ác thế mạnh của đồng bằng sông Hồng:
- Về vị trí địa lý :
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc .
+ Giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước, ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp.
+ Phía Đông Nam giáp biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế, là điều kiện để phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.
- Về tự nhiên :
+ Đất : đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúc nước.
+ Nước : phong phú (nước dưới đất, nước trên mặt, nước nóng, nước khoáng ) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Biển : phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
+ Khoáng sản : đá vôi, sét, than nâu đến khí tự nhiên thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội :
+ Dân cư lao động : lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
+ Cơ sở hạ tầng : khá hoàn thiện, mạng lưới giao thông thuận lợi, hệ thống điện nước hiện đại.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật : tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.
Các thế mạnh của đồng bằng sông Hồng:
- Về vị trí địa lý :
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc .
+ Giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước, ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp.
+ Phía Đông Nam giáp biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế, là điều kiện để phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.
- Về tự nhiên :
+ Đất : đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúc nước.
+ Nước : phong phú (nước dưới đất, nước trên mặt, nước nóng, nước khoáng ) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Biển : phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
+ Khoáng sản : đá vôi, sét, than nâu đến khí tự nhiên thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội :
+ Dân cư lao động : lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
+ Cơ sở hạ tầng : khá hoàn thiện, mạng lưới giao thông thuận lợi, hệ thống điện nước hiện đại.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật : tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.
Điểm khác nhau trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. gia cầm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, còn ở Đồng bằng sông Hồng là chăn nuôi gia súc lớn.
B. cây trồng vụ đông chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long không có.
C. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng hoa lớn nhất nước trong khi Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn nhất còn Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa cao nhất.
Giải thích nha !!!
Trong nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh:
A. chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
B. chăn nuôi gà, vịt, ngan, cừu.
C. chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản.
D. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm.
Trả lời: Trong nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm nhờ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Đáp án: D.
Trong nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh:
A. chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
B. chăn nuôi gà, vịt, ngan, cừu.
C. chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản.
D. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm.
Trong nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm nhờ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Đáp án: D.
Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh là: khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm.
Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.
- Than:
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu
- Apatit (Lào Cai) → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp
- Các kim loại: sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), đồng (Lào Cai) , chì- kẽm (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng) → phát triển công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…
Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.
- Trồng trọt:
+ Đứng thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông cửu Long) về diện tích và tổng sản lượng lương thực. Là vùng có trình độ thâm canh cao, đứng đầu cả nước về năng suất lúa (56,4 tạ/ha, năm 2002).
+ Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một sô cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đồng, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
- Chăn nuôi:
+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2%, năm 2002).
+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là nuôi bò sữa) đang phát triển.
+ Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản được chú ý phát triển.
Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm
A. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa, tạo ra việc làm.
B. tăng chất lượng sản phẩm, tạo mô hình sản xuất mới.
C. thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lý tự nhiên.
D. đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều lợi nhuận.
Hướng dẫn: Mục đích của sản xuất nông nghiệp hàng hoá là đáp ứng nhu cầu thị trường và thu lợi nhuận.
Chọn: D
Ở vùng Đồng bằng sông Hồng do phát triển mạnh ngành công nghiệp nên
A. đất lâm nghiệp ngày càng tăng.
B. đất chuyên dùng giảm mạnh.
C. đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
D. đất ở, đất chuyên dùng giảm.
Đáp án: C
Giải thích: Dân số đông ở vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng tăng nên nhu cầu về nơi ở rất lớn. Đồng thời, cùng với đó là để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty cũng lớn nên đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi vùng đất trong đê ở nhiều nơi đã đang thoái hóa, bạc màu ⇒ Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.