Những câu hỏi liên quan
Hân :3
Xem chi tiết
nguyễn hữu minh ngọc
6 tháng 1 2022 lúc 9:27

Nhà tôi rất đông người, cứ mỗi dịp cuối tuần gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác, mọi người tụ tập đông đủ, vui vẻ. Đó cũng là điều tôi thích nhất mỗi dịp cuối tuần.

    Tuần này, không khí gia đình có vẻ đông vui hơn hẳn bởi nhà tôi có thêm một thành viên mới, anh rể. Anh rể cùng chị gái đi tuần trăng mật về nên vào thăm bà và bố mẹ. Biết anh chị sẽ về nên cả nhà tôi ngóng, nhất là mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào, một lát lại gọi điện giục chị và anh dậy đến mẹ đi, mẹ sẽ chiêu đãi nhiều món ngon. Bà nội hay hỏi đi hỏi lại bố tôi:

    - Thế chúng nó đã về chưa?

    - "Sắp rồi bà ạ. Bà nhớ con chả nhớ cứ nhớ cháu”- Bố tôi tếu táo đùa.

    Mẹ rủ tôi đi chợ và hứa sẽ làm nhiều món tôi thích. Trên đường đi, mẹ kể rất nhiều chuyện lúc tôi còn bé chị đã trông tôi như thế nào, mỗi lần tôi bị ngã hay khóc ăn vạ là mẹ lại mắng chị. Có lần tôi lành chanh phá hết đồ chơi của chị khiến chị khóc... Khi đi chợ về thì chị và anh đã đến, anh rể nhanh nhẹn ra xách đồ giúp mẹ. Tôi nhớ chị quá nhưng không biết bày tỏ thế nào đành chạy vào hỏi mấy câu ngớ ngẩn:

    - Chị về rồi hả, quà đâu? Nhớ mua quà cho em không?

Bố tôi liền mắng:

    - Anh chị về không hỏi thăm đã đòi quà...

Anh rể cười hiền mang ra cho tôi cuốn sách “Hai vạn dặm dưới đáy biển” mà tôi ao ước từ lâu. Chị và anh biếu bà một ít thuốc bổ, biếu bố cái khăn ấm và mẹ thì được tặng một chiếu túi xách màu đen rất xinh. Anh rể và bố ra mổ gà, anh nhóm than hoa làm món gà nướng. Mẹ làm món canh cua mà chị và bố thích. Chị và tôi nhặt rau, rửa hoa quả. Tôi vừa làm vừa nghe chị kể với mẹ về chuyến du lịch và cuộc sống mới bên nhà chồng. Thi thoảng chị lại chê anh vài thứ nhưng tôi biết chị chỉ chê yêu thôi. Mẹ bảo chị: “Mày tốt phước lắm mới lấy được nó” hay “Mày cứ hay bắt nạt nó”... Chả mấy chốc nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Tuy chỉ là những món dân dã, quen thuộc nhưng sao mà ngon đến thế. Mẹ gắp cho bà miếng lườn gà, tôi bé nhất nhà nên được cái đùi to, chị thì chỉ thích ăn âu cánh. Bố và anh uống rượu, hôm nay bố vui, bố lôi bình rượu quý ra đãi anh rể. Vừa ăn cơm bố vừa căn dặn anh chị sống hòa thuận, vui vẻ. Bố bảo cứ như bố với mẹ thì chả bao giờ cãi nhau được. Bố nhường mẹ hết, cái gì bố cũng giúp mẹ làm. Mẹ mà giận bố sợ lắm, lại mất công dỗ dành... Cả nhà lại cười ồ lên trêu mẹ. Đang ăn cơm thì bác đưa thư vào. Hóa ra là kết quả thi tiếng anh của tôi, tôi bóc ra xem. Anh rể hỏi thăm:

    - Có vấn đề gì không em?

    - Dạ, cả nhà ơi, sướng quá, con đạt rồi, con đã được giải ba kì thi hùng biện tiếng anh cấp huyện.

Cả nhà xúm lại xem thư của tôi, bố mẹ tôi rất vui sướng:

    - Nó ăn may thôi, còn cần cố gắng nhiều, nhưng mà đạt được vậy là tốt rồi. Lát nữa bố thưởng. Tuy nhiên cấm có tự phụ nhé...

