Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Minh Châu
Xem chi tiết
Phạm Khánh Ly
23 tháng 4 2023 lúc 21:06

a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

   + Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”

   + Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

   + Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

   + Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

   + Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)

- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.

⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”.

c. Ước nguyện của tác giả

- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta"

=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng

=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

- Giải thích tựa bài thơ

- Điệp ngữ "dù là"

=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.

d. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ

- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.

=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

 

Phạm Khánh Ly
23 tháng 4 2023 lúc 21:01

a. Ý nghĩa nhan đề:

Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.

b. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung. “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng. Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.

c. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước

Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”. Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương. Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao. Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.

d. Khổ thơ 4 và 5: Ước vọng của nhà thơ:

Mong ước được làm chim, làm hoa, làm một nốt trầm để góp thêm vào vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời.

=> Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.

Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Toàn
5 tháng 12 2021 lúc 20:27

I. Mở bài: Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Thanh Hải (đặc điểm về con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác,...)Giới thiệu khái quát về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ, khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ,...)Giới thiệu khái quát về khổ 2 và khổ 3 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

II. Thân bài:

a. Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.

- Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là "người cầm súng" và "người ra đồng""Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.

- Điệp từ "mùa xuân" và điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Điệp từ "tất cả" được kết hợp với những từ láy "hối hả", "xôn xao" làm cho nhịp thơ trở nên gấp gáp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương.

b. Niềm tự hào, niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà thơ trước mùa xuân của đất nướcNhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua hệ thống các tính từ "vất vả", "gian lao".Hình ảnh so sánh "đất nước như vì sao" đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa: vừa gợi đến nguồn sáng trường tồn mãi với không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gì cản nổi.Cấu trúc song hành "đất nước bốn ngàn năm", "đất nước như vì sao" đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước.Cụm từ "cứ đi lên phía trước" như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.

III. Kết bài: Khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung, giá trị nghệ thuật của khổ 2, khổ 3 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và nêu cảm nhận của bản thân.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Tiến Đạt
5 tháng 12 2021 lúc 21:27

Bạn ơi khổ 1 và khổ 2 mà bạn ???

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Văn Toàn
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Dũng
16 tháng 5 2020 lúc 15:30

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ của ông đã nêu bật lên một cảm hứng đón nhận thanh sắc, trời đất mùa xuân, cảm nhận được sự tự hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước. Đồng thời, bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, gắn bó với cuộc đời và thể hiện chân thành một ước nguyện hiến dâng.

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên xứ Huế đặc sắc. Bức tranh xuân được mở ra với không gian thoáng đạt: dòng sông, mặt đất, bầu trời. Dòng sông xanh, dòng sông thơ mộng hòa sắc một bông hoa tím biếc trên cao những cánh chim chiền chiện chao liệng hết vang trời làm xáo động cả bức tranh xuân. Dòng sông, tiếng chim là những hình ảnh thực nhưng lại được xen vào hình ảnh ảo…

"Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân thiên nhiên được diễn tả tập chung ở chi tiết rất giản dị:

"Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”

Lời thơ có hai cách hiểu… Dù hiểu theo cách nào thì lời thơ vẫn biểu hiện niềm say xưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời vào xuân.

Khổ thơ 2, 3 từ mùa xuân thiên nhiên nhà thơ hướng cảm xúc của mình về mùa xuân đất nước:

"Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.”

Mùa xuân trước hết là mùa xuân của người cầm súng, người ra đồng những con người tiêu biểu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những con người gieo mùa xuân hòa bình ấm lo cho đất nước, ý nghĩa ấy kết đọng ở chữ "lộc” được lặp lại hai lần. Chữ “lộc” nghĩa thực là mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc. Chuyển nghĩa: Lộc trong câu thơ là búp non trên cành lá ngụy trang của người chiến sĩ ra trận, là lộc non của mạ gieo khắp cánh đồng, lộc ấy chính là sức sống vươn lên phát triển của thế giới. Hình ảnh sóng đôi, điệp từ, điệp ngữ, phép ẩn dụ, so sánh tạo lên nhịp điệu mùa xuân hối hả hào hùng và diễn tả trực tiếp không khí lên đường khẩn trương rộn ràng háo hức.

