Tóm tắt truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
Truyện của Thạch Lam không có chuyện. Truyện “Hai đứa trẻ” cũng vậy. Chỉ có hai đứa trẻ từ Hà Nội chuyển về một phố huyện nghèo, trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều, hai chị em ngồi trên chiếc chõng tre ngắm cảnh phố xá lúc hoàng hôn, rồi đêm đến, tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ. Thạch Lam muốn tránh lối viết tầm thường là hấp dẫn người đọc bằng cốt truyện li kì, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫn, hoặc là những xung đột gay cấn hồi hộp. “Hai đứa trẻ” hấp dẫn người đọc bằng chất liệu thật của đời sống. Cách lựa chọn chất liệu này gần với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài (các nhà văn hiện thực giàu tính nhân đạo), lại kích thích người đọc bằng những ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Tinh thần lãng mạn ấy gắn với các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Thạch Lam có một lối văn nhẹ như cánh bướm đậu trên hoa. Bức tranh bằng ngôn ngữ của ông có thể ví với tranh lụa chứ không phải sơn dầu. Thạch Lam trước sau vẫn là một nhà văn lãng mạn. lãng mạn tích cực, đẹp.
Trong “Hai đứa trẻ” chất lãng mạn và hiện thực hòa quyện với nhau hiện ra trong bức tranh thiên nhiên của một vùng quê vào một buổi chiều ả. Rồi màn đêm dần dần buông xuống “Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát…” thiên nhiên thì cao rộng thì cao rộng và thơ mộng. “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Nhưng làng quê thì đầy bóng tối, thảm hại. “Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”. “Đôi mắt Liên, bóng tối ngập đầy dần”. “Chỉ thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn”. Chính bức tranh đời sống rất mực chân thật vừa thấm đượm cảm xúc chữ tình này đã gây nên cảm giác buồn thương day cho người đọc. Ý nghĩa tư tưởng của truyện chủ yếu toát ra từ bức tranh đời sống phố huyện nghèo.
Dưới mắt của hai đứa trẻ, cảnh phố huyện hiện lên thật là cụ thể, sinh động, gợi cảm. Đó là cảnh bãi chợ trống trải, vắng vẻ khi buổi chợ đã vãn từ lâu. “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”. Cảnh chợ tàn phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sống phố huyện. Ống kính cần mẫn của nhà văn lia qua phố huyện: trên đất chỉ còn “rác rưởi, bỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. Cảnh còn được miêu tả bởi khứu giác tinh tế của nhà văn “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Bức tranh phố huyện trong “Hai đứa trẻ” đầy sức ám ảnh là vì những màu sắc và hương vị như thế.
Trong khung cảnh tiêu điều, buồn bã đó, hình ảnh những con người nghèo khổ, lam lũ, nhếch nhác của phố huyện hiện dần ra. Những đứa trẻ đi nhặt nhạnh những thứ rơi vãi ở bãi chợ. Mẹ con chị Tí lễ mễ đội chõng xách điếu đóm ra dọn hàng, “ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này…”. Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để ở trước mặt”. Thằng con bò ra đất nghịch nhặt rác bẩn bên đường. Và hai chị em Liên với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê vì thầy Liên mất việc. Bà cụ Thi điên điên tàng tàng mua rượu uống và cười “khanh khách” lảo đảo đi vào bóng tối. Tất cả đều là những kiếp sống lầm than, cực khổ, tàn tạ. Qua con mắt của bé Liên, tất cả cuộc sống chìm trong đêm tối mênh mông, chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, cái bếp lửa của bác Xiêu, ngọn đèn Hoa Kỳ vặn nhỏ của Liên… tức chỉ là mấy đốm sáng tù mù, những đốm lửa nhỏ nhoi ấy chẳng làm cho phố huyện sáng sủa mà chỉ càng khiến cho đêm tối mịt mù dầy đặc mà thôi. “Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí”. Hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ ấy trở đi trở lại tới bẩy lần trong huyện là hình ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi rất nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời.
Cảnh phố huyện lúc chiều tối như một khúc nhạc buồn mà điệp khúc cứ lặp lại.