Không khí gia đình đã vui lại càng vui hơn. Ăn cơm xong, cả nhà tôi quây quần xem lại những video anh rể và chị gái quay được ở nơi du lịch, sau đó cùng mở karaoke để hát. Giọng của bố tệ nhất nhưng bố luôn thích hát nhiều nhất. Chả mấy chốc mà hết ngày, anh và chị xin phép bà và bố mẹ để về chuẩn bị cho công việc tuần tới, tôi cũng vào xem lại sách vở cho buổi học ngày mai.

    Buổi sinh hoạt cuối tuần mang lại cảm giác ấm cúng, thoải mái, dễ chịu cho tất cả mọi người. Em mong tuần nào nhà em cũng đông đủ như thế để gần nhau hơn, yêu thương nhiều hơn.

 

Bình luận (0)
Nguyen Nguyen
Xem chi tiết
Trần Khánh Duy
21 tháng 12 2023 lúc 20:15

dễ mà tự làm ik

 

Bình luận (0)
Ngô Phương Linh
Xem chi tiết
Thái Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
10 tháng 3 2020 lúc 9:33

Bài làm:

Có thể lựa chọn tả theo trình tự thời gian hoặc không gian những cần chú ý quan sát và chú ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu , chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi diễn ra thế nào?…Tham khảo đoạn văn sau:

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian hào hứng nhất của mọi người. Dưới bầu trời mát mẻ, không gian thoáng đãng, mát xẻ nơi sân trường, tốp ba, tốp bảy tụ tập chơi từng trò chơi mình yêu thích. Ở sân bóng chuyền đằng xa, mấy anh chị cầm quả bóng chuyền cùng nhau vừa tập vừa cười đùa. Xung quanh đó một đến hai bạn nữ đang ngồi cầm quyển truyền đọc rất chăm chú, dường như cái ồn ào sân trường chẳng hề ảnh hưởng tới họ. Bên cảnh vười hoa xinh của trường, các bạn, các chị đang chụm lại với nhau chơi ô ăn quan, chuyền thẻ,… những trò chơi dân gian được nhà trường khuyến khích. Từng quả bóng chuyển nhỏ được những bàn tay khéo léo tung lên trời và bắt lấy, từng tiếng cười giòn tan của người giành chiến thắng. Ngược lại với khung cảnh ngoài sân trường, nhiều bạn ở trong lớp cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện hay là bàn luận về một vấn đề đang "hot" hiện nay. Một số bạn được gọi là "mọt sách" cắm cúi với những bài tập khó của mình. Tiết ra chơi là vậy, cái mệt mỏi, căng thẳng của tiết học bị bỏ lại đằng sau sự nhộn nhịp, vui vẻ ấy

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Có thể lựa chọn tả theo trình tự thời gian hoặc không gian những cần chú ý quan sát và chú ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu , chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi diễn ra thế nào?…Tham khảo đoạn văn sau:

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian hào hứng nhất của mọi người. Dưới bầu trời mát mẻ, không gian thoáng đãng, mát xẻ nơi sân trường, tốp ba, tốp bảy tụ tập chơi từng trò chơi mình yêu thích. Ở sân bóng chuyền đằng xa, mấy anh chị cầm quả bóng chuyền cùng nhau vừa tập vừa cười đùa. Xung quanh đó một đến hai bạn nữ đang ngồi cầm quyển truyền đọc rất chăm chú, dường như cái ồn ào sân trường chẳng hề ảnh hưởng tới họ. Bên cảnh vười hoa xinh của trường, các bạn, các chị đang chụm lại với nhau chơi ô ăn quan, chuyền thẻ,… những trò chơi dân gian được nhà trường khuyến khích. Từng quả bóng chuyển nhỏ được những bàn tay khéo léo tung lên trời và bắt lấy, từng tiếng cười giòn tan của người giành chiến thắng. Ngược lại với khung cảnh ngoài sân trường, nhiều bạn ở trong lớp cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện hay là bàn luận về một vấn đề đang "hot" hiện nay. Một số bạn được gọi là "mọt sách" cắm cúi với những bài tập khó của mình. Tiết ra chơi là vậy, cái mệt mỏi, căng thẳng của tiết học bị bỏ lại đằng sau sự nhộn nhịp, vui vẻ ấy. 

