Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 6 2019 lúc 15:17

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn thời kì 1990-2010

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì 1990 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Có sự thay đổi (theo xu hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm tỉ lệ dân nông thôn), nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng 11% (từ 19,5% năm 1990 lên 30,5% năm 2010), tỉ lệ dân nông thôn giảm tương ứng (từ 80,5% xuống 69,5%).

* Giải thích

- Do kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.

- Tuy nhiên, quá trình trên diễn ra còn chậm.

Bình luận (0)
Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
31 tháng 5 2016 lúc 7:39

-CMR cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn ở nước ta đang có sự chuyển dịch. 

Số dân và tỉ lệ dân thành thị đang tăng dần qua các năm: Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị là 19,5% đã tăng lên 26,9% năm 2005.

Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Hầu hết các đô thị lớn đều tập trung ở những khu vực có vị trí và địa hình thuận lợi.

-

* Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp hơn mức trung bình của Thế giới, bởi vì:

Quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm chạp: Năm 2005 tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.

Trình độ đô thị hóa thấp;

Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp và lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Các đô thị lớn vẫn còn khá ít, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung Ương được coi là các đô thị lớn của cả nước.

Ngoài ra, do lịch sử nước ta bị đô hộ lâu dài, trải qua các cuộc chiến tranh lớn gây ảnh hưởng nặng nề.

 

Bình luận (0)
tamanh nguyen
Xem chi tiết
Thu Hằng
30 tháng 11 2021 lúc 21:30

Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 7 2017 lúc 17:31

a) Tính tỉ lệ dân thành thị

 

b) Ở nước ta, số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn do: kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Dân cư nông thôn di cư vào các đô thị ngày càng nhiều để kiếm việc làm, đổi đời; hiện tượng đô thị hoá ở nông thôn được đẩy mạnh. 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 6 2019 lúc 3:21

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta, giai đoạn 1998 – 2009

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Số lao động đang làm việc ở nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1998 - 2009, tăng 12,5 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,134 triệu người. Điều này gây khó khăn lớn trong vấn đề giải quyết việc làm.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm dần, từ 6,9% (năm 1998) xuống còn 4,6% (năm 2009), giảm 2,3%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn khá cao.

- Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn giảm nhanh, từ 28,9% (năm 1998) xuống còn 15,4% (năm 2009), giảm 13,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn cao.

* Giải thích

- Số lao động đông và tăng nhanh do nước ta có cơ cấu dân số trẻ.

- Do kết quả của công cuộc đổi mới, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề  nông thôn đang góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và thời gian nông nhàn ở nông thôn.

- Nền kinh tế nước ta nhìn chung còn chậm phát triển nên khả năng giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế.

Bình luận (0)
Mai Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 5 2017 lúc 10:05

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.

- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 2 2019 lúc 5:24

Đáp án: D

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 12 2018 lúc 9:25

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

Bình luận (0)