Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tấn Lê
Xem chi tiết
nguyễn thành phát
Xem chi tiết
Trương Ngọc Khánh My
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 4 2021 lúc 22:47

Tham khảo nha em:

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.


 
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

LA.Lousia
18 tháng 4 2021 lúc 23:14

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.


 
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

Trần Thị Mai
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 4 2017 lúc 4:12

Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.

   + Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

   + Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.

  - Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.

  Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:

   + Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

   + Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.

   + Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).

Long Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh hoa
Xem chi tiết
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 4 2018 lúc 5:26

Chọn đáp án: A