Viết đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc (người trí thức) mà em yêu quý
Viết 1 đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Ai cũng có một người để mình ngưỡng mộ, đơn giản vì ở họ có những điều đặc biệt. Chú Dũng của em là một bác sĩ trẻ của bệnh viện nhi thành phố, người mà em rất mến và tự hào.
Chú em tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi và trở về thành phố nơi mình sống làm việc. Chú năm nay gần 30 tuổi, dáng người cao ráo, nước da hơi trắng, khuôn mặt chú đẹp với đôi mắt sáng thông minh. Hằng ngày công việc ở bệnh viện rất tất bật, chú phải khám cho rất nhiều bệnh nhân và tất cả đều là những em nhỏ, bởi chú là bác sĩ khoa nhi. Mỗi lần chú khám bệnh cho các bạn nhỏ, chú đều ân cần và tận tình, chú luôn tạo cho các bạn cảm giác vui vẻ, thoải mái chứ không e dè sợ hãi. Cứ thế, mỗi ngày công việc của chú từ sáng tới tối ở bệnh viện, tận tụy với tất cả mọi người, ai ai cũng tin tưởng vào bác sĩ. Điều khiến em thích thú nhất vẫn là nhìn chú đeo ống nghe vào tai để kiểm tra nhịp tim và lúc chú cuốn cuộn vải dày để đo huyết áp cho mọi người, tay chú điều khiển ống cao su, kim đồng nhích dần, rồi cuối cùng chú ghi kết quả kiểm tra vào hồ sơ. Chú em cứ mãi miệt mài như vậy đó, chứ hễ rảnh tay lại nói chuyện chọc cười với em, hai chú cháu cứ tíu tít với nhau suốt cả ngày.
Ai cũng có một người để mình ngưỡng mộ, đơn giản vì ở họ có những điều đặc biệt. Chú Dũng của em là một bác sĩ trẻ của bệnh viện nhi thành phố, người mà em rất mến và tự hào.
Chú em tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi và trở về thành phố nơi mình sống làm việc. Chú năm nay gần 30 tuổi, dáng người cao ráo, nước da hơi trắng, khuôn mặt chú đẹp với đôi mắt sáng thông minh. Hằng ngày công việc ở bệnh viện rất tất bật, chú phải khám cho rất nhiều bệnh nhân và tất cả đều là những em nhỏ, bởi chú là bác sĩ khoa nhi. Mỗi lần chú khám bệnh cho các bạn nhỏ, chú đều ân cần và tận tình, chú luôn tạo cho các bạn cảm giác vui vẻ, thoải mái chứ không e dè sợ hãi. Cứ thế, mỗi ngày công việc của chú từ sáng tới tối ở bệnh viện, tận tụy với tất cả mọi người, ai ai cũng tin tưởng vào bác sĩ. Điều khiến em thích thú nhất vẫn là nhìn chú đeo ống nghe vào tai để kiểm tra nhịp tim và lúc chú cuốn cuộn vải dày để đo huyết áp cho mọi người, tay chú điều khiển ống cao su, kim đồng nhích dần, rồi cuối cùng chú ghi kết quả kiểm tra vào hồ sơ. Chú em cứ mãi miệt mài như vậy đó, chứ hễ rảnh tay lại nói chuyện chọc cười với em, hai chú cháu cứ tíu tít với nhau suốt cả ngày.
Em rất ngưỡng mộ công việc của chú em, công việc của chú thầm lặng nhưng luôn giúp ích cho mọi người. Người ta hay nói "lương y như từ mẫu", chú em là một ví dụ điển hình trong số những bác sĩ trẻ yêu nghề.
Viết đoạn văn kể về người lao động trí óc mà em biết
Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone.
Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư.
Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc.
Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em.
Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.(tham khảo thui nha em,tích đúng cho chị)
bài 1:viết 1 đoạn văn kể về 1 người lao động trí óc mà em biết
bài 2:viết 1 đoạn văn kể về con vật mà em thích
bài 3:viết 1 đoạn văn kể lại buổi đầu tiên đi học
bài 4:viết 1 bức thư ngắn cho 1 người bạn ở nước ngoài
Bài 1:
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bài 2:
Trong số các loài vật nuôi trong gia đình, em yêu thích nhất là con chó. Con chó nhà em mới được nuôi cách đây một năm, khi bố em mua nó về nó vẫn là một chú chó con rất đáng yêu, đến năm nay, nó đã rất lớn và trở thành một chú chó cao to. Em đặt tên cho con chó nhà em là Mực. Mực là một con chó cái, rất hiền lành và khôn ngoan. Em gọi nó là Mực vì con chó có màu lông đen lại lốm đốm vài chấm trắng, giống như là bị đổ mực đen lên người vậy, trông rất đặc biệt. Bốn chân của Mực to và chắc khỏe, nó chạy rất nhanh, nhất là khi đuổi mèo hoặc chuột. Nó có cái mũi dài rất nhạy và đôi tai to rất thính, có thể đánh hơi thấy mùi chuột và nghe tiếng động nhỏ nhất của lũ chuột. Mực còn có đôi mắt rất tinh có thể nhìn mọi vật trong tối, có lẽ vì thế mà chó được nuôi để trông giữ nhà cửa. Trong gia đình em, ai cũng yêu quý Mực và luôn coi nó như một thành viên trong gia đình, em cho Mực ăn hàng ngày và thi thoảng cùng bố tắm cho Mực, em mong Mực sẽ mãi là người bạn trung thành với gia đình em.
Bài 3:
Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp
trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
Bài 4:
... ngày ... tháng ... năm...
Bạn An-na thân mến!
Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam, nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.
Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh - Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?... Mình còn muốn biết thêm về đất nước, về cuộc sống của người dân Nga... Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất này là của chúng mình ...
Chúc bạn luôn học giỏi và tràn đầy sức khỏe nhớ viết thư cho mình nhé!
Người bạn Việt Nam.
Tên người viết.
Bài 1:
Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em là giáo viên của trường Tiểu học Vạn Thắng 3. Công việc hằng ngày của bố là soạn bài và giảng bài cho các anh, chị. Tối nào em cũng thấy bố làm việc trên máy vi tính. Khi lên lớp, ngoài việc chuẩn bị kỹ bài dạy, bố còn để ý cả việc ăn mặc thật tươm tất: quần áo ủi thật phẳng, đôi giày đánh xi đen bóng,… Bố em rất yêu công việc dạy học của mình và luôn cố gắng ngày một giỏi hơn.
Bài 1:
Chú Hải là một kĩ sư cầu đường bạn thân của bố Con. Hiện chú đang làm việc ở Sở giao thông công chánh. Nhà chú Hải ở gần nhà con, bố con rất thích nói chuyện và chơi với chú Hải.Chú Hải thường đi làm sớm từ lúc 6h30 sáng tới trưa 11h30 chú mới về. Ở nhà chú có treo rất nhiều ảnh mừng lễ khánh thành cầu những chiếc cầu to đẹp, hiện đại, con rất thích những hình ảnh đó. Chú Hải đã có nhiều năm trong nghề, chú luôn vui vẻ hoà đồng, công việc của chú giúp ích cho xã hôi, cho bà con giúp đi lại thuận tiện hơn. Con rất yêu quý chú và công việc của chú đang làm.
hãy viết một bài văn viết về một người lao động trí óc mà em biết
Tham khảo:
Bác Hà sống ở cạnh nhà em là một người lao động trí óc.
Bác ấy là một giáo viên dạy văn ở trường cấp ba trong thành phố. Đến nay, bác đã cống hiến được gần mười lăm năm trong nghề. Ngày nào, bác cũng đến trường, thực hiện nghĩa vụ trồng người. Để có những giờ dạy hay như thế ở lớp, bác Hà đã không ngừng nghỉ trau dồi kinh nghiệm, kiến thức của mình. Tuy đã là giáo viên lâu năm, nhưng bác rất chịu khó cập nhật thêm các thông tin, kĩ năng máy tính để hỗ trợ việc dạy học. Chính vì cái tâm và tài năng của mình, bác Hà được các học sinh và phụ huynh vô cùng yêu quý, kính trọng.