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn hoàng phương linh
10 tháng 3 2020 lúc 9:44

Tiếng trống tùng, tùng vang lên dữ dội. Đám học trò nhỏ vội vã lao ra khỏi lớp như sợ ai tranh mất cái khoảng  thời gian ra chơi cua chúng. Bỗng chốc sân trường trở nên náo động, khác hẳn vẻ vắng lặng mọi khi. Sân trường khá rộng nhưng có lẽ đối với những đứa trẻ kia thì cái sân này thật bé nhỏ không đủ chỗ cho chúng chơi. Chúng nô đùa, tranh giành từng " tấc đất", lũ con trai chiếm luôn khoảng đất trống gần cổng trường để làm " sân vận động' đá bóng, còn bọn con gái thì chả biết ai bảo ai mà từ lâu lắm rồi vương quốc của bọn nó đã đóng đô luôn dưới gốc liễu. Đây là lúc mà những đứa con gái trổ tài đánh chắt, đánh chuyền rồi thi nhau quẹt mực vào người thua quộc, thành ra gần vào học là đứa nào đứa nấy vào nhà vệ sinh 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Văn Thành
Xem chi tiết
i love you
22 tháng 1 2018 lúc 21:12

Kakasi sharingan

Bình luận (0)
Trần Văn Thành
22 tháng 1 2018 lúc 21:15

                    Bài làm:

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối 

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

:). Ủng hộ mk nha các bạn!!!

Bình luận (0)
Châu Ngọc Phi Yến
Xem chi tiết
Etermintrude💫
12 tháng 3 2021 lúc 6:24

Vào ngày rằm hàng tháng, trên ngọn đồi nhỏ cuối làng em lại diễn ra phiên chợ quê. Tuy không to lớn, hoành tráng như những trung tâm thương mại trên thành phố, nhưng nó vẫn có vẻ đẹp và sức hút riêng biệt, khó mà trộn lẫn.

Gọi là phiên chợ, nghĩa là đây là hoạt động mua bán thường niên của người dân. Tuy vậy, chẳng có bất kì gian nhà hay biển hiệu gì cả. Tất nhiên cũng không có chương trình quảng cáo nào. Thế nhưng, như một tín hiệu ngầm, cứ ngày rằm mỗi tháng, người người lại kéo nhau về đây. Phần là để mua bán, mua sắm, nhưng cũng có phần là để chung vui, hòa mình vào không khí đông vui của phiên chợ.

Trên bãi cỏ, những sạp hàng được bày bán trên những tấm bạt. Thêm một cái mái che đơn sơ, vài chiếc ghế gỗ thấp nhỏ, ấy là đã có một gian hàng nóng hổi ra lò. Tuy là phiên chợ quê, nhưng đồ được bày bán ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ giới hạn ở những món “quà quê”. Từ rau củ, thịt thà, đến bánh kẹo, áo quần, đồ dùng gia đình, đồ chơi, đến cả đồ trang sức… Cái gì cũng có cả. Vô vàn những mặt hàng đủ màu sắc, kiểu dáng bày la liệt trên ngọn đồi, khiến người xem phải lóa cả mắt. Nếu không quen thuộc với phiên chợ, thì bị lạc sẽ là điều hiển nhiên. Ngoài hoạt động mua bán quen thuộc, thì đến với phiên chợ, mọi người còn có thể ăn uống những món ngon, lạ, được xem biểu diễn văn nghệ, xiếc bởi gánh hát rong. Rồi còn được chơi đu quay, đá cầu, chọi dế… Thậm chí, phiên chợ còn có thể là nơi để cho những đôi nam thanh nữ tú hẹn hò. Tất cả mọi người cứ thế hòa vào phiên chợ, nói nói cười cười. Bầu không khí ngày càng sôi động, rộn ràng. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười vui sướng. Người bán vui cười xởi lởi, người mua thỏa mãn, hài lòng. Kẻ đến chơi thì thích thú, phần khởi, và những kẻ “nghe danh mà đến” cũng phải gật đầu khen hay.

Cứ như thế, mỗi tháng một lần phiên chợ lại xuất hiện ở địa điểm cũ. Nó không chỉ là một khu chợ, giúp mọi người được buôn bán, mua sắm mọi mặt hàng mà không cần đi đến nơi xa. Mà phiên chợ ấy, còn như là một biểu tượng tinh thần, in dấu trong lòng người dân quê. Để dù có đi xa, thì vẫn nhớ mãi, hình ảnh phiên chợ quê đông vui, tấp nập, giống như nhớ về những cây đa, giếng nước, sân đình

Bình luận (0)

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.

Bình luận (0)
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
vũ ánh ngọc
22 tháng 3 2021 lúc 9:59

          Nhắc đến trường học, là nhắc đến những tiết học thú vị, bổ ích, là nhắc đến những giờ kiểm tra căng thẳng. Và tất nhiên, thật thiếu sót khi không nhắc đến những giờ ra chơi vui vẻ. Nhờ những giây phút giải lao ấy, mà chúng em có sự thoải mái, để thêm tập trung cho những giờ học.

