Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thảo chi
Xem chi tiết
phamvan
Xem chi tiết
H Oài G Iang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 9 2018 lúc 14:10

- Những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà nói chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn của cuộc đời người lính.

       + Họ thấu hiểu, chia sẻ cùng đối mặt, cùng chịu bệnh tật, những cơn sốt rét ghê gớm, cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua.

       + Những người lính phải vượt qua cả sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất thông qua cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp câu và từng cặp câu.

    - Người lính bao giờ cũng nhìn và nói về bạn trước khi nói về mình, cách nói ấy thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.

→ Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá nhưng vượt lên trên buốt giá, thiếu thốn.

Nguyễn Ly
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 11 2018 lúc 2:33

Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.

       + Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.

       + Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.

    - Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.

→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.

3dfsfgbsfa
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 8 2021 lúc 15:03

Tham khảo:

Hình tượng người lính trong kháng chiến là đề tài thu hút nhiều bút lực. Đó là anh hùng áo vải sẵn sàng hi sinh tính mạng cho nhân dân đất nước, nhiều nhà thơ đã viết về họ… Và trong đó không thể không kể đến một bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Bài thơ được viết đầu năm 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, đời sống kháng chiến. Nhưng tinh thần đoàn kết thương yêu của đồng chí, đồng đội họ đã vượt qua để chiến đấu chiến thắng.

Chính Hữu viết "Đồng chí" hướng ngòi bút vào chất hiện thực đời sống kháng chiến khai thác cái đẹp trong cái giản dị chân thực, đời thường tình đồng chí đồng đội thắm thiết sâu nặng của người lính cách mạng rất tự nhiên như vốn có ngoài đời, đúng với phẩm chất người lính cụ Hồ, giản dị mà anh hùng.

Tình cảm đồng chí đặc biệt được thể hiện ở sự chia sẻ tâm tư nỗi niềm, những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính biết bao gian khổ.

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."

Những câu thơ miêu tả hiện thực đời sống người lính tới từng chi tiết khó khăn gian khổ, thiếu thốn bệnh tật. Những cơn sốt rét rừng hành hạ là có thực, đói rét, chân không giầy, đầu không mũ, áo phong phanh một manh, quần rách vá là thực. Sương muối phủ rừng hoang… Bút pháp hiện thực thể hiện qua những câu thơ sóng đôi góp phần diễn tả sự sẻ chia trong mọi cảnh ngộ… Song cái đẹp nhất, quý giá nhất ở người lính là tình đồng đội, thương nhau tay nắm… tay. Trong đói rét hiểm nguy người lính đã tìm hơi ấm nơi bàn tay nhau, truyền cho nhau tình cảm sức mạnh vượt lên. Cuộc chiến đấu trường kì gian khổ là thế, bộ đội ta chỉ có tình đồng chí đồng đội, tình yêu thương giai cấp là nền tảng cơ sở để tồn tại. Tiếp sức cho nhau, tiếp tục chiến đấu thắng lợi cuối cùng.

Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp hiện lên trong bài thơ thật giản dị chân thật hàm xúc, giàu sức biểu cảm. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu. Đã góp phần quan trọng tạo lên vẻ đẹp sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng. Bài thơ giản dị nhưng để lại trong người đọc nhiều rung cảm sâu sắc là bằng chứng xác thực về một thời oanh liệt tình người cao đẹp.



 

Cao The Anh
3 tháng 8 2021 lúc 13:11

undefined

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 1 2017 lúc 4:08

    + Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người - vai áo).

    + Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người - đầu súng).

    + Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.

BÙI ĐI TÙ
22 tháng 2 2023 lúc 20:35

Con ngu

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 11 2017 lúc 3:35

  - “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.

    - Câu thơ có nỗi nhớ hai chiều da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình, quê nhà.

→ Những người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. Họ sống với nhau trong tình thương nỗi nhớ, và cùng nhau vượt qua nỗi nhớ để tiếp tục chiến đấu.