Mặc dù đất nước bốn ngàn năm vất vả gian lao của những người bền bỉ vững vàng. Ngôi sao ấy luôn tỏa sáng soi đường cho thế hệ này nối tiếp thế hệ kia chung tay góp sức xây dựng đất nước.

Trong không khí tưng bừng hối hả của mùa xuân đất nước nhà thơ muốn hòa vào cống hiến cùng mọi người. Nguyện ước của nhà thơ được làm con chim mang giọng hát trong trẻo tươi vui dâng cho đời một tiếng ca vui muốn làm cành hoa tỏa hương sắc trong muôn sắc màu, muốn làm nốt trầm xao xuyến tha thiết đầy ý nghĩa trong bản hòa ca cuộc đời, muốn làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn lao dân tộc mà không phô trương lặng lẽ dâng cho đời.

“Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Nghĩa là ngay cả lúc này sự sống đang vơi dần vẫn muốn cống hiến. Đó là lẽ sống cao đẹp, sống có ích biết dâng hiến cho cuộc đời tất cả những gì tinh túy nhất. Vậy là cái tôi chữ tình bộc lộ cảm xúc riêng tư trước mùa xuân thiên nhiên đất trời chuyển sang xưng ta diễn tả sự hòa hợp của cái tôi nhỏ bé với cái ta rộng lớn. Nguyện ước của nhà thơ không chỉ riêng một người mà còn là nguyện ước chung của tất cả mọi người. Những câu thơ năm chữ kết hợp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp tạo ra nhịp thở liền mạch sôi nổi, trẻ trung diễn tả cảm xúc vừa chân thành vừa thiết tha trào dâng với khát vọng mãnh liệt. Trước lúc đi xa nhà thơ vẫn cháy lên khát vọng sống và tình yêu quê hương đất nước.

"Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.”

Nhà thơ muốn hát câu Nam ai, Nam bình để đón mùa xuân, ngợi ca đất Huế biểu hiện niềm tin yêu gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương đất nước, trở thành khúc ca xuân.

Bằng sự rung cảm và mãnh liệt của mình, nhà thơ Thanh Hải đã để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ, những bài học vô cùng sâu lắng. Càng đọc thì người ta càng cảm thấy cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa, bởi vì khi ta sống, chúng ta được hết mình và cống hiến cho tổ quốc Việt Nam dấu yêu. Cảm ơn tác giả Thanh Hải đã cho chúng ta có một cái nhìn mới mẻ, có một cảm nhận tinh tế về cuộc sống tươi đẹp này.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hương
22 tháng 3 2022 lúc 20:38

^ Mở đoạn: Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải gắn với nhiều tầng ý nghĩa.

^ Thân đoạn:

Mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ gắn liền với những ý nghĩa sau:

- Mùa xuân nho nhỏ là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, vạn vật. Mùa xuân đến làm bông hoa trỗi dậy, vươn lên, chim ca thánh thót vang trời.

- Mùa xuân nho nhỏ là mùa xuân của con người lao động và bảo vệ Tổ quốc. Người ra đồng gieo nương mạ, cấy cày góp phần tô điểm lộc biếc trời xuân. Người cầm súng ra trận rắc đầy lộc lá trên người để nguỵ trang, chiến đấu vì mùa xuân hoà bình dân tộc. Con người dựng xây xã hội chủ nghĩa náo nức xây dựng đất trời vào xuân.

- Mùa xuân nho nhỏ còn là mùa xuân của cá nhân góp vào mùa xuân lớn của cộng đồng. Tuy mùa xuân của mỗi cá nhân là nhỏ nhoi, nhưng vẫn đóng một vai trò, công lao to lớn trong việc làm rộ lên sắc xuân tươi mới của cuộc đời. Tác giả thể hiện nguyện ước cống hiến không ngừng nghỉ, bất chấp, vô điều kiện.

