Những câu hỏi liên quan
Tomm x2
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Phương Thủy Trương Nguyễ...
Xem chi tiết
Phương Thủy Trương Nguyễ...
4 tháng 4 2022 lúc 19:17

nhanh với ạ

Bình luận (0)
TN NM BloveJ
4 tháng 4 2022 lúc 19:18

em chịu hh

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
18 tháng 8 2023 lúc 13:52

Tham khảo, dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.

(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.

Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
21 tháng 8 2023 lúc 13:57

bạn ơi có phải đúng là bài văn nghị luận không

Bình luận (0)
Tùng Trầnn
Xem chi tiết
Đào Lynh
Xem chi tiết
Dương Hương Giang
Xem chi tiết
♛☣ Peaceful Life ☣♛
20 tháng 3 2020 lúc 23:46

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm

4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
dao thanh bao bao
23 tháng 4 2023 lúc 20:30

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.

 

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

 

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa...

 

Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: Ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

 

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

 

Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

Bình luận (0)
Lê Vương
2 tháng 5 lúc 20:31

lười làm

 

 

Bình luận (0)
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:53

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

Bình luận (0)
Eren Jeager
26 tháng 8 2017 lúc 15:29

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bình luận (0)