thương con.

Năm 1923 khi tròn 16 tuổi đồng chí sang học tại trường thành chung Nam Định. Nguyễn Đức Cảnh đã kết thân với nhiều bạn học có lòng yêu nước, trong đó có Đặng Xuân Khu – Tức Tổng bí thư Trường Chinh

Năm 1920 anh rời trường Thành chung lên Hà Nội làm công nhân nhà in Mạc Đình Tư. Tại Hà Nội anh được bạn bè yêu mến, giúp đỡ, anh gia nhập đội ngũ công nhân – từ đây Nguyễn Đức Cảnh càng hiểu sâu sắc về giai cấp công nhân, về những nỗi bất công thống khổ mà họ gánh chịu.

Tháng 6 năm 1927 tỉnh bộ thanh niên cách mạng đồng chí Hội Hà Nội được thành lập. Anh được cử sang Quảng Châu dự lớp chính trị của tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội do Đ/c Nguyễn ái Quốc trực tiếp lên lớp. Qua học tập, càng hiểu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua đó lòng yêu nước, chí khí đấu tranh, tinh thần cách mạng cao cả của Đ/c Nguyễn Đức Cảnh

Tháng 2 năm 1928 Đ/c được kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội cử làm bí thư tỉnh bộ thanh niên cách mạng Hải Phòng sau đó được đề bạt làm uỷ viên ban chấp hành kỳ bộ và được cử làm bí thư khu bộ Hải Phòng

Với trọng trách trên Đ/c Nguyễn Đức Cảnh đã đem hết sức mình vào việc huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin, phương pháp tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng

Cuối năm 1928 phong trào đấu tranh cách mạng đã khá mạnh ở cả Bắc Kỳ Đ/c Nguyễn Đức Cảnh đã viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề “Tổ chức công hội” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin, tài liệu đã được tổ chức bí mật in ấn lưu hành trong công nhân

Sang năm 1929 phong trào cách mạng dấy lên rộng khắp – từ đó yêu cầu khách quan đặt ra là phải có một tổ chức cao hơn để ngang tầm với sự đòi hỏi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc chính là - Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Đầu tháng 3 năm 1929 tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở nước ta được thành lập gồm 7 Đ/c (Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Tuần Chung, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, ……)

Tiếp đó, ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập với sự đóng góp tích cực, to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Đồng chí tham gia Ban chấp hành lâm thời, trực tiếp chỉ đạo tổ chức Công hội Đỏ. Ngày 28/9/1929, tại Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Tổng thư ký và phụ trỏch tờ bỏo " Lao động" và tạp chí " Công hội đỏ". Tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 3/2 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hải Phũng. Đồng chí đó kiện toàn 14 chi bộ với 100 đảng viên, phát triển các tổ chức Công hội Đỏ, Nông hội Đỏ, Thanh niên đoàn, Phụ nữ giải phóng và mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, tổ chức ấn hành tờ " Sao đỏ" - cơ quan của Tỉnh Đảng bộ, tờ " Tia lửa" - cơ quan của tỉnh đoàn thanh niên.

            Tháng 4/1930, đồng chí tổ chức đón, bảo đảm an toàn Tổng Bí thư Trần Phú về khảo sát phong trào công nhân Hải Phũng đồng thời đóng góp ý kiến thực tiễn giúp đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng năm 1930. Cuối tháng 10/1930, đồng chí được Trung ương Đảng điều động vào tham gia uỷ viên xứ uỷ Trung kỳ để tăng cường lónh đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Tháng 5/1930 Đ/c được cử làm bí thư xứ uỷ Bắc kỳ – tháng 10/1930 trước yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ An Đ/c được trung ương đảng điều động vào tham gia xứ uỷ trung kỳ

Ngày 9/4/1931 sau cuộc họp quan trọng của xứ uỷ trung kỳ tại thành phố Vinh về Đ/c đã bị địch bắt tại làng Yên Dũng Hạ. Cuối tháng 4 năm 1931 bọn địch đã giải anh ra Hoả Lò - Hà Nội, dùng mọi cách tra tấn dã man nhưng với chí khí kiên cường của người cộng sản, bọn địch không lấy được 1 lời khai nào

Những ngày cuối cùng trong xà lim án chém đồng chí đã viết tài liệu “công nhân vận động” cùng nhiều tài liệu quan trọng. Đây là những đóng góp to lớn của đồng chí vào kho tàng lý luận cách mạng của đảng ta góp phần lãnh đạo sự nghiệp cách mạng từng bước thắng lợi

Không khuất phục nổi ý chí kiên cường của người cộng sản kiên trung kẻ thù đã kết án tử hình đồng chí. Trước khi đi xa, Nguyễn Đức Cảnh đã viết bài thơ “Tạ từ ngôn” là lời vĩnh biệt anh gửi về cho mẹ và cho quê hương

Ngày 31/7/1932 Thực dân Pháp đã hèn hạ sát hại đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại nhà lao Sông Lấp – Hải Phòng.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta. Đồng chí đã góp phần tích cực vào việc thành lập Đảng, thành lập tổng công hội Bắc Kỳ và Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam. Đồng chí cũng là người sáng lập đồng thời cũng là Bí thư tỉnh uỷ đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là tấm gương rực sáng về tinh thần yêu nước nồng nàn, sự giác ngộ chủ nghĩa cộng sản sâu sắc; đồng chí đã nêu tấm gương cao đẹp về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và phẩm chất đạo đức trong sáng, cao cả của người cộng sản chân chính.

Đồng chí đã trọn đời cống hiến, chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp Cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đồng chí đã đi xa, nhưng Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi nhớ đến công lao to lớn của đồng chí. Năm 2007, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam, hài cốt của đồng chí đã được tìm thấy tại Nhà máy giày Thống Nhất, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Sau 75 năm xa quê mẹ - Đảng nhà nước và nhân dân đã trân trọng đón Đ/c về đất mẹ. Khu lưu niệm Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh hôm nay đã trở thành nơi đến viếng thăm của đông đảo đồng chí đồng bào cả nước và Quốc tế. Đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam. Khu lưu niệm mỗi năm được đón hàng ngàn quí khách xa gần về viếng thăm dâng hương tưởng niệm

