chỉ ra đặc điểm nổi bật của hình ảnh cây gạo khi mùa xuân về trang 27 sgk văn 6.Trả lời nhanh mình tích đúng cho gấp lắm
Đọc văn bản Khát vọng hòa nhập (trang 77, 78b SGK Ngữ văn 9 tập 2), dâng hiến cho đời và trả lời câu hỏi.
b) Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó.
b, Chủ đề:
- Hình ảnh trong thơ Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa, gợi lên cảm xúc trong trẻo, đáng yêu
- Bức tranh mùa xuân với màu sắc, âm thanh thiết tha, trìu mến, dịu dàng
- Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, của ước nguyện hòa nhập, dâng hiến chân thành
→ Người viết thuyết phục bằng cách phân tích, bình giảng, nhận định hình ảnh thơ, cảm hứng, giọng điệu, kết cấu
Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:
a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác
+ Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ
- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo
+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng
+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.
- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ
+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn
+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay
HÃY KỂ CHO CÁC BẠN NGHE VỀ ANH CHỊ HOẶC EM của MÌNH.(TRONG KHI NÓI,CHÚ Ý LÀM NỔI BẬT ĐẶC ĐIỂM Của ngườ mình miêu tả bằng các hình ảnh,bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân).MN viết ra thành văn cho mình nhoa,mình đang cần gấp,yêu mn nhiều
Bài tham khảo
Mở bài: Giới thiệu về người mà mình tả (chị gái). Người đó có ấn tượng gì với mình: Là người luôn sẻ chia với mình, Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.
Thân bài:
* Tả hình dáng, đặc điểm:
- Dong dỏng cao
- Nước da trăng hồng
- Mái tóc dài suôn mượt luôn được buộc cao trông rất năng động
- Đôi mắt đen láy, là nơi chưa bao câu động viên, sẻ chia với em mỗi khi em buồn
- Bàn tay búp măng nấu ăn, giặt quần áo
* Tính tình:
+ Hiền lành, nhân hậu
+ Vui tính, đảm đang, dễ thương,
* Hoạt động:
- Chị thường hay nấu cơm cho cả nhà. Ai cũng khen khéo tay
- Chị đi học về là giặt giũ, quét nhà,...
-> 1 người chị đảm đang
- Mỗi lần em ôm chị là người chăm sóc, mỗi lần chị đặt tay lên trán em thì lại như có 1 luồng điện yêu thương chạy qua người làm em khỏe lại.
- Chị dạy cho học, dạy cho em những điều hay trong cuộc sống
- Mỗi lần buồn chị luôn động viên chia sẻ
* Kỉ niệm với chị: Làm chị buồn nhưng chị không giận
Kết bài: Cảm nghĩ về chị: Yêu chị, sẽ không bao giờ làm chị buồn
Bài tham khảo
Là người bé nhất trong gia đình nên lúc nào em cũng được cả nhà yêu thương, chăm chút. Lần nào đi công tác xa về, mẹ cũng mua cho em rất nhiều quà bánh, đồ chơi, quần áo. Còn bố, bố rất hay mua cho em những cuốn sách hay
Chả thế mà mới học lớp sáu mà tủ sách của em có nhiều sách lắm! Em rất yêu cha mẹ, chỉ tội cha mẹ hay phải đi công tác dài ngày. Nhưng ở nhà em còn có chị My Trang. Riêng đối với chị My Trang, em lại có một tình cảm thật là đặc biệt.
Nhà em chỉ có hai chị em, bố mẹ lại thường xuyên vắng nhà, thế mà mọi việc ở nhà chị My
Trang lo lắng như người lớn. Chị chỉ hơn em ba tuổi nhưng đã rõ thật là một người chị mẫu mực trong gia đình. Chị My Trang học sáng còn em học chiều nhưng vì là con trai, nên em chẳng biết làm gì ngoài việc học ở trường, về nhà lại xem ti vi và đọc sách ấy vậy mà dù 11 giờ mới tan trường, chị vẫn lo cho cậu em trai bữa cơm trưa tươm tất trước khi đi học.
Buổi chiều về nhà, chị vừa học bài lại vừa dọn dẹp tất cả những công việc gia đình. Thời gian học ngắn ngủi, vậy mà năm nào chị cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường. Chị thật là đáng nể!
Một hôm nhân lúc cùng ngồi học em hỏi chị:
- Chị à! Chị làm thế nào mà học giỏi như vậy!
- Bí quyết của chị là lúc nào cũng phải cố gắng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào em ạ!
Buổi tối chị học rất nhanh rồi còn kèm em học bài cũ. Gần chị, em đã học được rất nhiều điều. Chẳng cần ai bảo, em tự nguyện giúp chị những công việc nhà mỗi khi mẹ và cha đi vắng. Đặc biệt, lúc nào em cũng tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng để được như chị My Trang. Chưa hết đâu các bạn ạ! Bận như vậy mà chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho bố vườn hoa cảnh ở ngoài vườn. Những giỏ phong lan đủ màu kheo sắc, những cây khế, cây cảnh xanh non trông đến là mát mắt khiến bố em mỗi lần đi xa về tỏ ra hài lòng lắm.
Dù chẳng nói ra nhưng những việc làm của chị My Trang làm em thấy kính yêu và nể phục lắm. Em biết các bạn có điều kiện hơn nhiều nhưng lại mải chơi, học hành không tốt. Còn đối với riêng em, lúc nào em cũng ước được ở bên chị My Trang mãi mãi để được chị dạy bảo nhiều hơn.
II. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):
CÂY GẠO
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Bộ phận gạch chân trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Là gì?
B. Làm gì?
C. Thế nào?
D. Khi nào?
em hãy tìm 3 từ chỉ đặc điểm của mùa xuân :
trả lời nhanh nha , 10 bạn trả lời nhanh trả lời nhanh nhất mình sẽ kết bạn
tại vì chỗ chọn môn ko có tiếng việt nên mình chọn tạm ngữ văn Nhé
ấm áp , pháo hoa ,chơi game
oke đủ 3 từ rồi
ấm áp, tươi tốt,mưa phùn
ấm áp , mát mẻ , dễ chịu
II. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):
CÂY GẠO
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân.
B. Mùa hạ.
C. Mùa thu
D. Mùa đông.
Đề 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về.
1. Mở bài
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
- Em thấy lòng mình náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b. Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhang trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò và mùa xuân.
- Hình ảnh con cò trong bài Con cò là biểu tượng về lòng mẹ, là sự dìu dắt, nâng đỡ bền bỉ của mẹ và mẹ mong cho con có tâm hồn yêu quê hương. Một con cò trong lời mẹ ru ẩn chứa biết bao bài học ý nghĩa về cuộc đời, về tình mẫu tử thiêng liêng
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa biểu tượng cho sức trẻ, sự cống hiến không ngừng nghỉ của con người với cuộc đời, đất nước. Mùa xuân nho nhỏ biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống cuộc đời với mỗi con người
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a. Mùa hè.
b. Mùa xuân.
c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
b. 2 hình ảnh.
c. 3 hình ảnh.
Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Nói với cây gạo như nói với con người.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a. Mùa hè.
b. Mùa xuân.
c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
b. 2 hình ảnh.
c. 3 hình ảnh.
Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Nói với cây gạo như nói với con người.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
(Ko thấy phần in đậm)
1. C
2. B
3. B
4. C
5. A
6. Mùa nào cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim
câu 1 a
câu 2 a
câu 3 a
câu 4 c
câu 5 a