           Ngay sao tiếng chuông reo báo hiệu giờ ra chơi bắt đầu, từ các phòng học tiếng hò reo của học sinh như là được phóng đại lên gấp trăm lần. Như đàn ong vỡ tổ, các học sinh ùa ra sân trường từ những ô cửa. Sân trường mới phút trước còn vắng vẻ, bỗng nhiên trở nên chật chội và rộn rã. Các bạn học sinh tụm năm, tụm bảy vui chơi và trò chuyện, ríu rít như bầy chim ri.

         Ở góc này, là các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Khi một bạn nhảy qua được nấc khó, những bạn đứng xem nhiệt tình hò reo, cổ vũ. Ở góc kia, mấy bạn nam đang chơi đá cầu, bắn bi. Mỗi lần vượt qua được thành tích đội đối thủ, các bạn ấy lại có những màn ăn mừng hoành tráng không kém gì các cầu thủ. Ở phía dưới mấy gốc bàng, là các nhóm nhỏ ngồi bàn tán say sưa chuyện gì đó. Nào là bộ phim vừa xem hôm qua, là một chương trình thú vị đã được xem, hay là ca khúc đang nổi tiếng… Chỉ vậy thôi cũng đủ để mọi người hăng say bàn tán. Và cũng có những bạn, không chơi trò chơi, mà ngồi một góc đọc sách, đọc truyện. Vẻ mặt chăm chú, lúc thì nhíu mày lại, lúc thì nhoẻn miệng cười. Trông thật thích chí.

          Cứ thế, cả sân trường đông vui và nhộn nhịp vô cùng. Mỗi bạn học sinh lại chọn cách giải trí khác nhau, nhưng điểm chung là bạn nào cũng rất vui tươi và phấn khởi. Tuy không dài, nhưng nhờ những giờ ra chơi như thế này, mà học sinh chúng em được giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ học. Đồng thời, còn được vận động, thư giãn cơ thể, trò chuyện cùng bạn bè nữa.

              Những giờ ra chơi tuyệt vời như thế, sẽ là một góc đẹp nhất trong tấm kỉ niệm thời học sinh của em.

Đây nè bạn 

Bình luận (0)
mona nguyen
Xem chi tiết
Sakura Miyuki
20 tháng 2 2018 lúc 10:43

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Bình luận (0)
Sakura Miyuki
19 tháng 2 2018 lúc 15:46

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Bình luận (0)
Bạch Dương __ Vampire
19 tháng 2 2018 lúc 16:08

google?

Bình luận (0)
Ngọc Hiếu Lương
Xem chi tiết
Thân Thùy Dương
3 tháng 2 2019 lúc 11:15

Gia đình luôn là nơi cho ta những hạnh phúc ngọt ngào và tuyệt vời nhất. Ở đó không có sự lừa lọc, không có sự tranh giành mà ở đó là cả sự hi sinh nhường nhịn, là cả một không gian yêu thương ta. Cuộc sống cũng như công việc khiến cho gia đình không thể gần gũi nhau. Gia đình tôi cũng vậy, người ngoài bắc người trong nam vì thế cho nên rất cần một buổi sum họp gia đình. Buổi sum họp đó chính là ngày tết cổ truyền.

Đó là ngày tết nguyên đán khi những công việc được kết thúc và gác sang một bên, mọi người trở về đoàn tụ bên gia đình. Ngày tết chính là khoảng thời gian để cho chúng ta trở về cội nguồn về nơi chôn rau cắt rốn thắp hương cho ông bà và đón một cái tết ấm cúng trong tình yêu thương của gia đình. Và gia đình tôi cũng thế, khi tết đến gia đình tôi thường sum họp vào ngày mùng ba tết vì khi đó là khoảng thời gian rất đẹp cho và thuận tiện. Khi mùng một mùng hai mọi người đi chơi tết thì mùng ba sẽ là ngày sum họp gia đình.

Cô chú tôi ở miền nam bay ra bắc để đoàn tụ, những bác rể bác dâu gần xa cũng trở về trong ngày này. Nhà tôi tuy ở xa nhau thế nhưng đến ngày sum họp đoàn tụ thì chưa thấy thiếu ai bao giờ. Những người ở xa nếu không có tiền để bay về thì những người có kinh tế khá hơn thì sẽ giúp để tất cả có thể về dự bữa cơm gia đình. Nào là mai là đào quất mỗi người mang về một cành đào cành quất có thể là không có quà nhưng về được là rất vui rồi.