Bình luận (0)
đỗ nhật tấn
22 tháng 2 2018 lúc 20:37

cảm ơn bạn nhiều

Bình luận (0)
Zeref Dragneel
22 tháng 2 2018 lúc 21:13

Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2-2-1908, tại một miền quê vùng biển Thái Bình, trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân phụ là Nguyễn Đức Tiết, đỗ cử nhân năm 1888 (Khoa Mậu Tý). 
Tuy đỗ đạt cao thời bấy giờ, nhưng ông Nguyễn Đức Tiết từ chối nơi quan trường, làm nghề dạy học tại quê nhà, làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thuỵ Anh (nay là làng Diêm Điền, xã Thuỵ Hà, huyện Thái Thuỵ), tỉnh Thái Bình. Nhân dân trong vùng cảm phục tài, đức của Ông, đã tin tưởng gửi con em mình đến nhờ Ông dạy bảo. Ông đã có công nuôi dạy Nguyễn Đức Cảnh học hành. 
Năm 1923, Nguyễn Đức Cảnh xin vào Trường Thành chung Nam Định. Cùng học một khoá ở Trường Thành chung Nam Định có Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và nhiều người khác, mà sau đó, họ đã trở thành những nhà yêu nước và cách mạng. 
Hồi bấy giờ, ai được vào học trường thành chung là vinh dự lắm, phải là con những nhà trí thức hoặc quan lại. Bởi vì, cả xứ Bắc Kỳ lúc ấy chỉ có 4 trường thành chung. Mỗi trường thành chung chỉ có một số ít học sinh được tuyển lựa chặt chẽ. Học Trường Thành chung Nam Định, trình độ văn hoá của Nguyễn Đức Cảnh rõ ràng được nâng lên rất nhiều so với khi còn học tại trường làng. Môn tiếng Pháp được xếp vào môn học chính, cho nên Nguyễn Đức Cảnh càng có cơ hội đọc những sách, báo tiến bộ viết bằng tiếng Pháp, trong đó có các tác phẩm của Môngtexkiơ và J.J. Rútxô. Lúc này, Nguyễn Đức Cảnh cũng đã biết tới cuộc Cách mạng tư sản Pháp hồi cuối thế kỷ XVIII (1789-1794). Học sinh Trường Thành chung Nam Định lúc ấy còn được bí mật đọc báo "Người cùng khổ" (Le Paria) từ Pháp chuyển qua Việt Nam, với những bài viết nổi tiếng của Nguyễn ái Quốc. Ngoài ra, Nguyễn Đức Cảnh còn được đọc một số bài viết của các nhà yêu nước có tên tuổi như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, trong đó có bức thư của cụ Phan Chu Trinh viết năm 1906, gửi Chính phủ Đông Pháp. Trình độ văn hoá được nâng cao đã làm cho Nguyễn Đức Cảnh hiểu biết ngày càng sâu rộng về thời cuộc. 
Nguyễn Đức Cảnh ra đời trong lúc phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi, như cuộc đấu tranh của công nhân cảng Hải Phòng diễn ra năm 1902, cuộc đấu tranh của công nhân Hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và châu Phi (L'U.C.I) nhất loạt bãi công đấu tranh chống việc khám xét thô bỉ của Hãng, bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi của người lao động,… Tất cả những cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX là những dấu hiệu đầu tiên để nói rằng khả năng vươn tới tương lai của một giai cấp tiên tiến trong xã hội Việt Nam là điều bắt đầu trở thành hiện thực. 
Vào những năm 1923, 1924, vấn đề "hồn nước" đã được học sinh Trường Thành chung Nam Định đặt ra và bàn luận sôi nổi. Nhiều bài văn, bài thơ của học sinh Trường Thành chung Nam Định sáng tác nói về hồn non nước và đức hy sinh của nam nhi để cứu nước non nhà. 
Nguyễn Đức Cảnh và những bạn bè của Anh rất thông cảm với những đau khổ của nhân dân mình trước cảnh nước mất, nhà tan. Nhưng làm gì để cứu nhân dân mình ra khỏi cảnh "nước mất, nhà tan", thì Nguyễn Đức Cảnh chưa nhận thức được trong những ngày học tại Trường Thành chung Nam Định. 
Trong những ngày sống và học tập tại Thành phố Nam Định, Nguyễn Đức Cảnh có dịp tìm hiểu về công nhân thành phố dệt nổi tiếng khắp Đông Dương. Nhờ đi sâu tìm hiểu công nhân và phong trào công nhân, Nguyễn Đức Cảnh có dịp cọ sát với thực tế đời sống thợ thuyền. Đây chính là cơ sở quan trọng để sau đó Nguyễn Đức Cảnh nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn. 
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nam Định nổi lên là một thành phố công nghiệp với Nhà máy Sợi, Nhà máy Tơ, Nhà máy Điện, Nhà máy Rượu, Nhà máy Chai,... Trong một bản báo cáo gửi về Pháp, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương lý giải rằng, sở dĩ họ ưu tiên phát triển công nghiệp tại Nam Định, vì Nam Định sẵn có nguồn nhân công đang chờ việc làm. "Họ có thể sẵn sàng làm với đồng lương rẻ mạt". Điều kiện đó thúc đẩy các nhà tư bản Pháp đổ xô vào đất Thành Nam" để xây dựng các nhà máy. Tại Nhà máy Sợi Nam Định, với gần 15 nghìn công nhân làm việc suốt 3 ca liên tục trong 24 giờ, hằng năm, nhà tư bản đã rút của công nhân biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu. Chính bởi bị bóc lột tàn nhẫn mà đội ngũ công nhân Nam Định sớm vùng lên tranh đấu. Mục tiêu đấu tranh của họ là đòi tăng lương, giảm giờ làm. Từ năm 1924 đến năm 1926 (thời gian Nguyễn Đức Cảnh học Trường Thành chung), tại Nam Định đã nổ ra 6 cuộc bãi công của công nhân Nhà máy Sợi, Nhà máy Tơ, Nhà máy Điện, Nhà máy Rượu. 
Nguyễn Đức Cảnh đã sống trong không khí sôi nổi của những cuộc đấu tranh đó. Những sự kiện này thực sự tác động đến tư tưởng, tình cảm của Anh. Bước đầu Anh đã nhận ra nỗi khổ sở của người lao động làm thuê, nhận ra cái chế độ bất công, thối nát của xã hội đương thời và bắt đầu mong muốn có mối quan hệ với công nhân. Anh đã tìm đến các xóm thợ ở các khu Mỹ Trọng, Năng Tĩnh để tìm hiểu tình cảnh của công nhân. Anh sẵn sàng giúp đỡ công nhân khi họ có yêu cầu, như dạy con cái họ học tập, viết giúp cái đơn kiện kẻ ức hiếp,… Trước cảnh đói nghèo, gieo neo của họ, Anh thấy lòng mình tái tê. Nếu như trước đó, Anh tìm thấy cái nghèo, cái đói của người nông dân một sương hai nắng ở nơi quê nhà, thì nay, Anh lại tìm thấy cái nghèo đói cơ cực của những người thợ khố rách, áo ôm. Cái nghèo khổ ấy hiện ra trước mắt Anh tới mức khủng khiếp. Còn đối với người thợ, sự xuất hiện của Anh ở nơi họ sống, làm họ bàn tán xôn xao và vô cùng cảm phục. Bởi vì, hồi ấy, những "cậu ấm", "cậu tú" thường đi trên đường cái quan, chứ bao giờ lại chịu chui vào những "căn nhà ổ chuột". Nguyễn Đức Cảnh tuy không phải là những "cậu ấm", "cậu tú", nhưng là người có học thức, thư sinh, mà lại tìm đến xóm thợ là một biểu hiện của lòng dũng cảm và sự thông cảm sâu sắc của Anh với những người mà Anh suốt đời gắn bó. Điều lớn nhất đối với Anh là trong những ngày thâm nhập xóm thợ, Anh đã nhận thấy sức mạnh của thợ thuyền qua những lần họ dám đứng lên đấu tranh với bọn chủ nhà máy, mặc dù nhận thức này của Anh lúc đó vẫn còn là cảm tính. 
Qua những tài liệu mà chúng ta sưu tầm được đã chứng minh Nguyễn Đức Cảnh suy nghĩ, trăn trở rất nhiều về những người thợ mà Anh được tiếp xúc. Hằng ngày, mỗi lần đứng nhìn những người thợ lam lũ ra về sau một ngày làm việc căng thẳng, Anh càng thấy thương yêu họ. Tình yêu giai cấp nồng nàn ấy nảy sinh ý nghĩ táo bạo là Anh đã đề xuất lập hội tương trợ thợ thuyền nhằm giúp nhau trong cơn hoạn nạn và cùng nhau tranh đấu. Chính Anh đã bí mật đứng ra tổ chức thành công một số cuộc đấu tranh của công nhân Nam Định. 
Nguyễn Đức Cảnh rời khỏi Trường Thành chung Nam Định vào năm 1926. Chấm dứt cuộc đời học sinh, Anh bắt đầu đi vào con đường người thợ, con đường đấu tranh cách mạng. 
Cuối năm 1926, Nguyễn Đức Cảnh rời Thái Bình, Nam Định để lên Hà Nội. Từ đây, Anh chính thức bắt đầu sống cuộc đời công nhân. Tại Hà Nội, Anh được một người quen biết giới thiệu, đến làm việc tại hiệu ảnh Hưng Ký ở phố Hàng Trống. Sau một thời gian ngắn làm thợ ảnh, Anh xìn đi dạy học tại Trường Công ích ở phố Bạch Mai. 
Thời gian ở Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh tìm đến Nam đồng Thư xã và xin gia nhập tổ chức này. Nam đồng Thư xã thành lập năm 1926. Thực chất đây là một quán sách nhỏ do một nhóm thanh niên yêu nước như Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu,… đứng ra tổ chức. Trụ sở đặt tại phố Ngũ Xã. Nam đồng Thư xã là một trong mấy thư xã tiến bộ, yêu nước Việt Nam hồi ấy. Nam đồng Thư xã đã tổ chức viết, dịch và phát hành các sách tuyên truyền cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên và chủ nghĩa dân tộc cách mạng. 
Nhờ hoạt động của Nam đồng Thư xã, Nguyễn Đức Cảnh hiểu được thêm những tư tưởng của Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), Găngđi, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh) và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân. 