Chiều tối nào mẹ con chị Tí cũng lễ mễ dọn hàng, chị em Liên lại kiểm hàng rồi tính tiền, rồi ngồi trên chõng tre ngắm cảnh. Bác phở Siêu lại gánh hàng và thổi lửa, bác Xẩm lại trải chiếu, đặt thau. Điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ. Họ cũng lóe lên một chút hi vọng. Hi vọng là liều thuốc an thần cho những con người khốn khổ ấy. Nhất Linh cũng từng nói những người dân quê rất nghèo khổ tiền bạc nhưng rất giàu hi vọng hão “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Hai đứa trẻ làm sao ý thức rõ rệt được cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống cũng như về những khát vọng tinh thần mơ hồ của mình. Song với tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm, cô bé Liên cảm nhận thấm thía tuy chỉ là vô thức hiện thực đó, khát vọng đó. Chính vì khao khát được thoát khỏi cảnh tù đọng mù tối ấy mà chị em Liên đêm đêm cố thức đợi chuyến tàu đi qua. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua, một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu.
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội, xung đột giai cấp. Ông cũng không để tâm miêu tả những bộ mặt gớm ghiếc của những kẻ bóc lột và khuôn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức, vì nói cho cũng Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn. Ông phác họa bức tranh phố huyện nghèo, chân thật trong từng chi tiết và trong chiều sâu tinh thần của nó. Bức tranh làng quê mù xám với những con người nhỏ nhoi đáng thương ấy thấm đẫm niềm cảm thương chân thành của tác giả đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh bế tắc, tối tăm. Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hi vọng le lói, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt đó cho những con người lao động nghèo khổ.
Nhận xét về cốt truyện, lời kể, nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc
- Truyện không có cốt truyện, chỉ là tâm trạng của Liên và An đợi tàu đi qua
- Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm của nhân vật với những cảm giác mơ hồ, mong manh bằng lối viết tinh tế, sâu sắc
- Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản nhấn mạnh khung cảnh nghèo nàn, hiu hắt của phố huyện nghèo
- Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ, ẩn sâu sau những hình ảnh và ngôn từ là tâm hồn nhân hậu, tinh tế, nhạy cảm trước mọi chuyển động trong tâm trạng con người và trạng vật
Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm “Tự lực văn đoàn”. Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, phê bình…Nhưng lĩnh vực thành công nhất của ông là truyện ngắn.Trong những truyện ngắn có khuynh hướng hiện thực cuộc sống của Thạch Lam có thể nói “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm thành công tiêu biểu.Truyện không có những tình tiết hấp dẫn, li kì, gây cấn chỉ xoay quanh sinh hoạt của người dân ở một phố huyện nghèo trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng qua đó Thạch Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH sâu sắc.
Đọc “Hai đứa trẻ” chúng ta thấy bao trùm lấy câu chuyện là cuộc sống xơ xác, tiêu điều của một phố huyện nghèo. Cuộc sống đó đã được tác giả miêu tả ở một thời điểm hết sức tiêu biểu-thời điểm ngày lụi tàn: “Trống thu không từng tiếng một vang lên”, “phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn”, “ngoài ruộng tiếng ếch nhái kêu rang vọng vào phố chợ..”. Một khoảng không gian mênh mông của đồng ruộng vừa đẹp lại vừa buồn gợi ra trước mắt người đọc.
Trên nền của bức tranh ấy, cuộc sống của người những người dân phố huyện được Thạch Lam miêu tả hết sức đặc sắc: Khi trời nhá nhem tối, mẹ con chị Tí bày cái hàng nước ra dưới gốc cây bàng. Liên dọn dẹp của hiệu tạp hóa rồi cộng sổ tính tiền. Bà cụ Thi đến cửa hàng Liên mua một cút rượu, ngửa cổ uống sạch rồi biến đi lẫn vào trong bóng tối với tiếng cười khanh khách. Đám trẻ con tụ họp chơi đùa trên các thềm nhà. Bác Siêu dọn gánh hàng phở ra bên bếp lửa bập bùng. Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, trước cái thau trắng chờ có khách để hát kiếm tiền.
Qua ngòi bút chấm phá tinh tế của Thạch Lam chúng ta thấy cuộc sống ở phố huyện nghèo ấy hiện ra như một thế giới đang hấp hối, tàn lụi.