^ Kết đoạn: Vẻ đẹp của mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mới thật đáng quý, trân trọng, nó đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi lý tưởng cống hiến chung của cả dân tộc.

Nguyễn Mai Hiền
4 tháng 4 lúc 21:09

Đúng

 

𝐓𝐡𝐮𝐮 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐲
Xem chi tiết
I don
16 tháng 4 2018 lúc 13:34

+) MB: -  Khi những cành non đang dần hé nụ, hoa cỏ đâm chồi, khoe sắc, chim chóc từng đàn bay đi kiếm ăn. Cũng là lúc những tia nắng chói chang, rực rỡ bắt đầu hiện ra, mang theo bầu không khí vui của một mùa hè đầy sức sống, tươi mới, đáng nhớ. Khoảnh khắc diệu kì, huyền ảo đó là cảnh giao mùa từ mùa xuân sang mùa hạ.

+) TB: - Những nhành hoa hướng dương bắt đầu nở rộ, tỏa ngát hương thơm dịu mát của mình đi khắp nơi. Khiến cho bầu không khí khá nóng nực trở nên mát mẻ, sảng khoái hơn.

- Từng đàn ong bay đi kiếm nhụy hoa, thật cần mẫn, chịu khó dù cho mùa xuân đã trôi đi, và đón chào một ngày hè mới lại đến.

- Thời khắc giao mùa này cũng là lúc, hoa phượng- hoa của tuổi học trò đua nhau khoe sắc. Từng chúm hoa phượng đỏ thắm như màu của chiếc khăn quàng trên vai học sinh, như để giữ lại, lưu luyến những kỉ niệm thật ngọt ngào, cũng là để tạm biệt người bạn của phượng. Những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc bên bạn mình cũng đã trôi qua, nhưng sắc hoa thật đẹp đủ để học trò thích thú, nhớ mãi, không bao giờ quên.

- Khoảnh khắc đó cũng là lúc cánh đồng quê hương tôi khoác lên mình một bộ quần áo mới. Những bông lúa vàng ươm, đung đưa mình theo khúc nhạc của gió trời. Cây cỏ, hoa lá cũng hòa mình vào theo giai điệu đồng quê đặm đà, tươi mới đó. Các bác nông dân chăm chỉ làm việc, những giọt mồ hôi lăn trên má, ướt đẫm cả hai vai. Nhìn thấy sự khổ cực của các bác, ông mặt trời cũng thấy thương, cho ánh sáng tỏa ít hơn, kéo theo những làn gió mát rười rượi.

- Ôi! yêu lắm! Làm sao quên được những khoảnh khắc tuyệt vời đáng nhớ đó. Những kỉ niệm vui vẻ, hồn nhiên, trong sáng trong thời khắc giao mùa. Thật đẹp! 

+) KB: - Mùa hè cũng sắp về với quê em rồi, nó sẽ mang đến một mùa màng bội thu cho quê hương em. Và những kỉ niệm thật vui bên bè bạn trong suốt chuyến nghỉ hè. Khoảnh khắc giao mùa thật đẹp, thanh bình.

Chúc bn học tốt !!!

Vũ Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Hquynh
14 tháng 3 2021 lúc 9:12

Tham khảo 

a. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân và phong cảnh mùa xuân.Gợi ý: Mỗi năm có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông luân phiên nhau đóng giữ nhân gian. Thiên nhiên, đất trời cũng theo đó mà thay đổi. Mỗi mùa lại đem đến một cảnh sắc với vẻ đẹp riêng. Nhưng với em, đất trời này đẹp nhất chính là khi bước vào mùa xuân.

b. Thân bài

- Giới thiệu chung về mùa xuân:

Mùa xuân kéo dài trong bao lâu? Thường bắt đầu từ lúc nào?Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu, biến chuyển gì đặc biệt?