Vì có quan hệ in ấn sách báo cho nhóm Nam đồng Thư xã , Nguyễn Đức Cảnh bắt đầu làm quen với một số xưởng in của Hà Nội, trong đó có Xưởng in Lê Văn Tân. 
Muốn trở thành người công nhân. Đó là ước mơ của Nguyễn Đức Cảnh ngay từ hồi Anh còn học ở Trường Thành chung Nam Định. Ra Hà Nội, được tiếp xúc với công nhân ngành in, Anh càng thấy giai cấp này rõ ràng đang có sức sống. Anh đề nghị với nhóm Nam đồng Thư xã giới thiệu Anh vào làm việc tại một xưởng in. Nhóm này đồng ý và giới thiệu Anh đến làm việc tại Xưởng in Lê Văn Tân. 
Xưởng in Lê Văn Tân hồi ấy ở phố Hàng Bông. Đây là một trong những xưởng in "có vai vế" ở Hà Nội. Thiết bị tuy chưa bằng Nhà in Viễn Đông, Nhà in Tôpanh cùng một số nhà in khác ra đời sau đó, nhưng uy quyền của nó lại không kém bất kỳ một xưởng in nào có vai vế ở Việt Nam hồi đó. Bởi vì, đây vốn là một xưởng in của một nhà tư sản Pháp, được chuyển nhượng, sang tên cho Mạc Đình Tứ, rồi Mạc Đình Tứ lại chuyển nhượng sang tên cho Lê Văn Tân. Từ đấy, Xưởng in được mở mang dần. Số lượng công nhân có lúc lên tới khoảng gần 300 người. 
Khi Nguyễn Đức Cảnh vào làm việc tại Xưởng in Lê Văn Tân, tại Việt Nam chưa có luật lệ quy định cho công nhân mỗi ngày phải làm việc mấy giờ. Mãi tới ngày 25-10-1927, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương mới ra quy định về giờ làm việc của công nhân. Tuy nhiên, quy định ấy cũng chỉ có tính chất hình thức. Trong thực tế, các chủ xưởng cứ tuỳ tiện mà thi hành. Có chủ xưởng bắt công nhân làm việc tới 12, 13 giờ mỗi ngày và bắt công nhân làm việc cả ngày chủ nhật. 
Nguyễn Đức Cảnh vào làm việc tại Xưởng in Lê Văn Tân đã chứng kiến ngay cảnh bất công ấy. 
Công việc của Nguyễn Đức Cảnh trong Xưởng in thường là đẩy xe chở giấy, sách, rồi làm thợ phụ đứng máy in. Có lúc, Anh làm cả công việc của người ghi chép sổ sách thống kê. Mặc dù công việc có phần vất vả, nhưng Anh vẫn thấy say mê với nghề nghiệp, vì bên cạnh cái vất vả, thậm chí khổ nhục bởi những ngọn roi của bọn cai, xếp, thấy rõ tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam, sinh hoạt, đời sống của họ. Cũng qua tiếp xúc và sinh hoạt với công nhân, Anh thấy tình thương ấm áp của những người cùng hội, cùng thuyền. Một điều say mê nữa là Anh đã đọc được nhiều bản thảo còn nguyên mùi mực, nói về xã hội, cuộc sống, con người. Có lần Anh tâm sự với anh, chị em công nhân xưởng in rằng, chúng ta bán sức lao động cho chủ, chủ chỉ trả lại cho chúng ta khoảng 20% (quy ra tiền lương) giá trị sức lao động của chính chúng ta, còn lại, chủ hưởng 80% sức lao động của chúng ta bỏ vào sản xuất. 
Như vậy, kiến thức văn hoá; phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX; hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân là ba cơ sở quan trọng để Nguyễn Đức Cảnh trở thành nhà lý luận của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam. 
Nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp Nguyễn Đức Cảnh bị nhà cầm quyền Đông Pháp bắt tại làng Yên Dũng Hạ, nay là xã Hưng Thuỷ, sát thành phố Vinh, Nghệ An vào một đêm cuối tháng 4-1931, trong lúc Anh đang hoạt động tại Trung Kỳ. Khi bắt được Nguyễn Đức Cảnh, nhà cầm quyền Đông Pháp chưa biết cụ thể lai lịch của Anh, nhưng người mà họ bắt được trong "khu vực cộng sản" chắc hẳn "phải có vấn đề". Hơn thế nữa, trước đó, Sở Mật thám Bắc Kỳ đã thông báo cho Chánh mật thám Vinh biết, có một người cộng sản "rất nguy hiểm" mang bí danh Bé Con từ Bắc Kỳ vào hoạt động tại Trung Kỳ. Vì vậy, khi bắt được Nguyễn Đức Cảnh, chúng dự đoán đây chính là Bé Con. Những "cơn mưa" đòn tra tấn giáng xuống đầu Nguyễn Đức Cảnh, một người nặng 51 cân, càng đánh, Anh càng gan dạ, không hề hé răng khai báo một lời. Anh khinh bỉ những tên mật thám tây, ta đã đánh Anh những trận sống chết. Anh nhìn chúng bằng đôi mắt rực lửa căm thù. Chúng bất lực trước tinh thần bất khuất của Nguyễn Đức Cảnh. Tháng 5-1931, chúng đưa Anh về Hà Nội, giam tại Hoả Lò. Những đòn tra tấn Anh lại tiếp tục diễn ra, làm Anh bị gãy một ống xương chân, tay trái bị teo lại, gan phổi bị trọng thương. Ngày 16-11-1931, chúng đưa Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân và 99 người tù khác, trong đó có 86 người là đảng viên cộng sản, ra xử tại Hội đồng Đề hình. Nguyễn Đức Cảnh bị ghép vào "vụ Đông Dương Cộng sản Đảng", luận "tội" về Anh như sau: "Nguyễn Đức Cảnh tức Trọng Con can tội trong năm 1931 vào Đông Dương Cộng sản Đảng là một hội kín, mục đích cốt đánh đổ hoặc thay đổi Chính phủ Đông Dương hiện thời và xui dân dùng khí giới chống cự với các bậc cầm quyền". Nhưng nếu "chỉ ngần ấy tội" không đủ để khoác cho Anh cái án tử hình. Vì vậy, chúng gán cho Anh cái "trọng tội" thứ hai là có "dính líu đến một vụ án mạng". Trước toà án thực dân, Nguyễn Đức Cảnh bác bỏ tất cả những lời vu cáo trắng trợn của nhà cầm quyền Pháp. Khi chúng buộc tội cho Hồ Ngọc Lân gây ra vụ án mạng. Hồ Ngọc Lân không nhận. Chúng liền gọi Nguyễn Đức Cảnh lên đối chất. Nguyễn Đức Cảnh nhìn thẳng vào mặt quan toà, nói: "Ông Lân không phải là người gây ra vụ án mạng", rằng, "vụ ám sát ấy không phải do Đảng Cộng sản gây ra, còn thủ phạm trong vụ ám sát ấy không phải là Lân". Bất chấp những lời bào chữa của Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân, tối 18-11-1931, Hội đồng Đề hình tuyên bố xử Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân tử hình. 
Trong những ngày sống trong xà lim án chém, Nguyễn Đức Cảnh viết đơn chống án lên Tổng thống Cộng hoà Pháp (Đông Dương lúc này thuộc Pháp) nhằm kéo dài thời gian sống để tranh thủ viết tác phẩm nổi tiếng: "Công nhân vận động" ngay trong xà lim án chém. Trong bức điện số 1475-C, ngày 26-7-1932, do Nicôlai (Nicolais), phụ trách Văn phòng Toàn quyền Đông Dương, gửi Thống sứ Bắc Kỳ, viết: "Tôi xin báo để Ông biết, trong bức điện số 168, ngày 14-7-1932 của Tổng trưởng thuộc địa gửi Toàn quyền Đông Dương, báo rằng, Tổng thống Cộng hoà Pháp không chấp nhận đơn chống án tử hình của các ông Hồ Ngọc Lân và Nguyễn Đức Cảnh mà Hội đồng Đề hình đã xử ngày 17-11-1931. Vậy đề nghị Ông cứ theo đúng án của Hội đồng Đề hình xử ngày 17-11-1931 mà thi hành ngay. Bản án đã được thi hành vào lúc 5 giờ sáng chủ nhật, 31-7-1932, tại Nhà lao Hải Phòng, bằng hình thức chém đầu. Trước khi lên máy chém, cai ngục hỏi Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân có yêu cầu gì không? "Hồ Ngọc Lân đề nghị đưa ra máy chém thì đừng trói, còn Nguyễn Đức Cảnh, tức Trọng, không yêu cầu gì, chỉ ngồi hát". Đến 4 giờ sáng 31-7-1932, bọn thi hành án lúc nhúc kéo vào để lôi Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân đi chém. Báo Đông Pháp số ra chiều 31-7-1932 tường thuật: "Bấy giờ hai người đang ngồi hút thuốc lá". Trên đường đi đến nơi đặt máy chém, chúng để anh Cảnh đi trước, anh Lân đi sau, mỗi anh cách nhau một mét. Các anh đều bị trói. Bọn quan quân tây, ta đi kèm chung quanh. Lúc này, anh Lân lại hát liên tục. Còn anh Cảnh lặng im, chỉ mỉm cười, nét mặt hoàn toàn không có gì thay đổi. 
Hai chiến sĩ cộng sản hoạt động trong phong trào công nhân là Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân ngã xuống trong lúc phong trào cách mạng Việt Nam lúc này đang gặp gian nguy, các chiến sĩ cộng sản bị nhà cầm quyền thực dân khủng bố đẫm máu. 
Trước cái chết anh dũng phi thường của Nguyễn Đức Cảnh, người hoạt động không biết mệt mỏi trong phong trào công nhân và công hội đỏ, đã để lại sự kính phục sâu sắc trong lòng giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Tấm gương ấy muôn đời sáng mãi! 
Giác ngộ về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân: bước chuyển biến có tính chất quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Đức Cảnh. Anh hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân, phấn đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. 