Trong bối cảnh ấy, hai chị em Liên và An cũng như những người dân phố huyện vừa náo nức vừa khắc khoải, mòn mỏi chờ đợi chuyến tàu từ Hà Nội về đi ngang qua phố huyện. Đêm nào cũng vậy, khi trời vừa bắt đầu tối thì hai chị em đã thấp thỏm chờ đợi chuyến tàu. Rồi chuyến tàu đến như hằng đêm nó vẫn thường đến với sức hấp dẫn kì lạ đối với hai chị em Liên-An cũng như người dân nghèo của phố huyện.
Tàu đến với tiếng còi và tiếng rầm rộ của bánh xe. Liên dắt em đứng lên để nhìn chuyến tàu vụt qua, chuyến tàu đầy sức hấp dẫn bởi nó tràn ngập ánh sáng. Ở những toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường. Những toa thuộc hạng sang trọng lố nhố người; đồng và kềnh lấp lánh. Cái nguồn sáng ấy vút qua, biến vào đêm tối để lại những đóm than nhỏ bay tung tóe trên mặt đường…
Chuyến tàu đêm ấy đã khơi gợi lên trong hồn Liên bao biến động. Đó là hoài niệm về Hà Nội thuở xa xăm. Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Đối với Liên, con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Thế giới ấy khác hẳn với thế giới mà Liên đang sống, khác hẳn với vầng sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bập bùng trong gáng hàng của bác Siêu…
Nhìn lại toàn bộ câu chuyện, người đọc không khỏi thắc mắc vì sao hằng đêm chị em Liên-An cứ mòn mỏi đợi chuyến tàu đi ngang qua phố huyện? Vì sao hình ảnh con tàu tràn ngập ánh sáng lại dấy lên trong tâm hồn Liên bao biến động? Bởi vì trong cuộc sống thường ngày ở phố huyện xơ xác, tiêu điều ấy, họ không thể tìm đâu ra niềm vui. Cuộc sống diễn ra chung quanh họ hết sức đơn điệu, nhạt nhẽo, vô vị…Chuyến tàu sáng rực đối với người dân phố huyện là hình ảnh của một thế giới khác hẳn, đối lập hoàn toàn với cái thế giới mà Liên và An đang sống- đó là thế giới của văn minh, niềm vui và hạnh phúc.
Từ đó mà ta cũng nắm bắt được vấn đề sâu sắc mà Thạch Lam gửi gắm vào truyện: Đó là khát vọng vươn ra thế giới văn minh, hạnh phúc của những con người nhỏ bé-giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Bên cạnh giá trị về mặt chủ đề, “Hai đứa trẻ” còn nổi bật lên những đặc sắc về nghệ thuật, thể hiện tập trung qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam trong việc tả người, tả cảnh cũng như miêu tả tâm trạng của con người. Gắn liền với nghệ thuật miêu tả là thủ pháp đối lập đã được nhà văn sử dụng hết sức thành công trong truyện. Trước hết là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, đối lập giữa tĩnh và động. Thủ pháp đối lập này đã góp phần đắc lực cho Thạch Lam trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đặc sắc và rất tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Qua tác phẩm chúng ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với con người và nhất là những con người nhỏ bé trong xã hội. Chuyện đượm buồn nhưng đó là nỗi buồn cần thiết bởi nó có giá trị thanh lọc tâm hồn con người.
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm "Tự lực văn đoàn". Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, phê bình...Nhưng lĩnh vực thành công nhất của ông là truyện ngắn.Trong những truyện ngắn có khuynh hướng hiện thực cuộc sống của Thạch Lam có thể nói "Hai đứa trẻ" là một tác phẩm thành công tiêu biểu.Truyện không có những tình tiết hấp dẫn, li kì, gây cấn chỉ xoay quanh sinh hoạt của người dân ở một phố huyện nghèo trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng qua đó Thạch Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Đọc "Hai đứa trẻ" chúng ta thấy bao trùm lấy câu chuyện là cuộc sống xơ xác, tiêu điều của một phố huyện nghèo. Cuộc sống đó đã được tác giả miêu tả ở một thời điểm hết sức tiêu biểu-thời điểm ngày lụi tàn: "Trống thu không từng tiếng một vang lên", "phương Tây đỏ rực như lửa cháy", "những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn", "ngoài ruộng tiếng ếch nhái kêu rang vọng vào phố chợ..". Một khoảng không gian mênh mông của đồng ruộng vừa đẹp lại vừa buồn gợi ra trước mắt người đọc.
