trái đất 70% là nước sao ko gọi là trái nước nhỉ mọi người,nhanh lên nhé
Trái Đất có 70% là nước vậy tại sao không gọi là " Trái Nước " mà là Trái Đất
Trả lời đi mọi người
Nước chiếm 70% bề mặt trái đất nhưng lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với khối lượng Trái Đất .còn tên gọi trái đất là do người ta đặt thôi giống như gọi con chó là con chó ,con lợn là con lợn
Tớ nghĩ vậy nè: Mình thích thì mình đặt là Trái đất. Mà thể thì sao không tự hỏi là: cơ thể con người 70 phần trăm là chứa nước vậy tên mình phải là Nước chứ?
câu hỏi này khá hay theo tôi nghĩ vì "trái" nó được xem như là 1 vật thể có hình dạng nhất định và "đất"là 1 trong những khối như vậy còn "nước ' thì ko có hình thù nhất định , gọi "trái nước' thì sẽ sai và ko hay . Vậy theo bạn 80% cơ thể con người là mước vậy tại sao ko gọi là nước mà gọi là con người
trên trái đất tỉ lệ nước so với trái đất lớn hơn tỉ lệ đất so với trái đất vậy tại sao chúng ta không gọi trái đất là trái nước vì nước nhiều hơn đất
Tại sao nước chiếm tỉ lệ cao hơn đất mà mn lại gọi là Trái Dất mà không phải Trái Nước ??
Bởi vì con người sống ở trên mặt đất nên mới gọi là Trái Đất
vì toàn bộ bề mặt đều có đất => đất nhiều hơn nước
tại sao 3/4 bề mặt trái đất là nước nhưng tại sao ta không gọi trái nước mà lại gọi là trái đất
đố các bạn đó
.Nước chiếm 3/4 BỀ MẶT của trái đất thôi,chứ không phải cả ở trong lòng đất ! Khối lượng đất đá của trái đất từ ở vỏ trái đất vào tận trong nhân lớn gấp hàng trăm tỷ lần khối lượng nước trên trái đất.Do vậy chúng ta gọi là trái đất là quá đúng bạn ạ
Một lí do khác cũng quan trọng không kém đó là vì cách gọi Trái Đất đã xuat hiện từ lâu, khi con người có ngôn ngữ riêng. Họ nhận thức được nơi mình sống là “mặt đất”, mọi nguồn sống của họ lúc ấy là từ đất. Mặt khác, lúc ấy họ không thể đi xa nên với họ mặt đất là dài vô tận, biển chỉ như một con sông nhỏ. Bởi vậy cách gọi Trái Đất xuất hiện và ăn sâu vào trí óc con người, không dễ dàng thay đổi được!
jjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjo ta
Có một người kia thấy một qả dừa thì dạt lên coi thử có nước hay ko thì ng đó thấy hết nước rùi bỏ trái dừa đó. Người đó lại đi tiếp và lại thấy trái dừa ng đó lại xem có nước hay ko thì ng đó lại lấy hết nước. Hỏi người đó lấy hết nước của hai trái dừa thì một cốc nước có thể đựng nôi ko? Vì sao?
mik sẽ tick cho các bạn
Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên
C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau
D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu
Chọn C
Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau
mọi người trả lời giúp mình với vì sao trái đất lại có lực hút mà có các hành tinh không có lực hút nhỉ
TL ;
Vì Trái đất có Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật, có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất. Trọng lực được xác định bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do tại nơi đặt vật đó. P là trọng lực N m khối lượng của vật kg g gia tốc rơi tự do m/s2.
Nhờ từ trường trái đất.
Từ trường tạo ra khí quyển, lớp ozon và lực hút cho trái đất.
@Bảo
#Cafe
mọi người trả lời giúp mình với vì sao trái đất lại có lực hút mà có các hành tinh không có lực hút nhỉ
Thực ra tất cả các hành tinh đều có lực hút nhưng tùy vào trọng lượng của mỗi hành tinh mà lực hút mạnh hoặc yếu khác nhau
Đó là trọng lực
VD . Nếu đứng ở trên mặt trời thì với cân nặng bình thường của một người là 50 kg có thể lên tới 1 tấn
Hiện tượng mưa sao băng là gì ? Mình thấy người ta giải thích là do các thiên thạch bay qua Trái Đất thì tại sao chúng lại ko đâm vào Trái Đất vậy
Mưa sao băng hầu như xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong một nắm. nguyên nhân là do các "hạt bụi" vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một "đám bụi" vũ trụ nào đó thì ít nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó!!!!
Sao băng còn gọi là sao sa hay sao đổi ngôi (ảnh Lorenzo Lovato)
Sao băng ( còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi ) là sự bốc cháy của các vật thể nhỏ (thiên thạch ) của vũ trụ khi chúng bay vào khí quyển trái đất. Các vật thể này chuyển động với vận tốc rất nhanh đã nén không khí ở phía trước khiến chúng đạt đến nhiệt độ rất cao và bốc cháy.
Chỉ có những thiên thạch tương đối lớn mới có khả năng xuống tói mặt đất, còn lại hầu hết đều bị cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển của trái đất. Khi các thiên thạch va vào Trái đất chúng để lại vết tích rất rõ rang, và độ ảnh hưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng và vận tốc chuyển động của thiên thạch.
