hãy viết tiếp đoạn đối thoại của câu chuyện giữ nghiêm phép nước
Câu 2
Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau :
Giữ nghiêm phép nước
Nhân vật: Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; người quân hiệu ; một vài người lính và gia nô.
Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút. mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.
Thời gian : Khoảng gần trưa.
Phương pháp giải:
Gợi ý lời đối thoại:
- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.
- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.
- Quân lính áp giải người quân hiệu vào.
- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không. Có biết bà là phu nhân của Thái sư không.
- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.
- Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
(Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)
Trần Thủ Độ : - (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế ?
Linh Từ Quốc Mẫu (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi ! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa !
Trần Thủ Độ : - Bà hãy bớt nóng giận đi ! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã !
Linh Từ Quốc Mẫu: Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem : Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào ?
Trần Thủ Độ:......
Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
a) Chia đoạn:
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhó câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lòi đối thoại quan trọng.
Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."
Đoạn 3:
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
a) Chia đoạn:
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhó câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lòi đối thoại quan trọng.
Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."
Đoạn 3:
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
Dựa vào trích đoạn kịch Yết kiêu (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 91 - 92) ghi lại vắn tắt câu chuyện theo trình tự không gian.
Chú ý : Đọc kĩ thuật các gợi ý về cách chia các đoạn, cách trình bày (chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời gián tiếp chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng).
- Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta)
- Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.)
- Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.)
- Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta): Năm ấy, giặc Nguyên xâm lấn nước ta. Chúng gây ra bao điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. Ở một làng nọ có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Chàng căm thù giặc.
- Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông): Chàng lên kinh đô yết kiến vua xin vua cho đi dẹp giặc. Nghe Yết Kiêu nói lên tâm nguyện của mình, nhà vua mừng lắm.Nhà vua hỏi chàng cần binh khí gì để ra trận, Yết Kiêu tâu xin cho mình một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất ngạc nhiên không hiểu vì sao. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước". Nhà vua rất kinh ngạc và khâm phục tài năng của Yết Kiêu. Ngài bèn hỏi có được tài như vậy do ai dạy, Yết Kiêu bèn tâu đó là cha, là ông chàng. Nhà vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu bèn cẩn đáp. Vì căm thù giặc và noi gương ngày xưa mà ông thần tự học lấy".
- Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.): Ở quê nhà, cha Yết Kiêu thương nhớ chàng vô cùng. Ông nhớ lại, từng hình ảnh, từng lời nói của con trai trước lúc đi giữa hai cha con ...) xa. Nhớ giọng nói nghẹn ngào của con: Cha ơi ! Nước mất thì nhà tan, ... Hôm ấy ông cũng đã cố nén lòng mình để nói cho yên lòng con : “Con cứ đi đi...” Nhớ con một phần, phần còn lại ông lại thầm mong cho con có thể đem tài giúp vua, giúp nước, thắng trận trở về.
Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng . Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) vè cuộc trò chuyện ấy
( Lưu ý:phải viết cuộc đối thoại em với mây và sóng,,,, câu trả lời hoặc câu hỏi phải để vào dấu"...." )
Một ngày nọ, em đang dạo chơi trên bãi biển thì bắt gặp mẹ con mây và sóng. Em liền bắt chuyện với họ. Mây chia sẻ rằng họ được đi dạo chơi từ lúc thức dậy đến lúc chiều tà cùng bình minh vàng và ánh trăng bạc. Còn sóng thì được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, ngao du khắp mọi nơi. Em thấy thật thú vị nên đã hỏi: “Làm sao để mình đến đó được?”. Các bạn mây nói rằng cứ đưa tay ra họ sẽ đưa em đi khám phá đến tận cùng của thế giới. Nhưng em đã từ chối vì em biết mẹ vẫn đang ở nhà chờ em. Đối với em, ở bên mẹ mới là điều hạnh phúc nhất trên đời.
Viết tiếp nội dung mỗi tranh dưới đây để tạo thành câu chuyện có Bút của cô giáo :
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
Gợi ý: Em đọc lời đối thoại của mỗi người trong bức tranh và điền vào chỗ trống để hoàn thành câu chuyện.
Trả lời:
Hôm nay, Tường quên bút ở nhà. Đến lúc viết bài, em hốt hoảng bảo Vân:
- Tớ quên không mang bút. Cậu cho tớ mượn nhé ?
Vân nói:
- Tớ chỉ có một cái bút. Làm sao bây giờ ?
Nghe thấy thế, cô giáo đưa cho Tường một cái bút rồi bảo:
- Em cầm lấy mà dùng, ngày mai đừng quên bút nữa nhé !
Tường đưa hai tay nhận bút và nói:
- Em cảm ơn cô ạ !
Tường tập trung làm bài cùng cả lớp.
Hôm cô giáo trả bài, Tường được điểm 10. Về nhà em khoe với mẹ:
- Nhờ bút của cô giáo, con làm bài được 10 điểm.
Mẹ mỉm cười và nói:
- Mẹ rất vui vì con được điểm 10. Con nhớ cảm ơn cô giáo nhé!
bạn hãy tưởng tượng tiếp phần sau của câu chuyện Lập làng giữ biển và viết thành một câu chuyện ngắn với tựa đề:Làng mới trên đảo
được rồi!!!!!!!
Đề 1 :
Em hãy viết một bài đối thoại tả về một người bạn của em. ( Tưởng tượng rằng em đang nói chuyện với ai đó về bạn mình )
Đề 2 :
Em hãy viết một đoạn đối thoại tả về nhà của em.
Các bn giúp mik vs, mình đag cần gấp !!!!!
ok mình giup cho
Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.
Trên đường tới trường, Lan gặp Nam và đã than thở rằng:
- Sao dạo này tớ thấy tớ ngủ được ít lắm, mới nằm chút mà trời đã sáng tinh mơ rồi.
- Cậu biết tại sao không, Lan?
- Tại sao vậy?
- Thế cậu nói cho tớ biết bây giờ là tháng mấy?
- Tháng 5, nhưng mà sao?
- Thế cậu đã nghe câu: "Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối" chưa?