Những đứa nhỏ anh chị em tôi trông mới thật kháu khỉnh đáng yêu. Nhìn chúng trong bộ quần áo màu mè đón tết thật là có không khí. Mỗi nhà ba bốn người nào là xe hơi, nào là xe máy mọi người háo hức tấp nập, rộn ràng đi về. gia đình tôi vui vẻ khi thấy mọi người trở về. Thấy con cháu đầy đàn người vui nhất có lẽ là bà của tôi. Cả đời bà chăm chút từng người con đứa cháu.

Bữa cơm sum họp diễn ra thật đầm ấm, những món ăn truyền thống được mẹ tôi và các cô chú bày biện thật đẹp mắt. Phụ nữ thì xào nấu những món rau quả còn những trụ cột gia đình đảm nhiệm chặt thịt gà. Chẳng ai bảo ai cứ thế mỗi người một tay làm xong mâm cơm cúng gia tiên và cuối cùng là cùng nhau ăn uống nói chuyện rôm rả đến tận trưa chiều. Bánh Chưng mẹ tôi gói xanh mướt ai ăn cũng khen ngon, những đứa nhóc thì thi nhau ăn, bố mẹ chúng mừng lắm vì bình thường chúng chẳng chịu ăn mấy. có lẽ là do có người ăn thi hay là tình cảm nồng ấm của gia đình giúp chúng nó vui vẻ ăn một cách ngon lành.

Cả nhà ai nấy cười tít mắt, mỗi người một câu chuyện vừa ăn vừa nói. Lâu nhất là những người đàn ông. Họ chưa ăn mà còn phải uống trước, không biết bao nhiêu chén rượu chai bia rót ra đặt lên rồi hạ xuống, cứ như thế mọi người chúc tết nhau qua từng ly rượu. Nào là lời chúc tốt lành, nào là an khang thịnh vượng, chúc gia đình ta hạnh phúc lâu dài. Khi những lời chúc và những câu chuyện ngớt đi họ bắt đầu ăn cơm và đứng dậy uống nước.

Sau khi dọn dẹp xong bữa cơm gia đình lũ trẻ con chơi ở ngoài sân với nhau. Chúng nô đùa đuổi bắt và chờ người lớn lì xì. Còn những ông bố bà mẹ ngồi quây quần bên nhau uống nước ăn kẹo kể về những việc làm của mình một năm đã qua. Thế đấy buổi sum họp của gia đình tôi đơn giản mà hạnh phúc như thế đấy.

Bình luận (0)
Thảo Chi ~
3 tháng 2 2019 lúc 12:51

Thời gian trôi qua nhanh quá! Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Quý Tị.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô ăn Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chung, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ sa lông đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội đích thân sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và vô cùng hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

– Cháu Đức này! Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật là sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

Bình luận (0)
NgThiKhanhLynh ♓
4 tháng 2 2019 lúc 22:01

Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất.

Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gỗ cẩm lai được đánh vẹc-ni láng bóng như mặt gương soi, nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kì ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inh được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp.

Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng “trống hàng tiền đạo” trông thật dễ thương, bàn tay cà cà vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị Hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bé.

Đúng bảy giờ, tôi bật ti vi để xem tiết mục “Ngôi nhà tuổi thơ”. Tối nay có chương trình văn nghệ của các trường mẫu giáo rất hay. Bé Ngọc vừa xem vừa vỗ tay hát theo. Ba khen hát hay, bé cười tít mắt. Càng hát, bé càng rướn giọng to lên, đầu lắc qua lắc lại theo nhịp đàn. Đôi bím tóc thắt nơ hồng ngoe nguẩy như đuôi chú cún con trông thật ngộ, thật dễ thương. Ba hỏi tôi: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Tôi sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Ba xoa đầu tôi rồi động viên: “Con đạt được như thế là tốt lắm. Với đà này ba tin cuối năm con sẽ là một học sinh xuất sắc. Gắng lên nữa nghe con! Tuần sau, ba sẽ thưởng cho con cái đồng hồ có nhạc báo thức!” Tôi thầm cám ơn ba rất nhiều. Chính những lời động viên của ba mỗi tuần đã làm cho tôi thêm ý chí và nghị lực phấn đấu trong học tập. Cứ mỗi lần về thăm nhà, ba thường hướng dẫn thêm cho tôi phương pháp giải các bài toán và cách thức viết những câu văn hay, có hình ảnh.

Bình luận (1)