- Thiên nhiên mùa xuân:

Bầu trời trở nên trong xanh, cao hơnKhông khí trở nên có phần ấm áp hơn, nắng ấm cũng nhiều hơnNhững loài chim bay đi tránh rét lũ lượt kéo về từng đànCác loài động vật ngủ đông cũng lục tục thức dậy, đón mùa xuân vềCác loài cây thi nhau đâm chồi, nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắmBắt đầu xuất hiện những cơn mưa xuân lất phất trong tiết trời se lạnh của mùa xuân

- Con người trong mùa xuân:

Mọi người vui vẻ, nô nức chào mùa xuân đếnĐường phố, nhà cửa, hàng quán… được trang hoàng rực rỡ để chào năm mớiCác hoạt động chào xuân được tổ chức nhiều, đông vui tấp nập

- Ý nghĩa của mùa xuân:

Là khởi đầu mới của một năm, đem đến cho con người ta hi vọng về năm mới may mắnĐem đến sự sống cho thiên nhiên, cây cỏĐem đến những sum vầy, đoàn tụ và hạnh phúc cho con người vào dịp Tết

c. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân đối với thiên nhiên và con ngườiNhấn mạnh lần nữa ý nghĩa, vai trò không thể thiếu của mùa xuân
Trần Siêm
16 tháng 11 lúc 15:42

Có ai lập dàn ý tả làng quê lúc xuân ko

 

🎈bLUe BaLloON💙
Xem chi tiết
Wall HaiAnh
20 tháng 2 2018 lúc 22:26

cTrả lời

a) Mở bài

Giới thiệu vài nét về khu vườn nhà em vào buổi sáng. Mùa xuân đến rồi,khu vườn bỗng trở nên khoác một màu áo mới, tươi đẹp và đầy sức hút không chỉ là chim muông mà cả con người.

b) Thân bài

Tả bao quát khu vườn:

– Khu vườn được xây dựng trên một mảnh đất nhỏ, bốn mùa cây cối đều xanh tốt cho ra những trái ngọt quá ngon. 

– Từ đằng xa ông mặt trời đã nhô lên sau lũy tre làng xanh mướt làm cho vạn vật như trỗi dậy trong sớm mai

– Bầu trời trong xanh vời vợi như một tấm thảm khổng lồ bao phủ lấy đất trời.

– Khu vườn của em rất đẹp và nơi này thu hút rất nhiều những loài động vật khác nhau.

– Tiết trời mùa xuân se lạnh, nhiệt độ thật là lý tưởng 

Tả chi tiết về khu vườn:

 – Hoa lá chuyển mình, vươn vai theo tiếng gọi ngày mới.

– Chị hoa lan nở từng chùm hoa tím ngắt trông thật đẹp.

– Cô hoa dẻ mảnh khảnh.

– Hàng râm bụt đỏ chói, xinh tươi trong ánh nắng ban mai ấm áp.

– Chú ong vàng, ong mật, ong vò vẽ bay đi tìm mật ong rộn ràng.

– Chim muông hội tụ,hót líu lo rộn ràng như ngày hội:

+ Các bác bồ các kêu vang.

 +Anh sáo sậu, sáo đen cất tiếng hót thánh thót

+ Cô bìm bịp rón rén trong bụi cây.

+ Những bác chào mào liến thoắng,vui vẻ.

+ Chim sâu vui vẻ nhảy nhót trong vòm lá xanh um tùm.

+ Một số nàng chim ngói ghé qua rồi vội vã kéo nhau bay nhanh về phía cánh đồng lúa chín vàng.

– Mọi thứ trong khu vườn hiện lên thật sinh động, rộn ràng và đầy cuốn hút.

c) Kết bài

Cảm nghĩ, tình cảm bản thân về khu vườn.