Vào tháng 9-1927, Nguyễn Đức Cảnh cùng một số chiến hữu lên đường đi Quảng Châu để liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội), cũng là để được gặp Nguyễn ái Quốc, một người mà Nguyễn Đức Cảnh rất ngưỡng mộ, vì Anh đã đọc những bài viết của Người đăng báo "Người cùng khổ". Nhưng rất tiếc cho Nguyễn Đức Cảnh là khi đến Quảng Châu, Nguyễn ái Quốc đã rời Quảng Châu đi Liên Xô. Mọi công việc còn lại, Nguyễn ái Quốc giao cho Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giải quyết. Nguyễn Đức Cảnh đã làm việc với Ban lãnh đạo Tổng bộ bàn việc hợp tác chống Pháp xâm lược Việt Nam. Sau đó, Anh được Tổng bộ huấn luyện chính trị. Tuy không được trực tiếp nghe thầy Nguyễn ái Quốc giảng, nhưng cuốn sách "Đường cách mệnh" mà Người để lại làm tài liệu học tập đã giúp cho Anh nhận thức được nhiều vấn đề mới. Trong quá trình học tập, Anh tiếp thu được lý luận Mác - Lênin, thấy được sứ mạng lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Bài học thấm thía đối với Anh là muốn đưa cuộc cách mạng tới thành công phải lấy lực lượng công nhân, nông dân làm nòng cốt, do giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là đảng cộng sản lãnh đạo. Trong quá trình học tập, Nguyễn Đức Cảnh rất chú ý nghiên cứu về tổ chức Công hội. Đây là vấn đề hết sức mới đối với Anh. Anh nghiên cứu tỉ mỉ về phương pháp tổ chức công hội do thầy Nguyễn ái Quốc vạch ra trong tác phẩm "Đường cách mệnh". Đây là một tổ chức của giai cấp công nhân, nên yêu cầu trước hết là nó phải tổ chức đội ngũ thợ thuyền lại. Chỉ có thống nhất lại mới tạo nên sức mạnh trong lòng giai cấp. Vấn đề mà Nguyễn ái Quốc đã rút ra và được Nguyễn Đức Cảnh tiếp thu là sự đoàn kết thống nhất, cùng nhau đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công. Để bảo đảm thắng lợi trong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, Công hội phải được tổ chức chặt chẽ , phải theo nguyên tắc "dân chủ tập trung". Trong hoàn cảnh bất hợp pháp, hoạt động của Công hội phải tuyệt đối giữ bí mật, phải cảnh giác, không thể để cho kẻ địch chui vào phá hoại. 
Nguyễn Đức Cảnh bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và Công hội. Đảng lãnh đạo Công hội. Công hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những công nhân giác ngộ cách mạng đều có thể tham gia Cộng hội. 
Khi nghiên cứu về cách mạng thế giới, Nguyễn Đức Cảnh cũng nhận ra mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế. 
Được những tư tưởng lý luận soi sáng, Nguyễn Đức Cảnh tình nguyện gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức cách mạng đầu tiên ở Việt Nam có xu hướng xã hội chủ nghĩa, vận động công nhân và nông dân đi theo con đường chủ nghĩa xã hội khoa học, chuản bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng ở Việt Nam. 
Cuối năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh rời Trung Quốc về nước. Khi ra đi, Anh chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân. Khi trở về, Anh giác ngộ, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. 
Trở về Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh được tin Nam đồng Thư xã , một tổ chức mà Anh có thời kỳ gắn bó, vừa chuyển thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Những người lãnh đạo trong tổ chức này đều là những bạn cũ của Anh như Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Đoàn Trần Nghiệp (Ký Con),… Qua sự kiện này, Anh nhận ra sự hạn chế của Việt Nam Quốc dân Đảng, nên đã tuyên bố không gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, không theo chủ nghĩa Tam dân, mà gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (gọi tắt là Thanh niên), theo chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng và khoa học và Anh lao vào cuộc đấu tranh mới đầy hào hứng. Anh về Hải Phòng, tiếp tục thâm nhập phong trào công nhân, làm việc tại Nhà máy cơ khí Carông và hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hải Phòng, được bổ sung vào Tỉnh bộ Thanh niên Hải Phòng. Năm 1928, Anh được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, trực tiếp phụ trách Tỉnh bộ Thanh niên Hải Phòng, thay Nguyễn Tường Loan bị bệnh nặng. 
Tại Hải Phòng lúc này, Nguyễn Đức Cảnh đã bắt mối liên lạc với Nguyễn Lương Bằng, Lương Khánh Thiện, những công nhân hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Họ rất gắn bó với nhau trong công tác và hoạt động rất ăn ý. 
Những ngày hoạt động tại Hải Phòng, Nguyễn Đức Cảnh nhận ra một điều là công nhân miền duyên hải đấu tranh kiên cường và hoạt động hăng hái. Có điều là trình độ lý luận của họ hầu như chưa có gì. Về văn hoá, nhìn chung, cũng rất thấp, nhiều người lại chưa biết chữ. Trước tình hình đó, Nguyễn Đức Cảnh đã bàn với Tỉnh bộ Thanh niên Hải Phòng mở những lớp huấn luyện chính trị và những lớp văn hoá để nâng cao trình độ cho công nhân thành phố Cảng. Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp giảng bài. Những bài giảng của Anh thật sự để lại ấn tượng sâu sắc trong anh chị em công nhân. Muốn nâng cao trình độ cho công nhân, phải có nhiều tài liệu cho công nhân đọc. Nguyễn Đức Cảnh giải quyết bằng cách viết soạn thảo tài liệu học tập và viết bài cho các báo "Đồng lòng tranh đấu", "Tin tức", "Cờ đỏ" xuất bản ở Hải Phòng hồi ấy để tuyên truyền trong công nhân và nhân dân lao động Hải Phòng. Những bài viết của Anh thật sự có sức thuyết phục đối với công nhân. 
Năm 1928, Hải Phòng rộ lên đợt tuyên truyền sách, báo cách mạng trong công nhân và nhân dân. Qua đợt tuyên truyền này, nhiều cơ sở cách mạng phát triển trong nhà máy, trường học, đường phố. Cơ sở cách mạng phát triển thúc đẩy phong trào công nhân lên cao. Công nhân nhiều nhà máy ở Hải Phòng liên tiếp đấu tranh đòi tăng lương, chống đánh đập, cúp phạt. Đáng chú ý là cuộc bãi công của 2 nghìn công nhân Nhà máy Xi măng, đòi chủ nhà máy phải tăng 2 xu một ngày cho mỗi người. Làn sóng bãi công của công nhân các mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Mạo Khê diễn ra với nhiều hình thức phong phú. 
Sự lớn mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào, đã làm cho Nguyễn Đức Cảnh và các đồng chí của Anh thấy rõ sự hạn chế trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, không đủ sức lãnh đạo phong trào. Những người tích cực trong tổ chức Thanh niên nảy ra ý định thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Vì vậy, tháng 3-1929, Nguyễn Đức Cảnh bí mật rời Hải Phòng về Hà Nội để cùng với đồng chí của Anh bàn việc lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. Về vấn đề này, được Trần Văn Cung kể lại: "Tư tưởng muốn có Đảng Cộng sản thúc giục chúng tôi rất mạnh. Chúng tôi đem vấn đề thành lập Đảng ra trao đổi với một số anh em hằng ngày vẫn gặp gỡ nhau. Vấn đề thành lập Đảng đã được nung nấu trong lòng anh em chúng tôi lâu rồi, đã được thảo luận nhiều lần rồi". Để chuẩn bị thành lập Đảng, trước hết, cần tổ chức chi bộ cộng sản. Đó là lý do ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. 
Vào một ngày của tháng 3-1929, 8 người trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hẹn nhau bí mật đến số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, họp tuyên bố thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. Trong số những người này có Trần Văn Cung, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Phong Sắc, Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu),… Những người dự cuộc họp đều thống nhất với nhau những vấn đề về vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, công nông liên hiệp và Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân. 
Phong trào công nhân và phong trào yêu nước dâng cao ở Việt Nam hồi cuối năm 1929, đầu năm 1930. Sau khi Chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước ra đời, các tổ chức cộng sản cũng lần lượt được thành lập ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng (Đảng Cộng sản Đông Dương) thành lập vào tháng 6-1929, An Nam Cộng sản Đảng (Đảng Cộng sản An Nam) thành lập vào tháng 11-1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập vào tháng 1-1930. 
Nguyễn Đức Cảnh là một trong những người sáng lập Đông Dương Cộng sản Đảng, là Uỷ viên lâm thời Ban Chấp hành Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng, trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng của Đông Dương Cộng sản Đảng và được Đông Dương Cộng sản Đảng phân công phụ trách công tác công vận. Được Đảng giao trọng trách nặng nề này, Nguyễn Đức Cảnh lo việc phát triển các tổ chức công hội trong công nhân. Một trong những công việc đầu tiên mà Anh phải làm là tổ chức Đại hội Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Muốn tổ chức Đại hội Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, Nguyễn Đức Cảnh đã ra sức tiếp tục vận động công nhân và tổ chức các công hội. 