Không chỉ thế, bác Hà còn là một người hàng xóm tuyệt vời. Bác ấy luôn thân thiện với mọi người. Các hoạt động chung như dọn dẹp, trang trí vào các dịp lễ, bác luôn năng nổ tham gia. Điều đó khiến mọi người càng thêm yêu mến bác hơn.
Càng được tiếp xúc, em càng yêu quý bác Hà. Mong rằng sau này em cũng có thể trở thành một giáo viên tuyệt vời như bác.
Bố em tên là Lê Thanh Tùng. Bố em là một giáo viên dạyhóa ở trường Trung học Cơ sở Lộc Ninh Đến nay, bố em dạy được.Bố em dạy được đã 20 năm.Buổi sáng , bố em đi lên trường giảng bài cho các anh chị.Bố em giảng bài rất say sưa .Buổi ciều ở nhà ,đọc sách nghiên cứu thêm thông tin.Dôi khi, bố em còn lên máy tính xem các thí nghiệm hóa học.Buổi tối, bố em soạn giáo án ở nhà. Tuy đã là giáo viên lâu năm, nhưng bác rất chịu khó cập nhật thêm các thông tin, kĩ năng máy tính để hỗ trợ việc dạy học. Chính vì cái tâm và tài năng của mình, bố em được các học sinh và phụ huynh vô cùng yêu quý, kính trọng.
Không chỉ thế, bố em còn là một người bố tuyệt vời. Bác ấy luôn thân thiện với mọi người. Các hoạt động chung như dọn dẹp, trang trí vào các dịp lễ, bác luôn năng nổ tham gia. Điều đó khiến mọi người càng thêm yêu mến bác hơn.
Càng được tiếp xúc, em càng yêu quý bố em.Mong rằng sau này em cũng có thể trở thành một giáo viên tiếng anh.
Ai cũng có một người để mình ngưỡng mộ, đơn giản vì ở họ có những điều đặc biệt. Chú Dũng của em là một bác sĩ trẻ của bệnh viện nhi thành phố, người mà em rất mến và tự hào.
Chú em tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi và trở về thành phố nơi mình sống làm việc. Chú năm nay gần 30 tuổi, dáng người cao ráo, nước da hơi trắng, khuôn mặt chú đẹp với đôi mắt sáng thông minh. Hằng ngày công việc ở bệnh viện rất tất bật, chú phải khám cho rất nhiều bệnh nhân và tất cả đều là những em nhỏ, bởi chú là bác sĩ khoa nhi. Mỗi lần chú khám bệnh cho các bạn nhỏ, chú đều ân cần và tận tình, chú luôn tạo cho các bạn cảm giác vui vẻ, thoải mái chứ không e dè sợ hãi. Cứ thế, mỗi ngày công việc của chú từ sáng tới tối ở bệnh viện, tận tụy với tất cả mọi người, ai ai cũng tin tưởng vào bác sĩ. Điều khiến em thích thú nhất vẫn là nhìn chú đeo ống nghe vào tai để kiểm tra nhịp tim và lúc chú cuốn cuộn vải dày để đo huyết áp cho mọi người, tay chú điều khiển ống cao su, kim đồng nhích dần, rồi cuối cùng chú ghi kết quả kiểm tra vào hồ sơ. Chú em cứ mãi miệt mài như vậy đó, chứ hễ rảnh tay lại nói chuyện chọc cười với em, hai chú cháu cứ tíu tít với nhau suốt cả ngày.
Em rất ngưỡng mộ công việc của chú em, công việc của chú thầm lặng nhưng luôn giúp ích cho mọi người. Người ta hay nói "lương y như từ mẫu", chú em là một ví dụ điển hình trong số những bác sĩ trẻ yêu nghề.