Trên nền của bức tranh ấy, cuộc sống của người những người dân phố huyện được Thạch Lam miêu tả hết sức đặc sắc: Khi trời nhá nhem tối, mẹ con chị Tí bày cái hàng nước ra dưới gốc cây bàng. Liên dọn dẹp của hiệu tạp hóa rồi cộng sổ tính tiền. Bà cụ Thi đến cửa hàng Liên mua một cút rượu, ngửa cổ uống sạch rồi biến đi lẫn vào trong bóng tối với tiếng cười khanh khách. Đám trẻ con tụ họp chơi đùa trên các thềm nhà. Bác Siêu dọn gánh hàng phở ra bên bếp lửa bập bùng. Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, trước cái thau trắng chờ có khách để hát kiếm tiền.
Qua ngòi bút chấm phá tinh tế của Thạch Lam chúng ta thấy cuộc sống ở phố huyện nghèo ấy hiện ra như một thế giới đang hấp hối, tàn lụi.
Trong bối cảnh ấy, hai chị em Liên và An cũng như những người dân phố huyện vừa náo nức vừa khắc khoải, mòn mỏi chờ đợi chuyến tàu từ Hà Nội về đi ngang qua phố huyện. Đêm nào cũng vậy, khi trời vừa bắt đầu tối thì hai chị em đã thấp thỏm chờ đợi chuyến tàu. Rồi chuyến tàu đến như hằng đêm nó vẫn thường đến với sức hấp dẫn kì lạ đối với hai chị em Liên - An cũng như người dân nghèo của phố huyện.
Tàu đến với tiếng còi và tiếng rầm rộ của bánh xe. Liên dắt em đứng lên để nhìn chuyến tàu vụt qua, chuyến tàu đầy sức hấp dẫn bởi nó tràn ngập ánh sáng. Ở những toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường. Những toa thuộc hạng sang trọng lố nhố người; đồng và kềnh lấp lánh. Cái nguồn sáng ấy vút qua, biến vào đêm tối để lại những đóm than nhỏ bay tung tóe trên mặt đường...
Chuyến tàu đêm ấy đã khơi gợi lên trong hồn Liên bao biến động. Đó là hoài niệm về Hà Nội thuở xa xăm. Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Đối với Liên, con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Thế giới ấy khác hẳn với thế giới mà Liên đang sống, khác hẳn với vầng sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bập bùng trong gáng hàng của bác Siêu...
Nhìn lại toàn bộ câu chuyện, người đọc không khỏi thắc mắc vì sao hằng đêm chị em Liên-An cứ mòn mỏi đợi chuyến tàu đi ngang qua phố huyện? Vì sao hình ảnh con tàu tràn ngập ánh sáng lại dấy lên trong tâm hồn Liên bao biến động? Bởi vì trong cuộc sống thường ngày ở phố huyện xơ xác, tiêu điều ấy, họ không thể tìm đâu ra niềm vui. Cuộc sống diễn ra chung quanh họ hết sức đơn điệu, nhạt nhẽo, vô vị...Chuyến tàu sáng rực đối với người dân phố huyện là hình ảnh của một thế giới khác hẳn, đối lập hoàn toàn với cái thế giới mà Liên và An đang sống- đó là thế giới của văn minh, niềm vui và hạnh phúc.