Ngày 28-7-1929, tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội, Đại hội đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc. Đại hội họp từ ngày 28-7-1929 đến đêm 29-7-1929. Thực chất đây là Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Nguyễn Đức Cảnh là người chủ trì Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Anh đọc Báo cáo tổng kết một giai đoạn hoạt động của phong trào công nhân và công hội đỏ Việt Nam. Trong Báo cáo tổng kết, Anh nhấn mạnh đến chính sách của Đông Dương Cộng sản Đảng, Đảng lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi giải quyết những yêu sách như tăng lương, trả tiền công cho nữ công nhân bằng tiền công trả cho nam công nhân cùng bậc, ốm đau phải được chạy chữa, khi công nhân già, yếu không làm được việc, chủ phải trả tiền hưu dưỡng và điều quan trọng là bắt chủ xưởng máy phải thừa nhận tổ chức công hội. Đại hội nhất với nhận định của Nguyễn Đức Cảnh về tình hình đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, từ vị trí người làm thuê tiến lên vị trí người làm chủ xưởng máy, làm chủ đất nước. 
Đại hội quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, thông qua Điều lệ Tổng Công hội đỏ, ra báo "Lao động" và tạp chí "Công hội đỏ". Nguyễn Đức Cảnh được Đại hội nhất trí đề cử làm người đứng đầu Tổng Công hội đỏ, trở thành người sáng lập và người lãnh đạo đầu tiên của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Tổng Công đoàn (Tổng Liên đoàn) lao động Việt Nam. 
Sau khi Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, Nguyễn Đức Cảnh và Ban Chấp hành Tổng Công hội đỏ đã tổ chức được nhiều cơ sở công hội đỏ tại các nhà máy, hầm mỏ, bến cảng, đồn điền. 
Tháng 9-1929, Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Văn Cừ ra Đặc khu Cẩm Phả - Cửa Ông để kiểm tra tình hình phong trào công nhân, đồng thời tổ chức được một số tổ chức công hội đỏ tại vùng này. Phong trào công nhân và các tổ chức công hội đỏ Việt Nam phát triển mạnh vào những tháng cuối năm 1929 và đầu năm 1930. 
Để thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước lại, vào đầu năm 1930, tại Cửu Long, Hồng Công, Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu thay mặt Đông Dương Cộng sản Đảng, dự Hội nghị này. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước, ba yếu tố đó đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Sau khi Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ uỷ lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bắc Kỳ. 
Nguyễn Đức Cảnh nghiên cứu về phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam khá sâu sắc. Điều này được thể hiện trong các báo cáo tổng kết, bài viết, đặc biệt là tác phẩm "Công nhân vận động". Những công trình nghiên cứu đó, đã đưa Anh trở thành một nhà lý luận xuất sắc của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam. Nội dung lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam mà Nguyễn Đức Cảnh đã tổng kết được thể hiện trong cuốn sách của Anh: "Công nhân vận động" và những bài viết khác: 
Một là: Nguyễn Đức Cảnh đã thấy rất sớm tầm quan trọng của công tác vận động công nhân. Anh nêu rõ mục đích của Đảng Cộng sản là làm cách mạng dân tộc và dân chủ, phá bỏ mọi chế độ áp bức bất công, xây dựng một chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Muốn làm được điều đó, phải có sự cộng lực của các giai cấp trong xã hội, trong đó, giai cấp công nhân đóng vai trò đội tiên phong. Sự nghiệp vĩ đại của dân tộc chỉ có nhân dân và giai cấp công nhân mới làm được, vì nhân dân và giai cấp công nhân mới có đủ khả năng phá bỏ xã hội cũ, kiến thiết xã hội mới. Vì vậy, công cuộc vận động công nhân là nhiệm vụ của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, trước hết, Đảng phải làm cho tuyệt đại đa số công nhân theo mình. Vì vậy, Đảng phải ra sức vận động công nhân. 
Hai là: Nguyễn Đức Cảnh nhận thức cách mạng Đông Dương bây giờ thực chất là cuộc "tư sản dân quyền cách mạng". Vì sao phải tiến hành cách mạng tư sản dân quyền? Vì giai cấp tư sản bản xứ bắt đầu phát triển ở Đông Dương, quyền lợi của họ gắn với quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc và bản chất của họ là bóc lột. Về phía giai cấp công nhân Đông Dương cũng bắt đầu phát triển. Khi chưa giải phóng được mình, họ phải chịu hai tầng bóc lột: đế quốc tư bản Pháp và tư sản bản xứ. Sự áp bức, bóc lột ấy đặt ra cho Đảng Cộng sản Đông Dương và giai cấp công nhân Đông Dương cần tiến hành ngay cách mạng tư sản dân quyền. Quyền lãnh đạo cách mạng ấy phải thuộc về giai cấp công nhân Đông Dương. Muốn đưa giai cấp công nhân lên vị trí giai cấp lãnh đạo cách mạng, Đảng phải vận động công nhân. Đây là cuộc vận động rất quan trọng cho cuộc cách mạng Đông Dương. 
Ba là: Nguyễn Đức Cảnh thấy rằng, trong các thành phố lớn ở Đông Dương là trung tâm đàn áp về chính trị và kinh tế của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Muốn phá vỡ trung tâm đàn áp đó, Đảng phải dựa hẳn vào giai cấp công nhân, phải xây dựng lực lượng cách mạng ở thành phố. Muốn vậy, Đảng phải vận động công nhân. 
Bốn là: Nguyễn Đức Cảnh khẳng định rằng, qua đấu tranh cách mạng, giai cấp công nhân Đông Dương đã giữ được quyền lãnh đạo cho cách mạng Đông Dương. Tại Việt Nam, từ năm 1925 đến năm 1929, giai cấp công nhân có dấu hiệu đoàn kết đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi về mặt kinh tế, mà còn đòi quyền lợi về mặt chính trị. Sự vươn tới của giai cấp công nhân Đông Dương là một bằng chứng nói lên nó có đầy đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Đông Dương. Song, muốn hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, giai cấp công nhân nhất thiết phải có Đảng Cộng sản làm bộ tham mưu trong mọi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Nhưng vì là giai cấp mới trưởng thành, dù sao vẫn còn non nớt. Vấn đề đặt ra là muốn cho quyền lãnh đạo ấy ngày một vững vàng, thì Đảng phải vận động công nhân. 
Năm là: Nguyễn Đức Cảnh lý giải khá sâu sắc vấn đề tính chất giai cấp công nhân trong Đảng. Đảng không coi thành phần xã hội xuất thân của đảng viên là yếu tố duy nhất hoặc yếu tố chủ yếu quyết định tính chất giai cấp công nhân của Đảng, có ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu, đến sự trong sạch về tư tưởng và vững mạnh về tổ chức của Đảng. Yếu tố quyết định tính chất giai cấp công nhân của Đảng chính là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền chính trị cách mạng trong Đảng và trong giai cấp công nhân. 
Sáu là: Nguyễn Đức Cảnh dự báo mối nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trong các nước tư bản chủ nghĩa, ảnh hưởng đến tình hình cách mạng thế giới, đến mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là giai cấp công nhân Đông Dương phải có mối liên kết với giai cấp công nhân thế giới để cùng nhau chống kẻ thù chung của giai cấp công nhân là chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản. 
Tại Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, Nguyễn Đức Cảnh nói: "Chúng ta đoàn kết với nhau và tranh đấu kịch liệt vì chúng ta khổ lắm rồi, không chịu nổi nữa. Công việc của chúng ta tuy vậy còn là lúc phôi thai. Đường đi của chúng ta còn dài, cho nên trách nhiệm của Đại hội này là rất to tát, mong rằng các anh em hết sức bàn bạc để công việc chóng tiến nhanh". 
Có một số cơ sở lý luận về giai cấp công nhân, Nguyễn Đức Cảnh chưa đề cập tới, trong đó có vấn đề liên minh công nông, những đặc điểm của giai cấp công nhân, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân. Dù sao, điều đáng ghi nhớ là trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, bị mật thám Pháp truy lùng gắt gao, lại thiếu thông tin, tài liệu, nhưng Nguyễn Đức Cảnh vẫn vượt lên khó khăn, viết được nhiều bài có giá trị về giai cấp công nhân, đặc biệt là tác phẩm "Công nhân vận động", qua đó, Anh đã trở thành một nhà lý luận xuất sắc của Đảng, người con của giai cấp công nhân Việt Nam, một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. 
PGS. TS. Đức Vượng - Nguồn: ĐCSVN

