Những câu hỏi liên quan
Phạm Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Khắc Thái Dương
19 tháng 8 2022 lúc 8:41

nêu cảm nghĩ thì chịu

Bình luận (0)
Rosé
Xem chi tiết
ha xuan duong
13 tháng 3 2023 lúc 21:13

Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.

Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.

Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.

Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.

 

Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Bình luận (0)
Lê Tùng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 5 2023 lúc 20:15

Chọn lễ hội đua thuyền nhé.

Gợi ý cách làm.

Mở đoạn:

- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.

+ Nêu nguồn gốc trò chơi này ra đời.

+ ..

Thân đoạn:

- Giải thích cách chơi trò chơi này.

- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?

- Khung cảnh lúc trò chơi diễn ra như thế nào?. Con người ra sao?

+ Ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự hoặc xem rất hào hứng, ai ai cũng mặc đẹp đẽ.

+....

- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?

+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.

+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.

+ ........

- Em có thích trò chơi này không? Vì sao?

+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ thành bài văn)

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
1 tháng 5 2023 lúc 20:18

Bạn tham khảo theo dàn ý này nhé: 

1. Mở bài

Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi:  trò chơi kéo coNêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: để mọi người hiểu thêm về trò chơi dân gian này đồng thời là cách chơi để đảm bảo công bằng cho mọi người. 

2. Thân bài

- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc: 

- Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.

Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.

Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.
Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).
Bình luận (0)
Phạm Trang
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
9 tháng 1 2018 lúc 17:51

Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc phải có trò chơi kéo co, trò chơi dùng sức mạnh của đồng đội để giành chiến thắng.

Kéo co có thể nói là trò chơi mang tính đồng đội, hợp với mọi lứa tuổi. Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Khi trọng tài cất tiếng còi cất lên cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. Các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau , người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên .

Trò chơi kéo co cần đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị đau  nhưng bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống  tiếp sức mạnh tinh thần các đội tham gia.

Trò chơi kéo co thường chơi trong các dịp lễ hội, trại hè như một cách để gắn kết tình cảm với nhau, thể hiện tình đoàn kết trong trường học, tổ chức.

Kéo co mãi là trò chơi đồng đội với tinh thần đồng đội cao mới giành được chiến thắng, cho dù sau này có nhiều trò chơi mới xuất hiện lôi cuốn nhưng những hoạt động ngoài trời mà thiếu kéo co như vắng đi một trò chơi thú vị và bổ ích.

:)

Bình luận (0)
Phước Lộc
9 tháng 1 2018 lúc 17:51

Bài làm

Đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Việt Nam, chắc chắn sẽ gắn bó với rất nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Tuổi thơ của họ gắn tràn ngập kỉ niệm về những ngày tháng êm đềm lớn lên bên nhau, cười giòn tan khi được ngắm cánh diều bay cao vút, reo hò ầm ĩ khi chơi trò trốn tìm…Đối với những đứa trẻ xóm chợ ở quê em, có lẽ trò chơi dân gian trốn tìm để lại trong nhau nhiều xúc cảm đáng nhớ nhất.

Từ khi chúng em sinh ra, trò chơi trốn tìm đã có, và cứ thế từ thế hệ này đến thế hệ khác xem đó như một trò chơi cần phải trải qua khi còn ấu thơ. Trò chơi mang đến nhiều tiếng cười reo rộn ràng nhất.

thuyet-minh-tro-choi-dan-gian-lop-8 

Trò chơi trốn tìm là trò chơi càng đông càng vui, trong đó sẽ có hai phe, một người đi tìm và một nhóm người sẽ đi trốn. Ai oản tù tỳ thua thì chắc chắn phải làm người đi tìm những người còn lại. Trốn tìm không phải trò chơi cần bất cứ dụng cụ gì hết, chỉ cần có người là có thể chơi được, ở bất cứ nơi đâu, trong nhà hay ngoài sân, trong những bụi rậm…Tuy nhiên mọi người thường chọn những nơi rộng rãi, cõ nhiều chỗ để trốn mới thú vụ.

