Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
"Mọc giữa dòng sông xanh
Tôi đưa tay tôi hứng"
Từ đó liên hệ với một đoạn thơ khác có cùng chủ đề để thấy được các cuộc gặp gỡ của tác giả
Mai em nộp r đó mng ơi giúp em đi plsssssss !!!!
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Viết đoạn văn (7-10 câu)trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể thiện trong đoạn thơ(trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập)
Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 'Mọc giữa dòng sông xanh...tôi đưa tay tôi hứng 'và nêu tác dụng của chúng
Cảm nhận đoạn thơ sau từ đó trình bày suy nghĩ của em về những điều bạn thân. cần làm để góp phần vào mùa Xuân đất nước: Mọc giữa dòng sông xanh…. Tất cả như xôn sao. Mn ơi giúp mk với mk cần gấp
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hot chỉ mà vang trời Từng giọt lung linh rơi Tôi đưa tay tôi hứng'' a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? b. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. c. Xác định các biện pháp nghệ thuật có sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng. d. Từ đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về bức tranh thiên nhiên, đất trời mà tác giả khắc hoạ?
đoạn thơ trên trích trong văn bản: Mùa Xuân Nho Nho
tác giả là: Thanh Hải
Hoàn cảnh ra đời:
+ tháng 11-1980, thời điểm đất nước đã thống nhất, đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng đất nước vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách.
+ bài thơ ra đời vào hoàn cảnh rất đặc biệt khi nhà thơ đang bị bệnh và phải điều trị ở bệnh viện, chỉ 1 thời gian sau ông qua đời.
b) Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)
PTBD chính: biểu cảm
c) biện pháp nghệ thuật: sử dụng: từ láy, đảo ngữ, tính từ, nhân hóa, động từ
tác dụng: làm đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn
Chỉ ra các thành phần biệt lập (nếu có) và biện pháp tu từ có trong các đoạn thơ, nêu tác dụng.
1. Mọc giữa dòng sông xanh
.....
Tôi đưa tay tôi hứng.
2. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
.....
Kết tràng hoa dâng bảy mười chín mùa xuân.
3. Bỗng nhận ra hương ổi
......
Hình như thu đã về.
ĐỀ 1:
Câu 1 : Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự chủ
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ :” Mặt trời xuống biển như hòn lửa ….. Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Đề 2:
Câu 1 : Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự chủ
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ :” Lận đận đời bà….. thiêng liêng – bếp lửa “
mn giups em với ạ , tối em nộp bài r
* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.
+ Thời gian: hoàng hôn
=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn
=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».
- “Lại”:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.
-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.
- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.
+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.
+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.
b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.
- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.
Phân tích khổ thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải)
Từ khổ thơ trên, em hãy liên hệ một bài thơ, khổ thơ, có cùng chủ đề để thấy được sự gặp gỡ giữa các tác giả
Khổ thơ trên thuộc khổ 3 của bài thơ, nói lên những suy ngẫm của Thanh Hải về đất nước. Tác giả có cái nhìn về chiều dài lịch sử bốn ngàn năm của đất nước. Đó là cái ngoái nhìn của thế hệ những người đã bước ra khỏi cuộc chiến, đứng trước sự thay đổi lớn lao của đất nước. Đất nước trong 4000 năm ấy được khái quát bởi 2 tính từ: vất vả và gian lao. Hai từ này đã khái quát đúng đặc điểm của đất nước đã phải trải qua gian khổ, không ngơi cầm vũ khí đánh giặc... Phép so sánh "đất nước" với "vì sao" thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn, thịnh vượng của đất nước.
Khổ một của bài thơ nói lên cảm nhận của thiên nhiên khi bước vào xuân. Khổ 3 và khổ 1 gặp gỡ nhau ở không khí xuân. Mùa xuân không chỉ tràn ngập thiên nhiên mà còn tràn ngập đất nước, nói lên niềm tin niềm lạc quan của đất nước khi bước vào xuân.
“Đến lúc chia tay,…Ba ở nhà với con” Trình bày cảm nhận cua em về tình phụ tử liên hệ với 1 tác phẩm khác cùng chủ đề cho thấy nét đặc sắc của tác giả Nguyễn Quang Sáng
Cho đoạn thơ sau: "Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện mà vàng trời giọt lệ rơi Tôi đưa tay hứng.". ... (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1 : Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2 Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: "Từng giọt dài rơi Tôi đưa tay hứng khởi." ,, Câu 3 (3đ): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn có sử dụng câu hỏi và thành phần phụ chú (gạch chân và chỉ rõ). Câu 4 (0,5đ). Hình ảnh con chim, bông hoa cũng xuất hiện ở một bài thơ trong chương trình Ngữ Văn 9. Hãy cho biết đó là bài thơ nào? Của ai?