son tran truong
20 tháng 2 2018 lúc 21:54

Một buổi sớm. Nền trời xanh ngăn ngắt như tấm màn nhung bao la. Ông mặt trời đỏ hồng vừa nhô lên từ cụm mây trắng nõn. Màn sương đêm hãy còn bao phủ lờ mờ… Cả khu vườn như đang chuyển mình biến đổi theo tiếng gọi của mùa xuân. Khắp nơi, khắp phía đều có hoa. Hoa phủ tràn ngập, hoa nở muôn hình muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đốm lửa rực rờ trong không gian. Mỗi hoa đều có một màu sắc riêng, một hương vị riêng. Hoa mận trắng muôn muốt, rung rinh như những chiếc chuồng bé xiu xíu đang toả mùi hương dìu dịu. Hoa sứ trắng tinh khiết một màu với hương ngào ngạt. Hoa hướng dương vàng rực như ông mặt trời be bé, xinh xinh. Hoa hồng kiêu hãnh vươn lên như một nàng công chúa kiều diễm. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, hương hoa thoang thoảng. Hoa râm bụt đỏ rực, được nắng chiếu sáng rực như những chiếc lồng đèn. Và mọc tràn lan trên mặt đất là các chùm hoa mắc cỡ tim tím đang ngả đầu vào nhau như e thẹn… vườn hoa đã đẹp, đã tươi lại còn những cánh bướm vàng, bướm trắng điểm tô nên trông càng rực rỡ. Gió khe khẽ tạt qua, bao nhiêu cảnh hoa rập rờn rập rờn giữa màu lá xanh mơn mởn…

Vườn hoa là một bản hòa tấu màu sắc của thiên nhiên…

Thiên Yết
20 tháng 2 2018 lúc 21:56

Mở bài : giới thiệu khu vườn nhà e vào buổi sáng mùa xuan

- vào một buổi sáng mùa xuan, bầu trời trong xanh đến kì lạ........Tôi chạy ra khu vườn xinh đẹp của tôi.

Thân bài : tả bao quát khu vườn nhà em

-trồng những cây hoa rất đẹp như cây:.....................(kể tên các loại cây).

-những cây hoa này tỏa hương thơm ngát quanh ngôi nhà thân yêu.

-tả chi tiết khu vườn nhà em

-nhưng bông hoa nở.....................

-các màu sắc..................

-bông này xen bông kia.............

-tả hoạt động chăm sóc cây

-em thường đi tưới tắm cho cây hoa ..................

-theo gió hoa đung đưa ..............

-cánh hoa vui đùa cùng em

Kết bài : nêu cảm nhân của e về khu vườn nhà e

-em rất yêu quý chúng.

-em sẽ..................

k mk nha bn 

Arkham Knight
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
24 tháng 5 2018 lúc 7:23

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980.Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :

"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"

Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình.

Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."

Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.

Và “Viếng lăng Bác” , bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính , ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp , làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người :

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người , trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc , ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời . Tình cảm trong những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút . Tác giả không thể nào ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết .

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thương ấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng ta khi đọc lên cảm thấy vô cùng xúc động . Đây là một cách nói không hoa mỹ mà là một cách nói rất chân thành của người dân Nam Bộ nhưng lại lắng đọng trong lòng người không gì có thể nói và tả được . Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hoặc chưa một lần gặp Bác .

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này .

Điệp ngữ “ Muốn làm ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương . nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui . Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp . muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm . Hình ảnh cây tre lại xuất hiệnở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một cách khéo léo , tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ. Hình tượng tre được chuyển hóa: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Khổ thơ đầu là hàng tre, khổ thơ cuối là cây tre. Nghĩa là muốn hóa thân thành một cây tre trong hàng tre kia để luôn được ở bên Bác, bộc lộ một tình cảm quyến luyến. Đó là tấm lòng yêu mến và sự tôn kính đối với Bác Hồ.Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.

Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"

Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Lời nguyện ước khi phải rời xa người mình kính yêu nhất luôn là những lời nguyện ước đáng tin nhất... Thanh Hải và Viễn Phương đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn. Và có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước ? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của hai nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.

Namikaze Minato
23 tháng 5 2018 lúc 20:16

Lẽ sống của Thanh Hải được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành,khiêm nhường. Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người

nguyễn minh ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Anh
8 tháng 2 2018 lúc 19:37

I. Mở bài: giới thiệu mùa xuân
Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thishc nhất là mua xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.