Nội dung bức thư tố cáo quan lại phong kiến và Chính phủ bảo hộ dung túng cho quan lại phong kiến ức hiếp dân lành. Bức thư có đoạn: "Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức,…".
Hồ Ngọc Lân, tức Thăng, người quê thị xã Bắc Ninh, ra Hà Nội, làm thợ giày cho hiệu Bảo Long ở phố Hàng Đào. Năm 1928, Anh gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Anh là một người cộng sản trung thành, hăng hái, nhưng mạo hiểm. Địa bàn hoạt động của Anh chủ yếu ở Bắc Ninh và Hải Phòng. Anh bị bắt đêm 7-11-1929, trong lúc đang rải truyền đơn ở Hải Phòng, kêu gọi dân chúng kỷ niệm lần thứ 12 Cách mạng Tháng Mười Nga.
Tài liệu của mật thám Pháp, còn lưu trữ lại.
Xem bài của Trần Văn Cung: "Vài mẩu chuyện về Chi bộ cộng sản đầu tiên và Đông Dương Cộng sản Đảng", in trong cuốn "Bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam", Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, 1960.
Trong các văn kiện của Đông Dương Cộng sản Đảng, có văn kiện ghi là "Đảng Cộng sản Đông Dương". Để phân biệt với Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập hồi tháng 10-1930, tại Hồng Công, người ta thường nói là Đảng Cộng sản Đông Dương ở Bắc Kỳ. 
Xem báo "Lao động", Cơ quan của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ", số 1, ngày 14-8-1929. Số báo này đăng tin về Đại hội đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Trong một bài tường thuật đăng trên Báo, có ghi là "Đồng chí B đọc Báo cáo. Đồng chí B tức là đồng chí Bếp, một trong những bí danh của Nguyễn Đức Cảnh. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Đức Cảnh mang nhiều bí danh, bút danh khác nhau: Năm, Bé, Trọng, Bếp,…
Xem báo "Lao động", Cơ quan của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, số 1, ngày 14-8-1929.