Sao băng ( còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi ) là sự bốc cháy của các vật thể nhỏ (thiên thạch ) của vũ trụ khi chúng bay vào khí quyển trái đất. Các vật thể này chuyển động với vận tốc rất nhanh đã nén không khí ở phía trước khiến chúng đạt đến nhiệt độ rất cao và bốc cháy.
Vì, sau khi chiến tranh, tình hình đất nước còn chưa được ổn định, đến thời vua Lê Thánh Tông, ông cho làm bản đồ Hồng Đức để thống nhất lại đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia với các nước khác. Còn việc soạn Luật Hồng Đức để quản lý đất nước chặt chẽ hơn.
Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành là một trong những thành tựu về khoa học và giáo dục; một cống hiến quan trọng dưới thời Lê Sơ.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Vũ Khiêu, sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền dưới thời Lê sơ đã đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nên chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.
Thực ra bộ luật đó không phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470 -1497), mà là tài sản của một thời kì phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê sơ. Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy.
Bộ Luật Hồng Đức, sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỉ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung Hưng (1533 -1789) sau này vẫn lấy Bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời mà thôi.
Bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kĩ thuật pháp lí hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kĩ thuật pháp lí hiện đại.
Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán-Nôm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên là Quốc triều hình luật. Ngoài ra còn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hình luật, nhưng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều hình luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau này.
Trong đó bản Quốc triều hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong sách này gồm 6 quyển, in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thành một cuốn. Sách không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đại in ấn và cũng không có lời tựa hoặc các chú dẫn khác. Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất, được thay thế bằng một tờ bìa viết 4 chữ Hán là Quốc triều hình luật bằng bút lông. Nội dung của bộ luật này đã được Phan Huy Chú ghi chép lại trong phần Hình luật chí của Lịch triều hiến chương loại chí, nhưng thiếu so với cuốn sách này 143 điều trong tổng số 722 điều.
Từ đầu thế kỷ 20, Quốc triều hình luật đã được khảo dịch sang tiếng Pháp. Đến năm 1956, nó mới được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên (bản dịch của Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in Nguyễn Văn Của phát hành, Sài Gòn, 1956). Gần đây, Viện Sử học Việt Nam đã dịch thuật lại cho chuẩn xác hơn. (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội – 1991).
Nghiên cứu về địa lý Việt Nam và sự ra đời của bản đồ Hồng Đức
Cùng với Bộ Luật Hồng Đức, Giáo sư Vũ Khiêu cũng phân tích về ý nghĩa của sự ra đời của Bản đồ Hồng Đức và đánh giá là một cống hiến quan trọng dưới thời Lê Sơ.
Hiện nay, trong kho sách Hán – Nôm, ta có thể thấy ít nhất 10 dị bản bản đồ Hồng Đức được sao vẽ lại trong sách bản đồ do người đời sau thực hiện. Đây đều là những phiên bản được sao vẽ lại bắt đầu từ gốc: bản đồ Hồng Đức ra đời năm 1490.
Bản đồ Hồng Đức là một bộ Atlas quốc gia đầu tiên của nước ta do Nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành. Sách Đại Việt sử kí toàn thư còn ghi lại khá cụ thể quá trình thu thập tài liệu và thời gian hoàn thành tập bản độ hết sức quí giá này.
Tập bản đồ Hồng Đức còn lại đến ngày nay, gồm 15 tấm bản đồ và những phần chữ thuyết minh, chú giải cho bản đồ.
15 tấm bản đồ đó bao gồm 1 Bản đồ cả nước, 1 tấm bản đồ kinh đô Thăng Long ; 13 bản đồ của 13 sứ thừa tuyên đương thời.
Xét về mặt hình thức thể hiện bản đồ Hồng Đức, kết hợp các trang bản đồ và các trang thành văn (tiếng Anh: text). Các trang thành văn mô tả cấu trúc chính của mỗi trang thừa tuyên. Việc kết hợp như thế cũng vẫn còn thông dụng trong các Atlas hiện nay. Như vậy, nếu bỏ qua yêu cầu chặt chẽ về cơ sở toán học như bản đồ học hiện đại, thường chiếu cố đối với các sản phẩm bản đồ cổ đại, thì bản đồ Hồng Đức có đủ tiêu chuẩn như một Atlas địa lí chung của nước ta vào thế kỉ XV.
Bản đồ Hồng Đức là kết quả đúc kết kiến thưc địa lý và bản đồ của những thời đại trước và của những nhà sử học và địa lí học uyên bác thế kỉ XV như: Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên …bản đồ Hồng Đức , sau khi hoàn thành được phát huy rộng rãi, được sao chép thành nhiều bản trong triều đình, ban phát cho những viên quan đứng đầu các thừa tuyên, dùng cho các tướng sĩ, và làm một tài sản quí báu phục vụ cho các giám sinh học tập trong Quốc Tử Giám thời đó. Có thể khẳng định: Với việc xuất hiện của tập bản đồ Hồng Đức dưới thời Lê Thánh Tông, ông cha ta đã có một bước tiến mới, qui củ hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản lí nền hành chính đất nước vào cuối thế kỉ XV.
_HT_