 

Người đi tìm phải bịt mắt, úp mặt vào tưởng và mắt đầu đếm từ một đến một trăm; đếm đến lúc nào không nghe tiếng ai trả lời nữa thì bắt đầu công cuộc đi tìm. Còn những người đi trốn thì cần phải khéo léo nhanh nhẹn tìm được nơi ẩn nấp an toàn, bí mật để người kia không tìm ra và mình thành người thắng cuộc. Cuộc chơi chỉ thực sự kết thúc khi người đi tìm tìm được hết số người đi trốn, còn nếu người đi tìm đầu hàng thì coi như đã thua và bắt đầu chơi lại từ đầu.

Thực ra trò chơi trốn tìm rất đơn giản, mang lại nhiều niềm vui, bất ngờ và hứng khởi cho mọi người. Một trò chơi dân gian bình dị, gần gũi và góp phần tạo nên “hồn” riêng của vùng quê nông thôn Việt Nam.

Giữa những đống rơm mẹ mới phơi hôm qua, còn thơm mùi rạ, trẻ con có thể chui rúc vào đó mà trốn đến nghẹt thở. Có những người thì lẻn vào góc nhà không có ánh điện, nín thở và lắng nghe tiếng bước chân của người tìm. Trò chơi đơn giản nhưng đầy hồi hộp và mong chờ, đầy bất ngờ.

KHi người đi tìm mệt mỏi, tìm mãi không ra đành bất lực tớ thua rồi, các bạn ra đi thì người trốn sẽ hét hò ầm ĩ “Tớ ở đây này, dễ thế cũng không tìm ra”. Lúc đấy mắt của cái người đi tìm xị xuống y như bị ai lấy cắp đồ chơi.

TRò chơi trốn tìm như một nét văn hóa của nông thôn, những đứa trẻ lớn lên đều ít nhiều biết đến trò chơi thú vị, đơn giản này. Sẽ thật buồn nếu những đứa trẻ nông thôn nào không được trải qua những giây phút thoải mái, êm đềm, thư giãn và đầy hồi hộp như trò chơi này.

TRò chơi trốn tìm cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác giật mình và buồn rười rượi

Bình luận (0)
phạm văn tuấn
9 tháng 1 2018 lúc 17:52

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi.điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò chơi có một quy luật riêng,mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không chán. Trong số đó trò chơi dân gian suất hiện từ lâu đời dược mọi người vô cùng yêu thích là trò chơi kéo co. Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau nhưng bao giờ số người cũng chia làm hai phe, mỗi phe dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia về phía mình là thắng. Có khi cả hai bên là nam hoặc nữ, dân làng thường chọn trai chưa vợ gái chưa chồng. Có một cột trụ để ở giữa sân chơi có một dây thừng để kéo. Khi trọng tài thổi còi báo hiệu thì hai bên cùng ra sức kéo cho bằng được đội bên kia về phía mình. Bên nào mà
có người ngoài vào kéo hộ thì bên đấy thua. Em thấy trò chơi này cũng rất bổ ích vì trò chơi này thể hiệ tính đoàn kết của mọi
người nên em rất thích trò chơi này.

Bình luận (0)
NGUYỄN ĐẶNG QUỲNH ANH
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Báo
20 tháng 12 2020 lúc 18:29

Xem trên Văn Mẫu lớp 4 là có

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
sao uyen
Xem chi tiết
Khánh An
19 tháng 12 2021 lúc 15:17

Tham khảo

Tuổi thơ của em gắn với những cánh diều quê hương, nó là người bạn của em trong những buổi chiều khi đi thả trâu. Chiếc diều của em do bố em làm cho, nó được bố em sơn màu trắng và đuôi của cánh diều được sơn màu đỏ để nhận biết. Chiếc diều được bố em làm từ tre của nhà, vì vậy nó rất chắc. Bề ngoài chiếc diều được bọc bằng những giấy ni lông, chiếc đuôi của diều thì được làm rất dài khi lên cao nó vẫy trông rất đẹp. Mỗi buổi chiều khi đi học về em với bạn gần nhà lại rủ nhau thả diều, em là người cầm dây, bạn là người cầm diều và chạy để cho chiếc diều bay lên. Những lúc không có gió chúng em rất muốn thả diều nhưng lại không lên được, có những ngày chiều mùa hạ có nhiều cơn gió lớn chúng em lại thả diều và tiếng sáo được thiết kế trên chiếc diều kêu vi vu, nó vang vọng trên không trung. Khi lúc đậu gió có khi em còn cho nó đỗ đêm, và đến sáng hôm sau em mới cho nó xuống. Những thời gian thả diều thật tuyệt vời nó gắn liền với thời niên thiếu của em. Em rất yêu quý cánh diều tuổi thơ, nó là những trò chơi bổ ích của em trong thời tuổi thơ.