Em hãy viết một đoạn văn về người lao động trí óc.
bài làm
Người lao động chí óc mà em biết đó là cô em. Cô em làm bác sĩ ở bệnh viện tỉnh. Hàng ngày cô em thường đến sớm để chuẩn bị dụng cụ khám cho bệnh nhân. Nhiều hôm có rất nhiều bệnh nhân đến khám bệnh nhưng cô ân cần vui vẻ với mọi người. Cô em rất bận rộn nhưng cô em vẫn kiên trì làm việc. Cô em rất chu đáo và niềm nở. Mọi người rất yêu quý và tin tưởng ở cô.Em rất yêu thương cô.
Các bạn hãy viết đoạn văn kể về một người lao động trí óc
Cô Lan là bác sĩ ở bệnh viên Quân Y 105. Năm nay cô đã 35 tuổi nhưng nhìn cô rất trẻ trung. Cô làm bác sĩ đã được 10 năm. Suốt 10 năm công tác, cô rất tận tụy với nghề. Cô rất yêu nghề và hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân. Lúc khám bệnh, cô luôn tham hỏi, động viên bệnh nhân để họ bớt lo lắng. Nhiều bệnh nhân đau đớn sinh ra cáu gắt nhưng nụ cười vẫn nở trên môi cô. Cô luôn được bệnh nhân tin yêu và kính trọng xứng đáng với câu nói “ Thầy thuốc như mẹ hiền”. Đối với đồng nghiệp, cô luôn hòa nhà và vui vẻ. Trong gia đình, cô là người con hiếu thảo khiến bà con lối xóm ai cũng yêu mến. Em rất quý cô, em mong sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.
Viết 1 đoạn văn kể về người lao động mà em yêu quý
Tham khảo
Người mà em rất quý rất trọng và cũng rất gần gũi, đó là cô Lê Thi Thanh Xuân bác sĩ răng hàm mặt của bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sĩ Xuân là bạn thân của mẹ em từ hồi học phổ thông trung học cho đến giờ. Hai người làm hai nghề khác nhau. Mẹ em vào sư phạm, ra trường về nhận nhiệm sở ở trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh, còn cô đi vào ngành y rồi về công tác ở tỉnh nhà. Hàm răng em đều và đẹp cũng nhờ cô Xuân chăm sóc thường xuyên. Cô là một người tận tụy trong công việc và rất thương bệnh nhân. Những khách hàng đến trồng răng làm hàm, nhổ, trám… cô đều khám rất kĩ càng và luôn tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự với khách. Cô cũng đã từng đi tu nghiệp ở Nhật, nên tay nghề cô rất cao, tạo được uy tín với khách hàng. Mọi người thường tìm đến cô để khám và chữa bệnh răng.
Tham khao
Bố em thường nói với em rằng: “Lao động là vinh quang”. Chỉ cần có một công việc tốt, giúp ích cho mình và cho xã hội là được. Để có một khu phố xanh, sạch, đẹp đó là nhờ công sức của các cô chú lao công. Các cô, các chú lao công vất vả hàng ngày để làm cho đường phố thật đẹp, để trẻ con được vui đùa trên vỉa hè vào mỗi buổi chiều. Ngày nào cũng thế cứ vào 4 giờ sáng là em lại nghe thấy tiếng chổi tre của bác lao công đang quét trước cửa nhà, khi mà mọi người vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ thì các cô, các bác đã đi làm. Bác lao công có dáng người gầy, mảnh khảnh, mái tóc dài ngang lung, được buộc gọn gàng, làn da ngăm đen làm cho bác già hơn so với tuổi, đôi mắt bác ánh lên niềm hạnh phúc khi được làm đẹp cho môi trường, làm đẹp cho xã hội. Bác thường mặc đồ bảo hộ, đội mũ công nhân và đeo đôi gang tay để làm việc hiệu quả hơn. Bác rất chăm chỉ và chịu khó, dù trời nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè các bác vẫn miệt mài làm việc, không ngại khó khăn vất vả để làm đẹp cho đường phố. Em rất yêu quý các cô, các bác lao công, vì nhờ có các cô, các bác mà được phố sạch đẹp hơn, trẻ con chúng em được chơi đùa thoải mái hơn trên những vỉa hè thật sạch. Em chúc các cô, các bác lao công có một sức khỏe thật tốt để làm việc hiệu quả hơn.
1.Viết đoạn văn kể về Trung Thu ở xóm em
2.Kể về một người lao động trí óc
3.Kể về lễ hội
Bài 1:
Tùng rinh rinh... tùng tùng tùng rinh rinh..." Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang "Đêm Trung thu rước đèn ông trăng...". Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Bài 2:
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bài 3:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ "Cây nhà lá vườn" diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát "Rước đèn Trung thu". Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát "Tết Trung thu...". Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang "rồng rắn" rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng". Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
đề 1
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
đề 2
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
đề3
1)“Tùng rinh rinh… tùng tùng tùng rinh rinh…” Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang “Đêm Trung thu rước đèn ông trăng…”. Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
2)
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
3)
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Viết đoạn văn kể về người lao động trí óc có sử dụng biện pháp nhân hóa , so sánh
tham khảo nhé
Trong cuộc sống, đa số ta đều bắt gặp những con người luôn lao động bằng chân tay và theo sau đó cũng có một bộ phận nhỏ lao động bằng trí óc. Cô của tôi năm nay đã tròn 30 tuổi mà ngày nào cũng phải thức khuya để lo lắng về mọi chuyện. Vì cô làm nghề giáo viên trường cấp 1 ( trường tiểu học cơ sở ) nên phải làm nhiều thứ để có thể giảng dạy cho các em dễ hiểu bài. Trường cấp 1 có tầm quan trọng rất lớn đến các em nhỏ cho nên cô làm giáo án, làm bài giảng, những câu hỏi để dạy cho các em mỗi ngày. Bình thường chúng ta thường nghĩ lao động chân tay là rất mệt nhưng lao động trí óc cũng không kém phần cực nhọc. Mỗi phút giây, mỗi trang giáo án như thể ba nhiêu giọt mồ hôi của cô. Từng tia nắng, ngọn gió nhẹ lướt qua hiền từ bên cạnh nơi cô ngồi. Chao ôi ! Một con người gương mẫu và chăm chỉ như cô tôi chắc chắn sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
*** Phép so sánh: in đậm ( như thể: từ so sánh ngang bằng ) ***
__ Phép nhân hóa: gạch chân ( nhẹ lướt qua, hiền từ: dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật ) __
Kể về một người lao động trí óc số 2
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông cô như mới chỉ hai mấy tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng như sao, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học.Bài dạy của cô chắc hẳn có tính hài hước.Cô dạy không khiến học sinh áp lực,mà còn thấy học sinh thoải mái và vui vẻ. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bác Tân ở cạnh nhà em là bác sĩ Tây y. Năm nay, bác Tân đã năm mươi tuổi và bác đã có hơn hai mươi năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Hằng ngày, bác không chỉ làm việc ở bệnh viện mà còn khám và chữa bệnh ngay tại phòng khám ở nhà từ mười tám đến hai mươi mốt giờ. Bác còn khám bệnh cả ngày thứ bảy và chủ nhật nữa. Bác Tân làm việc kĩ lưỡng và chăm sóc bệnh nhân dịu dàng, tận tình nên bệnh nhân xa gần đều tín nhiệm và yêu quý bác. Bệnh nhân của bác là các cháu thiếu niên, nhi đồng, có em bé còn ẵm ngửa, chưa biết nói. Bác Tân rất yêu thương trẻ con, bác thường nói: “Trẻ em có bệnh rất tội nghiệp, có khi em bé đau chỉ biết khóc. Thế nên bố mẹ và bác sĩ phải dỗ dành và chăm sóc trẻ em chu đáo.”. Mọi người trong xóm đều yêu quý bác Tân.