Đánh giá nghệ thuật bài 'Đi Đường'
giúp mình với,cảm ơn
Cảm nhận của em về 4 khổ thơ "Thuyền ta lái gió với buồm trăng...Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng" trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá / mn người viết đặc sắc nghệ thuật và không lấy bài trên mạng cho mình nhé ,mình cảm ơn
Cảm nhận của em về 4 khổ thơ "Thuyền ta lái gió với buồm trăng...Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng" trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá / mn người viết đặc sắc nghệ thuật và không lấy bài trên mạng cho mình nhé ,mình cảm ơn
Cảm nhận của em về 4 khổ thơ "Thuyền ta lái gió với buồm trăng...Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng" trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá / mn người viết đặc sắc nghệ thuật và không lấy bài trên mạng cho mình nhé ,mình cảm ơn
Cảm nhận của em về 4 khổ thơ "Thuyền ta lái gió với buồm trăng...Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng" trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá / mn người viết đặc sắc nghệ thuật và không lấy bài trên mạng cho mình nhé ,mình cảm ơn
viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ " Nắng vàng " của Hàn Mặc Tử ( phần phân tích chủ yếu là biện pháp tu từ và nghệ thuật không phân tích dài dòng, không đem cảm nhận của mình vào nha!! làm đủ 3 phần mở bài thân bài và kết bài ) không chép mạng ạ!!!
Cảm nhận của em về khổ 3,4,5,6 trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá / mn người viết đặc sắc nghệ thuật và không lấy bài trên mạng cho mình nhé, làm cho mình đi mn ơiiiii
hãy viết đoạn cuối phần thân bài nêu cảm nghĩ của em về bài Cảnh khuya
Gợi ý: đánh giá giá trị nghệ thuật, nội dung, tư tưởng của bài thơ đó
Tham khảo nhé !
Nếu như hai câu đầu bài thơ Bác Hồ dành để nói về thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, yên bình thì đến hai câu thơ cuối bài Hồ Chí Minh đã thể hiện nỗi lòng của bản thân. Trong đêm khuya lạnh lẽo nơi núi rừng Việt Bắc, Bác trằn trọc băn khoăn chẳng chợp mắt nổi. Bởi vì sao? Đó chẳng phải là do nước nhà còn đang lâm nguy, nhân dân còn đang cực nhọc đấy ư. Bác không ngủ được vì lo cho đất nước, lo cho nhân dân. Trong đầu Bác đang suy nghĩ con đường giúp đất nước độc lập. Từ đây ta có thể thấy Bác Hồ là người Cha luôn hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác là vị lãnh tụ "hi sinh tất cả chỉ quên mình". Hai câu thơ cuối bài thơ đã cho ta thấy rõ tâm tư và nỗi lòng của Người.
Văn bản "bài học đường đời đầu tiên" có dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Giải giúp mình với nhé. Cảm ơn
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười, Truyện cổ tích) mà bạn yêu thích ( cảm ơn bạn rất , chú ý viết một bài văn tham khảo)
tham khảo
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.