Bình luận (0)
Vũ Yến Nhi
10 tháng 1 2022 lúc 13:52

Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu.

Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt dán tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ.

Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc

Bình luận (0)
hieu luyen
Xem chi tiết
dinh chau anh
24 tháng 12 2021 lúc 18:10

Cánh diều mà ngoại làm cho tôi có hình một chú bướm màu xanh rất xinh đẹp . Để có những thanh tre làm diều, ngoại đã lựa chọn những khúc tre ở đoạn giữa của cây tre. Chúng không non quá mà cũng không già quá. Những thanh tre được vót cẩn thận và được xếp rất đều đặn. Trên cùng là phần đầu, giữa là phần thân và hai bên là hai cánh.Ngoại thật tài tình khi xếp và uốn khung diều y hệt hình con bướm. Ngoại lấy những chiếc dây thép nhỏ để buộc chặt chúng lại. Để có thể nghe được tiếng vi vu của cánh diều, ngoại gắn vào đó một thanh sáo nhỏ.Cuối cùng, tôi cùng ngoại trang trí phần cánh diều. Những tờ giấy màu đủ loại được ngoại gửi người mua trên tận chợ huyện sao mà mịn và bóng đến thế. Hai cánh của chú bướm được dán màu xanh lá cây. Đầu và hai chiếc râu màu đỏ, còn phần thân tôi đã chọn màu vàng. Cánh của chú bướm được ngoại trang trí lên đó rất nhiều đốm nhỏ với màu khác nhau làm cho chú bướm trở nên thật sặc sỡ. Cuối cùng cánh diều cũng được hoàn thành, nó lớn đến mức tôi cứ ngỡ rằng nếu như có gió to tôi có thể cưỡi lên đó để bay cùng.

Học tốt nha!

Bình luận (0)
Vũ Yến Nhi
10 tháng 1 2022 lúc 13:53

Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu.

Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt dán tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ.

Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Ngô Thu Huyền
Xem chi tiết
Mạnh Nguyễn
29 tháng 12 2019 lúc 19:08

Bài làm 1:

Tuổi thơ của em gắn với những cánh diều quê hương, nó là người bạn của em trong những buổi chiều khi đi thả trâu.

Chiếc diều của em do bố em làm cho, nó được bố em sơn màu trắng và đuôi của cánh diều được sơn màu đỏ để nhận biết. Chiếc diều được bố em làm từ tre của nhà, vì vậy nó rất chắc. Bề ngoài chiếc diều được bọc bằng những giấy ni lông, chiếc đuôi của diều thì được làm rất dài khi lên cao nó vẫy trông rất đẹp. Chiếc diều đó được làm rất lớn vì vậy phải cỡ tầm 2 người khiêng mới được.

Mỗi buổi chiều khi đi thả trâu em với bạn gần nhà lại rủ nhau thả diều, em là người cầm dây, bạn là người cầm diều và chạy để cho chiếc diều bay lên. Những lúc không có gió chúng em rất muốn thả diều nhưng lại không lên được, có những ngày chiều mùa hạ có nhiều cơn gió lớn chúng em lại thả diều và tiếng sáo được thiết kế trên chiếc diều kêu vi vu, nó vang vọng trên không trung. Khi lúc đậu gió có khi em còn cho nó đỗ đêm, và đến sáng hôm sau em mới cho nó xuống, những thời gian thả diều thật tuyệt vời nó gắn liền với thời niên thiếu của em.

Em rất yêu quý cánh diều tuổi thơ, nó là những trò chơi bổ ích của em trong thời tuổi thơ.

Bài làm 2:

Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.

Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một...

Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi... Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều. "Bay đi, diều ơi, bay đi...!"

Bài tham khảo 3

Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu.

Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt dán tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ.

Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc.

Tham khảo nhé 

>>>Hok Tốt<<<

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa