Những câu hỏi liên quan
Nghiêm Thị Lan Hương
Xem chi tiết
ngô lê vũ
18 tháng 11 2021 lúc 20:51

ước khi kết thúc năm học, trường em đã tổ chức cho học sinh đến viếng lăng Bác.

Hôm đó, em dậy từ rất sớm và được bố đưa đến trường. Đúng bảy giờ, đoàn xe bắt đầu xuất phát. Em cảm thấy vô cùng háo hức vì đây là lần đầu tiên được đến viếng lăng Bác. Trên đường đi, anh hướng dẫn viên du lịch đã bắt nhịp cho chúng tôi hát vang những bài ca về Bác Hồ kính yêu.

Khoảng một tiếng sau thì xe đến nơi. Các lớp được thầy cô hướng dẫn, sắp xếp thành các hàng, và theo từng khối lớp di chuyển vào viếng Bác Hồ. Đường đi bộ vào lăng Bác khá dài, trời lại nắng nhưng dù có phải chờ đợi lâu đến đâu, chúng em vẫn trật tự, im lặng …

Giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Phía trước Lăng là dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trước thềm lăng là hai cây đại to, nở hoa vàng rực, những chậu hoa rực rỡ sắc màu, hương thơm man mác thoảng theo làn gió. Sau một chặng đường dài, cuối cùng lớp tôi cũng đã vào bên trong lăng Bác. Không khí trong Lăng tĩnh lặng và trang nghiêm. Dòng người nhẹ nhàng di chuyển, mắt hướng về nơi Bác đang yên nghỉ. Bác nằm đó, an lành trong giấc ngủ, nét mặt rạng ngời. Tim em như nghẹn lại, bước chân như cố níu chậm hơn để được nhìn ngắm Bác lâu hơn. Hàng người vẫn đi chậm rãi, ngay ngắn.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 20:51

Tham khảo!

 

Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.

Em rất háo hức và kỳ vọng vì sẽ được nhìn thấy Bác Hồ. Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.

 

Hôm ấy không chỉ có thầy cô và chúng em đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc. Đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài. Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào.

Sau lễ duyệt binh, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.

Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em cũng thêm yêu quê hương, đất nước của mình.

Bình luận (0)
Tử-Thần /
18 tháng 11 2021 lúc 20:52

Tham khảo:Trước khi kết thúc năm học, trường em đã tổ chức cho học sinh đến viếng lăng Bác.

Hôm đó, em dậy từ rất sớm và được bố đưa đến trường. Đúng bảy giờ, đoàn xe bắt đầu xuất phát. Em cảm thấy vô cùng háo hức vì đây là lần đầu tiên được đến viếng lăng Bác. Trên đường đi, anh hướng dẫn viên du lịch đã bắt nhịp cho chúng tôi hát vang những bài ca về Bác Hồ kính yêu.

Khoảng một tiếng sau thì xe đến nơi. Các lớp được thầy cô hướng dẫn, sắp xếp thành các hàng, và theo từng khối lớp di chuyển vào viếng Bác Hồ. Đường đi bộ vào lăng Bác khá dài, trời lại nắng nhưng dù có phải chờ đợi lâu đến đâu, chúng em vẫn trật tự, im lặng …

Giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Phía trước Lăng là dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trước thềm lăng là hai cây đại to, nở hoa vàng rực, những chậu hoa rực rỡ sắc màu, hương thơm man mác thoảng theo làn gió. Sau một chặng đường dài, cuối cùng lớp tôi cũng đã vào bên trong lăng Bác. Không khí trong Lăng tĩnh lặng và trang nghiêm. Dòng người nhẹ nhàng di chuyển, mắt hướng về nơi Bác đang yên nghỉ. Bác nằm đó, an lành trong giấc ngủ, nét mặt rạng ngời. Tim em như nghẹn lại, bước chân như cố níu chậm hơn để được nhìn ngắm Bác lâu hơn. Hàng người vẫn đi chậm rãi, ngay ngắn.

Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.

Nhớ về Bác, em càng thấm thía lời dạy năm xưa Bác. Em tự nhủ phải cố gắng học tập để tương lai góp phần xây dựng đất nước.

Bình luận (0)
Dương Minh Quân
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Gia Bảo
10 tháng 3 2022 lúc 20:39

bạn hãy làm theo suy nghĩ của bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Jggihhh
Xem chi tiết
21.Nguyễn Thành Luân 6C
Xem chi tiết
21.Nguyễn Thành Luân 6C
Xem chi tiết
21.Nguyễn Thành Luân 6C
Xem chi tiết
Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh Ngọc
27 tháng 4 lúc 8:34

giúp mình nữa

Bình luận (0)
Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:12

Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của đất nước, đến nay chúng ta không còn phải lo lắng thiếu từng bữa ăn, giấc ngủ. Chúng ta không chỉ được ăn no mà còn được ăn ngon. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Tuy vậy, chúng ta lại chưa có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.

Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng. Chẳng thế mà có người đã từng nói rằng chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế. Vấn đề này không còn là vấn nạn của một người, một nhà mà đã trở thành chuyện của quốc gia, quốc tế. Nó làm dấy lên nỗi bất an, sự ám ảnh và nhiều khi còn là sự bất lực. Mỗi lần ngồi vào mâm cơm là một lần ta đánh cược với số phận, đem tính mạng phó thác cho hai chữ may rủi.

Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành ở khắp nơi và gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với một cá nhân, một gia đình hay một thế hệ mà nó còn là mầm mống hủy hoại giống nòi, tàn phá tương lai.

Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.

Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?

Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở bề nổi là những sạp hàng bày trước mắt người tiêu dùng mà có nguồn gốc sâu xa từ tất cả các khâu tạo nên thực phẩm. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, tâm lí ham rẻ và dễ dãi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thực phẩm bẩn. Cùng với nó là sự quản lí chưa chặt chẽ của lực lượng cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều tội ác bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình nhưng sản xuất thực phẩm bẩn là ra tay đầu độc cả cộng đồng, là giết người hàng loạt lại chưa bị xử lí thích đáng. Hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung trong vai người bán hàng cười hớn hở, cười vui vẻ “em xin chấp nhận nộp phạt”, “phạt không quá hai triệu” trong chương trình Táo quân là một minh chứng cho điều ấy. Mức phạt hành chính quá ít ỏi so với lợi nhuận chẳng thấm vào đâu làm sao đủ sức răn đe, làm sao cho đúng người đúng tội? Đó chẳng phải là cách chúng ta làm ngơ cho đồng bào mình đầu độc lẫn nhau?

Trước tình hình căng thẳng, bức bối đầy rối ren ấy, giải pháp nằm ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta cần là nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm một cách kĩ càng. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cần tìm hiểu về danh mục chất cấm, về dấu hiệu phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Ý thức tự giác trong bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng mới giúp được chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng có biện pháp loại bỏ thực phẩm bẩn nào tốt hơn là những nhà sản xuất tự nâng cao trách nhiệm cộng đồng, lương tâm nghề nghiệp và ý thức cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh ra thị trường. Các cơ quan chức năng cũng cần có và phải có biện pháp răn đe nghiêm khắc, hiệu quả hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hình thức tù giam với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn. Từng học sinh cũng cần bảo vệ sức khỏe cho chính mình bằng cách biết nói “không” với những đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, bày bán mất vệ sinh… tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và tham khảo ý kiến người lớn để sử dụng những sản phẩm an toàn.

Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỷ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.

Bình luận (0)