II. Thân bài: tả mùa xuân
1. Cảnh vật mùa xuân
- Bầu trời trong xanh
- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời
- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sang sau những ngày đông u ám
2. Tả bao quát mùa xuân
- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khỏi và tươi vui
- Con đường trải dài sắc xuân
- Không gian như chìm đắm trong hương xuân
3. Tả chi tiết mùa xuân
- con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi
- ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui
- cây cối đua nhau nở rộng
- chim choc ríu tít kêu
- khắp nơi đều rộn rang sắc xuân
- những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới
- những người lao động sẽ có một kì nghĩ dài

III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân
- em rất thích mùa xuân
- mùa xuân như mang đến cho em sự mởi mẻ và vui tươi

Không Tên
8 tháng 2 2018 lúc 19:37

I. Mở bài: Giới thiệu mùa xuân

Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: Xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. Mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.

II. Thân bài: Tả mùa xuân

1. Cảnh vật mùa xuân

- Bầu trời trong xanh

- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời

- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sáng sau những ngày đông u ám

2. Tả bao quát mùa xuân

- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

- Con đường trải dài sắc xuân

- Không gian như chìm đắm trong hương xuân

3. Tả chi tiết mùa xuân

- Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi

- Ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui

- Cây cối đua nhau nở rộng

- Chim chóc ríu tít kêu

- Khắp nơi đều rộn ràng sắc xuân

- Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới

- Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân

- Em rất thích mùa xuân

- Mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi

Sincere
8 tháng 2 2018 lúc 19:38

a, Mở bài:

Giới thiệu trường em. Khung cảnh xuân ở khắp nơi nói chung và trường em nói riêng. (Tả khi đi học sớm trực nhật)

b, Thân bài:

* Tả 1 chút về cảnh vật xung quanh:

+ Bầu trời trong xanh

+ Cô cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.

+ Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.

* Tả bao quát:

- Từ xa trong trường giống đứa bé khổng lồ đang nằm dài trên đất như cố lưu giữ giấc ngủ.

* Đền gần, tả chi tiết:

- Chỉ có lác đác vài bạn đến lớp sớm để trực nhật

- Vừa đến gần cánh cổng trường em đã cảm thấy trong lòng vui rạo rực vì hôm nay là ngày đầu tiên sau kì nghỉ Tết dài em đi học trở lại

- Vẫn là cánh cổng xanh ấy nhưng sao hôm nay em thấy đáng yêu đến thế. Cánh cổng như người bảo vệ dang tay đón em đến lớp, nghiêm khắc với những bạn đi muộn

- khẩu hiệu chúc mừng năm mới đỏ rực, chữ vàng -> năm mới may mắn

- Vào trường cây cối đều đâm chồi, nảy lộc, những chồi non như những ngọn lửa tí xíu màu xanh

- Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

- Khu vườn hoa ở giữa sân trường thu hút đầy ong bướm

- Một lúc sau, các bạn đã lũ lượt đến.

+ Ai gặp nhau cũng chúc năm mới vui vẻ, hạnh phúc,…

+ Những bao lì xì không đáng giá nhưng là món quà lớn về tình bạn

- Chim kéo đến hót vang

* Trong lớp:

+ Bàn ghế ngay ngắn, sạch sẽ hơn mọi ngày

+ Ảnh Bác Hồ nhìn bác tươi cười hơn mọi hôm

c, Kết bài:

Trống vào lớp - một năm mới bắt đầu

Bai tham khảo 3

I- Mở bài:

Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.

II- Thân bài:

Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:

- Bầu trời: Cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá

- Mặt đất: Tràn đầy nhựa sống,...

- Không khí: Ấm áp

- Mưa xuân: Lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: Ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả...)

- Gió xuân: Nhẹ nhẹ, mơn man,...

- Cây cối: Đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non...

- Hoa: Đua nhau khoe sắc thắm

- Chim chóc: Ca vang,... từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời...

- Không gian: Chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh

- Lòng người: Phơi phới niềm vui, tràn đầy ước mơ, hi vọng,...

III- Kết bài:

- Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương..

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 3 2017 lúc 5:08

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

 

Đáp án cần chọn là: D