BÀI 2: NGUYỄN ĐỨC CẢNH, NGƯỜI SÁNG LẬP VÀ LÃNH ĐẠO TỔNG CÔNG HỘI ĐỎ BẮC KỲ

Nguyễn Đức Cảnh là một chiến sĩ cộng sản kiên cường. Đồng chí là người sáng lập và lãnh đạo Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Tư tưởng, đạo đức cách mạng sáng ngời, tác phong sâu sát, đồng chí là một tấm gương mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản. 
Nguyễn Đức Cảnh(1) sinh ngày 2-2-1908 tại làng Diêm Điền, xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (trước đây là làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh), trong một gia đình nghèo. Thân phụ Nguyễn Đức Cảnh là ông Nguyễn Đức Tiết là người thông minh, chăm chỉ học hành. Năm 1888, ông thi đậu cử nhân, nhưng ở nhà dạy học không chịu ra làm quan. Nhân dân trong vùng cảm phục tài đức của ông, đã gửi con em mình đến nhờ ông dạy bảo. Ông đã động viên học trò và nhân dân trong vùng hưởng ứng lời kêu gọi "Phò vua cứu nước" của vua Hàm Nghi. Ông đã cùng học trò tham gia cuộc khởi nghĩa của Tạ Quang Hiện ở Quang Lạng và Nguyễn Thiện Thuật ở vùng Bãi Sậy. Thân mẫu Nguyễn Đức Cảnh là bà Trần Thị Thúy một nông dân phúc hậu, cần cù lao động, chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm, chắt chiu nuôi chồng, con. 
Nguyễn Đức Cảnh ra đời trong lúc phong trào yêu nước của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi. Cuộc đấu tranh của công nhân cảng Hải Phòng năm 1902, của công nhân mỏ Hà Tu năm 1906, và tại Hà Nội năm 1909... phản đối việc mộ phu đi Tân thế giới, chống việc khám xét thô bỉ của bọn chủ, bảo vệ nhân phẩm người lao động. Những cuộc đấu tranh của công nhân đầu thế kỷ 20 là những dấu hiệu đầu tiên nói lên khả năng vươn tới tương lai của một giai cấp tiên tiến trong xã hội Việt Nam là điều đang trở thành hiện thực. 
Thủa nhỏ Nguyễn Đức Cảnh học tại trường làng, gia đình túng thiếu, khó khăn nhất là sau khi cha anh qua đời. Nhờ sự giúp đỡ của bà con thân thuộc anh được học tiếp đỗ bằng tiểu học và thi đậu vào Trường Thành Chung Nam Định năm 1923. Cùng học với Nguyễn Đức Cảnh ở Trường Thành Chung có Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Đặng Xuân Thiếu (Hồng), Nguyễn Danh Đới (Điền Hải), Nguyễn Tường Loan (Hưng Nam), Trần Đăng Huyên (Lý Hồng Nhật), Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Văn Năng, Đặng Châu Tuệ... Những người này về sau đều trở thành những chiến sĩ cộng sản. 
Những ngày học ở trường, Nguyễn Đức Cảnh vận động một số anh em lập Hội tương trợ học sinh nhằm mục đích giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời qua tổ chức này cùng nhau trao đổi những tư tưởng, những chính kiến và những sách báo tiến bộ. Đề nghị của Nguyễn Đức Cảnh được nhiều người tán thành. Hội tương trợ học sinh ra đời trong hoàn cảnh đó. 
Trong thời gian học ở Trường Thành Chung, Nguyễn Đức Cảnh được tiếp xúc với nhiều tài liệu, trong đó có một số tác phẩm của những nhà dân chủ châu Âu; báo Người cùng khổ, với những bài viết nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc, và những bài viết của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Nguyễn Đức Cảnh và những bạn bè của anh rất thông cảm với những khổ đau của nhân dân mình trước cảnh nước mất nhà tan. Song, anh cũng như những thanh niên khác có tư tưởng thức thời thấy không thể dừng lại với những lời than vãn đó, mà phải vượt lên, có điều làm gì để đưa nước nhà thoát khỏi cảnh lầm than thì Nguyễn Đức Cảnh và bạn bè của anh chưa tìm ra. 
Nguyễn Đức Cảnh thường tiếp xúc với các anh Đinh Chương Dương, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Văn Năng, Đặng Châu Tuệ để đàm đạo về tình hình đất nước. 
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nam Định đã nổi lên là một thành phố công nghiệp với các nhà máy sợi, máy tơ, máy điện, máy rượu. Thực dân Pháp đặc biệt chú trọng phát triển ngành dệt ở Nam Định, vì Nam Định sẵn có nguồn nhân công đang chờ việc làm. Tại nhà máy dệt Nam Định có gần 15 nghìn công nhân làm việc liên tục trong 24 giờ. Bị bóc lột tàn bạo, công nhân đã sớm vùng dậy đấu tranh với mục tiêu ban đầu là đòi tăng lương, giảm giờ làm. Từ năm 1924 đến 1926 ở Nam Định đã nổ ra 6 cuộc bãi công của công nhân nhà máy tơ, nhà máy điện, nhà máy rượu, nhà máy sợi. 
Từ thuở học sinh, Nguyễn Đức Cảnh đã sống trong không khí sôi nổi của những cuộc đấu tranh đó. Bước đầu anh đã nhận ra nỗi khổ của những người thợ, nhận ra cái chế độ bất công, thối nát của xã hội đương thời và mong muốn có mối quan hệ với công nhân. Nguyễn Đức Cảnh rời khỏi Trường Thành Chung vào năm 1926, đi vào con đường đấu tranh cách mạng và trở thành người công nhân. 
Khoảng cuối năm 1926 Nguyễn Đức Cảnh tới Hà Nội, sau một thời gian làm việc tại hiệu ảnh Hưng Ký, anh đi dạy học tại trường tư thục Công ích. Anh thường giáo dục cho học trò lòng thương yêu, giúp đỡ người nghèo và tình yêu đối với non sông đất nước. Nguyễn Đức Cảnh đã xin gia nhập tổ chức Nam Đồng thư xã, thực chất là một quán sách nhỏ do một nhóm thanh niên Hà Nội tổ chức, trụ sở ở phố Ngũ Xá. Nam Đồng thư xã đã tổ chức viết, dịch và phát hành các sách tuyên truyền cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên và chủ nghĩa dân tộc cách mạng. Được tiếp xúc với công nhân ngành in, anh thấy ở giai cấp này đang có sức sống vươn lên. Theo đề nghị của anh, nhóm Nam Đồng thư xã đã giới thiệu anh đến làm việc tại xưởng in Lê Văn Tân. Hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân, Nguyễn Đức Cảnh phấn đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ. Bước chuyển biến có tính chất quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Đức Cảnh là sự giác ngộ về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân. Được những tư tưởng cách mạng soi sáng, Nguyễn Đức Cảnh quyết định gia nhập Việt Nam cách mạng Thanh niên, một tổ chức cách mạng đầu tiên ở nước ta có xu hướng xã hội chủ nghĩa, vận động công nhân và nông dân đi theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của Đảng ta. 
Sau khi dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Đức Cảnh trở về nước vào tháng 12-1927 để hoạt động trong phong trào công nhân và Công hội đỏ. Nguyện vọng của anh được công tác ở một vùng công nghiệp, được Kỳ bộ chấp nhận và cử xuống Hải Phòng hoạt động từ tháng 2-1928. Tại Hải Phòng khi Nguyễn Đức Cảnh đặt chân tới, làn sóng yêu nước của nhân dân đã hình thành, phong trào bãi khoá, bãi thị diễn ra ở nhiều nơi phản đối chế độ khắc nghiệt của thực dân. Đội ngũ công nhân đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng. Hoạt động tại Hải Phòng, Nguyễn Đức Cảnh được bổ sung vào Tỉnh bộ Thanh niên. Nhiệm vụ chủ yếu của anh lúc này là củng cố và phát triển các chi bộ thanh niên và các cơ sở Công hội trong công nhân. Năm 1928 Nguyễn Đức Cảnh được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, trực tiếp phụ trách Tỉnh bộ Hải Phòng. Khi đó Tỉnh bộ Hải Phòng kiêm nhiệm cả phong trào các tỉnh Hải Dương, Kiến An, vùng mỏ Quảng Ninh. Hoạt động của Nguyễn Đức Cảnh ở vùng Hải Phòng góp phần đắc lực tạo nên khí thế cách mạng sôi nổi trong đội ngũ công nhân. Các cơ sở của Thanh niên và Công hội phát triển mạnh ở bến Cảng và các nhà máy ở Hải Phòng, nhất là khi thực hiện chủ trương tăng cường công tác vận động công nhân và đưa cán bộ trong thanh niên đi "vô sản hoá" do Hội nghị Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ đề ra. 
Tháng 3 năm 1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội. Nguyễn Đức Cảnh là một trong số bẩy người của Việt Nam cách mạng thanh niên dự Hội nghị này. Một trong những phương hướng chủ yếu chi bộ cộng sản đầu tiên đề ra là tiếp tục nắm chắc tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ, hướng họ tiếp tục đi "vô sản hoá" nhằm phát triển hơn nữa tổ chức Công hội, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân. Sau Hội nghị thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên, Nguyễn Đức Cảnh dẫn đầu đoàn đại biểu Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả dự Đại hội Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ. 
Tháng 6 năm 1929, những người cách mạng trung kiên nhất trong chi bộ cộng sản đầu tiên, trong đó có đoàn đại biểu Thanh niên Bắc Kỳ vừa thoát ly Đại hội Thanh niên họp ở Hương Cảng, đứng ra triệu tập một hội nghị gồm gần 20 đại biểu các tổ cộng sản mới thành lập ở các tỉnh thuộc Bắc Kỳ tới số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, được Trung ương phân công phụ trách công tác vận động công nhân. Tiến tới thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ là một trong những nhiệm vụ mà Nguyễn Đức Cảnh và các đồng chí của anh miệt mài ngày đêm chuẩn bị. Ngày 28-7-1929 Đại hội đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc. Báo cáo tại Đại hội nhận định: ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1929 giai cấp công nhân có dấu hiệu đoàn kết đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế, mà còn đòi quyền lợi về mặt chính trị. Sự vươn tới của giai cấp công nhân Việt Nam là một bằng chứng thể hiện khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Song muốn hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, giai cấp công nhân nhất thiết phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo, trong đó nhấn mạnh đến việc Đảng lãnh đạo thợ thuyền đấu tranh đòi bọn chủ tư bản phải giải quyết những yêu sách như tăng lương, ốm đau phải được chạy chữa, khi già yếu không làm việc được phải có tiền hưu dưỡng và điều quan trọng là bắt chủ xưởng phải thừa nhận tổ chức Công hội. Đại hội nêu rõ muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh phải được tổ chức chặt chẽ, đoàn kết, linh hoạt, kiên trì và có sự liên kết chung. Đại hội quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, bầu Ban Chấp hành gồm 7 đồng chí, đứng đầu là Nguyễn Đức Cảnh. Vừa là Bí thư Đảng bộ Hải Phòng, vừa phụ trách Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, địa bàn hoạt động của Nguyễn Đức Cảnh trải rộng nhiều nơi, chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng. Với cương vị công tác của mình, Nguyễn Đức Cảnh là một trong số những cán bộ lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt của công nhân, có những bước phát triển mới về quy mô và hình thái đấu tranh. 
Sự ra đời của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ có tác dụng cổ vũ phong trào công nhân các nhà máy đấu tranh. Về mặt tổ chức có sự phát triển vượt bậc khi nhiều công hội cơ sở được thành lập ở những vùng công nghiệp, số hội viên tăng nhanh. 
Từ cuối năm 1929 đầu năm 1930, ba tổ chức cộng sản liên tiếp được thành lập ở nước ta. Những người cộng sản Việt Nam thấy rõ nhược điểm của sự phân tán đó và tìm mọi cách để thống nhất Đảng, Nguyễn Đức Cảnh nhận thức sâu sắc về điều này. Dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị thành lập Đảng họp tháng 2-1930. Qua năm ngày làm việc, Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu thay mặt Đông Dương Cộng sản Đảng dự Hội nghị này. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp cách mạng. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. 
Trước sự trưởng thành nhanh chóng của giai cấp vô sản, với những cuộc đấu tranh mạnh mẽ nổ ra ở khắp mọi miền đất nước, kẻ địch đã tập trung lực lượng nhằm tiêu diệt phong trào. Trong những ngày sôi động đó Nguyễn Đức Cảnh làm việc suốt ngày đêm, sâu sát phong trào, xây dựng, củng cố cơ sở, uốn nắn những lệch lạc trong quá trình đấu tranh của quần chúng. Anh nghiên cứu viết nhiều tài liệu tuyên truyền có sức thuyết phục mạnh mẽ quần chúng công nông vùng lên đấu tranh. Anh mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, trực tiếp giảng bài và kiểm tra trình độ lý luận của học viên. Nhiều công nhân được anh huấn luyện đã trở thành cán bộ tốt của phong trào. 
Sau Hội nghị Xứ uỷ Trung Kỳ tháng 4-1931, những đồng chí giữ cương vị chủ chốt của phong trào như Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao... lần lượt bị địch bắt, hoặc hy sinh anh dũng. Cuối tháng 4-1931, trên đường đi họp về Nguyễn Đức Cảnh bị địch bắt trong làng Yên Dũng, sát thành phố Vinh. Những ngày ở trong nhà tù, Nguyễn Đức Cảnh thể hiện rõ khí phách sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản. Anh đã viết cuốn " Công nhân vận động" trước khi lên máy chém. Tư tưởng cách mạng, tình cảm trong sáng và đạo đức cao cả của Nguyễn Đức Cảnh làm cho công nhân, nhân dân lao động và đồng chí, bạn bè rất khâm phục. Ở Nguyễn Đức Cảnh toát lên tinh thần khát khao giải phóng Tổ quốc khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa Mác - Lênin và lòng yêu nước nồng nàn đã đưa Nguyễn Đức Cảnh đến với giai cấp công nhân. Anh có công tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và giai cấp công nhân Việt Nam. Anh là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, dẫn dắt phong trào công nhân và hoạt động công hội đỏ từ những bước ban đầu. Nguyễn Đức Cảnh nổi lên là một người có đạo đức cách mạng trong sáng và tác phong công tác sâu sát, gần gũi quần chúng, giản dị, khiêm tốn, luôn luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Cái chết anh dũng phi thường của Nguyễn Đức Cảnh, người hoạt động không biết mệt mỏi trong phong trào công nhân và Công hội đỏ đã để lại sự kính phục sâu sắc trong lòng giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Tấm gương ấy muôn đời sống mãi./. 
Đào Nguyễn - Nguồn: ĐCSVN
