9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ?
a) Một câu. Đó là câu : ...
b) Hai câu. Đó là cấc câu : ...
c) Ba câu. Đó là các câu : ...
Em hãy viết một đoạn văn dài từ 12 dòng trở lên kể về một tiết học online, trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép (xuống dòng gạch đầu dòng ghi rõ tác dụng của mỗi dấu câu đó). - Câu 1 thêm: Tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn em viết, xác định thành phần câu và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép đó.
Viết một đoạn văn (7-10 dòng) có sử dụng ít nhất một câu là một câu ghép về chủ đề:dịch bệnh covid 19 và chỉ ra câu ghép đó (giúp mik với ạ)
Viết một đoạn văn chủ đề quê hương khoảng 8 đến 12 dòng, trong đó có sử dụng ít nhất 2 Câu ghép. Chỉ ra các câu ghép đó và cho biết mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép. Mọi người giúp mình với 😭
Đọc đoạn trích (trang 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi:
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?
b. Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết , em hình dung nhân vật nói như thế nào?
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép thứ hai là quan hệ giả thuyết- kết quả. Không thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn:
+ Hai vế liên kết với nhau chặt chẽ, mỗi vế chỉ là một ý chưa trọn vẹn
+ Cặp từ hô ứng nếu…thì
b, Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, không diễn đạt hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu.
''Quê hương anh nước mặn,đông chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!''
a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?
Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?
c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.
Mình xin cảm ơn!
a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"
=> Anh với tôi đôi người xa lạ
-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.
b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ
-của bài thơ:"Ánh trăng"
-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó
-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng
+ Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.
c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.
Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt
Hiện nay tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến rấт phức tạp .Nên tất cả mọi người dân trên cả nước , đều đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc .Tất cả mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành , mục đích Ɩà để bảo vệ cho mình ( nói riêng ) cũng như bảo vệ cho mọi người xung quanh ( nói chung ) .Nhà nước ѵà Ban Chính phủ cũng ra rấт nhiều quy định để phòng chống dịch như : giãn cách xã hội , đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng… .Các bác sĩ được ví như những thiên thần áo trắng vì họ luôn tích cực để ko có ai mắc ca nhiễm COVID nào .Hiện nay tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến rấт phức tạp .Nên tất cả mọi người dân trên cả nước , đều đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc .Tất cả mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành , mục đích Ɩà để bảo vệ cho mình ( nói riêng ) cũng như bảo vệ cho mọi người xung quanh ( nói chung ) .Nhà nước ѵà Ban Chính phủ cũng ra rấт nhiều quy định để phòng chống dịch như : giãn cách xã hội , đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng… .Các bác sĩ được ví như những thiên thần áo trắng vì họ luôn tích cực để ko có ai mắc ca nhiễm COVID nào .
Cho câu :"Trong 7 câu thơ đầu tiên của bài “đồng chí” nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp"nếu coi đó là câu chủ đề em hãy viết 1 đoạn văn tổng phân hợp gồm 12 câu trong đó có 1 câu ghép 1 câu trích dẫn trực tiếp để nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ.
Bạn có thể tham khảo như dưới đây:
Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.
P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!
Thi tốt!
a. Viết hai câu, trong đó có một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ
b. Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích (trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1). Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?
c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu ghép trong đoạn trích (trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)
+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)
b, Câu ghép trong đoạn trên:
- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.
- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
c, Câu ghép
+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.
Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
b. Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn.
c. Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
a, Các từ ngữ duy trì ý tứ của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"
->; Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.
b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" -> khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.
+ Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.
c, -> Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.