Bài 3: Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và những cống hiến lịch sử thúc đẩy cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908-1933) là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những đóng góp tích cực trong thời kỳ vận động thành lập Đảng và là Chủ tịch đầu tiên của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ ( nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đức Cảnh luôn là tấm gương sáng để các thế hệ hôm nay noi theo và học tập.
Trong bài Đảng ta viết vào đầu năm 1949, đăng trong Tập san sinh hoạt nội bộ số 13, tháng1-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới sự kiện thành lập Đảng ta ở Hương Cảng vào tháng 2-1930 và “nhắc tới những đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Minh Khai..,” 
Bài viết này chỉ xin được góp phần làm rõ những cống hiến lớn lao của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp vào đội ngũ những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng như trong bài viết trên. 
1. Sinh ra và lớn lên trên một quê hương có truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, từ cuối năm 1925, khi mới 15 tuổi và là học sinh của trường Thành Chung Nam Định, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã bắt đầu hoạt động trong phong trào yêu nước của nhân dân ta khi tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu. Đồng chí đã cùng với Đặng Xuân Khu Nguyễn Khắc Lượng làm và rải truyền đơn tố cáo chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và đòi chúng phải trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước này. 
Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân cả nước, thực dân Pháp đã phải từng bước nhượng bộ, giảm án tử hình xuống khổ sai chung thân và cuối cùng, ngày 25-12-1925, chúng phải kí lệnh “ân xá” cho cụ Phan Bội Châu. Đây là phong trào yêu nước đấu tranh dưới hình thức dân chủ công khai đầu tiên của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp đã thắng lợi. Hoạt động đầu tiên này của Nguyễn Đức Cảnh trong phong trào yêu nước của dân tộc đã đánh dấu bước khởi đầu trên con đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. 
Tháng 3-1925, sau khi biết tin nhà yêu nước Phan Chu Trinh qua đời, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lại cùng với bạn học Đặng Xuân Khu, Nguyễn Khắc Lượng, Đặng Châu Tuệ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Văn Hoan...bàn bạc tiến hành cuộc vận động một phong trào bãi khóa trong thanh niên học sinh gây áp lực với nhà cầm quyền thực dân để đòi được tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Là một thành viên trong Ban lãnh đạo học sinh Nam Định bãi khóa (cùng với Đặng Xuân Khu và Nguyễn Khắc Lượng), với kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, Ban lãnh đạo bãi khóa trên đã thành công trong việc phát động học sinh nhiều trường ở Nam Định xuống đường đấu tranh và được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở Nam Định. Sau ba ngày bãi khóa, trước yêu cầu của học sinh và nhân dân Nam Định, nhà cầm quyền thực dân đã phải đồng ý cho tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Phong trào bãi khóa đòi tổ chức lễ tang và việc tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh đã thành công 
Trong bối cảnh của cách mạng nước ta sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi mà phong trào cứu nước theo các xu hướng cũ đã trở nên hoàn tòan bế tắc và vào lúc đồng chí Nguyễn Ái Quốc mới đang tập hợp lực lượng thanh niên yêu nước ở Quảng Châu (6-1925) để bắt đầu huấn luyện lí luận cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm truyền bá vào trong nước và khi đường lối cứu nước mới của dân tộc do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thiết kế đang hình thành, với những hoạt động yêu nước đầu tiên này, Nguyễn Đức Cảnh và các đồng chí của mình đã góp phần thức tỉnh, cổ vũ tinh thần yêu nước trong nhân dân, góp phần duy trì ngọn lửa thiêng yêu nước của dân tộc. Đúng như câu đối đã ghi trong lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh ở thành Nam: 
“ Truy điệu Tây Hồ nhật 
Hoán tỉnh quốc dân hồn” 
Vào thời điểm khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang tiến hành tập hợp và huấn luyện một lớp những nhà cách mạng mới cho cách mạng Việt Nam, phong trào yêu nước với sự tham gia trong vai trò là một trong những thủ lĩnh của thanh niên học sinh Nam Định, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã góp phần thúc đẩy một lớp thanh niên trí thức yêu nước của nước ta, bằng nhiều hình thức khác nhau đã lên đường tìm con đường cách mạng mới, hướng theo sự tập hợp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài. Không thể xem đây là một ngẫu nhiên, mà là cái tất yếu của cách mạng Việt Nam khi đang kết thúc một quá trình cũ và đang chuyển sang một quá trình phát triển mới dưới tác động của thời đại mới kể từ sau cach mạng Tháng Mười Nga. Trên ý nghĩa đó, có thể xem các hoạt động của Nguyễn Đức Cảnh và các đồng chí của mình vào phong trào yêu nước trong những năm 1925-1926, đã góp phần tạo ra động lực mới, hướng phong trào yêu nước ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung theo xu hướng mới và do đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển biến mới của lịch sử cách mạng nước ta lúc bấy giờ. 
2. Quá trình chuyển biến mới nói ở trên là quá trình phong trào cách mạng Việt Nam chuyển từ chủ nghĩa yêu nước thuần túy mang đậm sắc thái dân tộc sang chủ nghĩa yêu nước với nội dung mới hướng tới chủ nghĩa cộng sản. Đây cũng là quá trình chuyển biến trong nhận thức của một lớp những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam trưởng thành từ phong trào yêu nước, đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản dưới tác động của thời đại mới thông qua những hoạt động tổ chức và tuyên truyền của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thời đoạn này. 
Khi chưa tìm thấy con đường cứu nước, việc tham gia của những thanh niên ái quốc vào các tổ chức yêu nước đã có là tự nhiên, hợp lô gíc. Vấn đề là ở chỗ, những nhà cách mạng trẻ tuổi này luôn tìm tòi và hướng tới các tổ chức cách mạng đúng đắn nên cuối cùng đều tìm thấy con dường cách mạng phù hợp với yêu cầu của dân tộc và thời đại mới. Nguyễn Đức Cảnh cũng là một người như vậy. Từ cuối năm 1926 đến tháng 9-1927, đồng chí đã tham gia trong tổ chức Nam đồng thư xã - tổ chức tiền thân của Việt Nam quốc dân Đảng do những nhà yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc tư sản Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài...cầm đầu. 
Tháng 9 năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh đã cùng với Lý Hồng Nhật đi Quảng Châu (Trung Quốc) và lập tức tham gia học tập trong lớp huấn luyện của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Đây là bước ngoặt chuyển biến trong tư duy và hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Được học tập theo Đường cách mênh của Nguyễn Ái Quốc, tháng 12-1927, sau khi hoàn thành lớp huấn luyện, đồng chí trở về nước hoạt động với tư cách là Bí thư tỉnh bộ thanh niên cách mạng Hải Phòng rồi ủy viên Kì Bộ, bí thư Khu bộ Hải Phòng và trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp nổi tiếng hoạt động trong giai cấp và phong trào công nhân nước ta. Với những tư cách đó, Nguyễn Đức Cảnh đã góp phần xây dựng chủ trương và trực tiếp tham gia phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, góp phần vào việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và thúc đẩy nhanh tiến trình kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Các hoạt động tích cực trong tổ chức công nhân và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp công nhân của đồng chí đã góp phần tạo ra sự biến đổi nhanh về chất của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng nước ta đến mức yêu cầu phải hình thành đội tiên phong của giai cấp để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp theo con đường cách mạng vô sản. 
Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở nước ta, vào tháng 3-1929, tại số nhà 5 D phố Hàm Long, Hà Nội, mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã tham gia thành lập là yêu cầu và kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta. Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên này lại thúc đẩy nhanh quá trình hình thành đội tiên phong của giai cấp công nhân trước sự phát triển của phong trào công nhân và yêu nước ở nước ta.
Ngày 17-6-1929, tại ngôi nhà số 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lại là một sáng lập viên và giữ cương vị ủy viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời của tổ chức này. Sự xuất hiện của Đông Dương cộng sản Đảng đã tác động tích cực và mạnh mẽ hơn nữa tới tòan bộ phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta và lập tức sự phát triển đó đã tất yếu kéo theo sự ra đời của Đông Dương cộng sản liên đoàn ở miền Trung và và An Nam cộng sản Đảng ở Nam Bộ vào nửa sau năm 1929. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở trong nước đồng thời cũng chấm dứt vai trò và ảnh hưởng của Hội Việt Nam thanh niên trong phong trào cách mạng nước ta. Vai trò đầu tàu của Đông Dương cộng sản Đảng đối với phong trào công nhân và phong trào cách mạng nước ta mà những người tham gia thành lập trong đó có đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, một lần nữa lại thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào cách mạng Việt Nam tiến lên. 
Là người được phân công phụ trách công tác công vận, ngày 29-7-1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã tổ chức Đại hội đại biểu công nhân Bắc Kì để thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kì. Tại hội nghị này, Nguyễn Đức Cảnh được tín nhiệm là Hội trưởng lâm thời và đồng chí trở thành lãnh tụ đầu tiên của phong trào công đoàn ở nước ta. Tháng 12-1929, Nguyễn Đức Cảnh lại triệu tập hội nghị Tổng công hội đỏ Bắc kì quyết định việc thống nhất các Tổng công hội địa phương lên tòan xứ và bầu Ban chấp hành chính thức. Phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam tiến lên bước phát triển mới. 
Tuy nhiên, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trên một nước với các cương lĩnh khác nhau, lại đấu tranh giành quần chúng làm cho phong trào cách mạng nước ta có nguy cơ bị chia rẽ và suy yếu và do đó, chính phong trào yêu nước và công nhân trên cả nước đồng thời lại có một đòi hỏi mới về sự cần thiết phải thiết lập một đội tiên phong duy nhất để thống nhất lãnh đạo đối với phong trào công nhân và phong trào dân tộc ở nước ta. 
3. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã lãnh sứ mệnh này và Người đã chủ trì việc thống nhất ba tổ chức này thành một Đảng cộng sản duy nhất của giai cấp công nhân nước ta. 
Mang trong mình quan điểm và đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng, cùng với đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh đã đi tham dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sau một hơn một tháng nghị bàn, các đại biểu dự hội nghị đã nhất trí thống nhất nhau và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ tóm tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Với tư cách là một đại diện của Đông Dương Cộng sản Đảng, sự thống nhất về tổ chức và lí luận của Nguyễn Đức Cảnh với đồng chí Nguyễn ái Quốc và những người dự hội nghị đã đóng góp vào sự thành công của hội nghị hợp nhất ba tổ chức để thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Điều đó đã khẳng định Nguyễn Đức Cảnh có vai trò là một trong những sáng lập viên của Đảng cộng sản Vịệt Nam. 
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu sự chuyển biến về chất của giai cấp công nhân Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng đường lối của cách mạng nước ta. Đó là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng nước ta mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã góp phần tạo nên 
Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, phấn đấu dưới ngọn cờ của Hồ Chí Minh, Nguyễn Đức Cảnh đã trở thành một chiến sĩ tiên phong của cách mạng Việt Nam, một sáng lập viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, một lãnh tụ của phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam, một con người có những cống hiến lịch sử thực sự đã góp phần thúc đẩy cách mạng nước ta tiến lên phía trước và để lại cho đời sau một tấm gương quý báu cho mọi thế hệ người Việt Nam.

Bình luận (0)
Vanh leg
Xem chi tiết
Lãng Quân
17 tháng 4 2018 lúc 20:16

Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài. 

Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.

Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.

Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.

Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê. 

Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.

Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.

Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.

Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.

Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em. 

Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.

Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong 

góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. 

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này

Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.

   Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.

   Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.

   Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.


mik nhanh nhất nha

Bình luận (0)
Vanh leg
17 tháng 4 2018 lúc 20:42

Mk sẽ k bài của cậu olm đang duyệt đợi nha

Bình luận (0)
Vanh leg
17 tháng 4 2018 lúc 20:43

Nhưng Đây Là Ông Tiên Chứ Ko Phải Nang Tiên 

Bình luận (0)
nguyễn khang
Xem chi tiết