Từ đó mà ta cũng nắm bắt được vấn đề sâu sắc mà Thạch Lam gửi gắm vào truyện: Đó là khát vọng vươn ra thế giới văn minh, hạnh phúc của những con người nhỏ bé - giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Bên cạnh giá trị về mặt chủ đề, "Hai đứa trẻ" còn nổi bật lên những đặc sắc về nghệ thuật, thể hiện tập trung qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam trong việc tả người, tả cảnh cũng như miêu tả tâm trạng của con người. Gắn liền với nghệ thuật miêu tả là thủ pháp đối lập đã được nhà văn sử dụng hết sức thành công trong truyện. Trước hết là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, đối lập giữa tĩnh và động. Thủ pháp đối lập này đã góp phần đắc lực cho Thạch Lam trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
"Hai đứa trẻ" là một truyện ngắn đặc sắc và rất tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Qua tác phẩm chúng ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với con người và nhất là những con người nhỏ bé trong xã hội. Chuyện đượm buồn nhưng đó là nỗi buồn cần thiết bởi nó có giá trị thanh lọc tâm hồn con người
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, nhân vật Liên là người lớn hay đứa trẻ?
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?
- Thạch Lam muốn thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống quẩn quanh ở phố huyện trước Cách mạng
- Tác giả thể hiện sự trân trọng đối với ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp của họ
- Truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, trân trọng
phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn 2 đứa trẻ của Thạch Lam
Dàn ý thôi nhé
MB : Giới thiệu tác giả , tác phẩm , nv Liên
TB :
1. Hoàn cảnh sống của Liên
- Từ khi thầy Liên mất việc thì Liên trở về nơi phố huyện nghèo nàn này sống
- Đc mẹ thuê cho 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu để bán vài bánh xà phòng hay vài bao diêm ,...
- Mẹ Liên thì bận đi làm gạo nên cứ chập tối mẹ Liên chỉ ghé qua thăm cửa hàng 1 lần
- Cuộc sống của Liên khá khó khăn k như những ngày chị còn ở trên thành phố , cuộc sống lúc bấy giờ đầy đủ hơn giờ.
2. Tâm trạng của trước cảnh chiều muộn
- " Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen........giờ khắc của ngày tàn " => Cho ta thấy tâm trạng của Liên , 1 tâm hồn mới lớn nó còn quá nhạy cảm với ngoại cảnh
- " Một mùi âm ẩm bốc lên.............của quê hương này " => Tâm hồn Liên rất tinh tế và nhạy cảm , gợi cho ta thấy đc sự gắn bó giữa chị e Liên với mảnh đất quê hương này
- " liên trông thấy động lòng thương......cho chúng nó " => Sự thấu hiểu , cảm thông sâu sắc của người dân nghèo trên phố huyện và còn gợi sự đôn hậu của Liên
----> Trước khoảnh khắc của ngày tàn tâm hồn của cô bé Liên rất tinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, trong sáng và thánh thiện
3. Tâm trạng của Liên khi đêm về
- Khi cả phố huyện nghèo đc bao phủ bởi màn đêm đen tối , dày đặc . Nó có ánh sáng nhưng những thứ ánh sáng đó đều nhỏ bé leo lép , k đủ để chiếu sáng thì là lúc những kiếp người tàn nơi đây bắt đầu với việc kiếm sống qua ngày của mk
- Đây cũng là lúc 1 tâm hồn của tuổi mới lớn cảm thấy có 1 nỗi buồn man mác , và cũng như bao người dân nơi đây , Liên cũng khát khao một cái gì đó mới mẻ hơn , tốt đẹp hơn cho cuộc sống của con người nơi đây
4. Tâm trạng của Liên khi đợi chuyến tàu đêm
- Liên cảm thấy vui :
+ Không phải vì chị bán đc nhiều hàng mà là để nhìn thấy chuyến tàu đêm đi qua phố huyện , đây là hoạt động cuối cùng của đêm khuya .
+ Một quá khứ đẹp khi còn đc ở trên Hà Nội , khi nhà Liên vẫn còn khá giả lại ùa về với Liên khi chuyến tàu đến
+ Con tàu nó còn mang theo âm thanh và những thứ ánh sáng vô cùng rực rỡ . Nó đã xóa tan đi màn đêm yên tĩnh bao trùm của phố huyện . Con tàu là dấu hiệu của sự sống , nó khác xa so với những gì mà con người nơi đây có đc
- Liên lại cảm thấy buồn :
+ Khi con tàu đi qua thì mọi thứ sẽ lại trở về như trước , không có gì thay đổi ở cái phố huyện nghèo nàn này cả , những giấc mơ đẹp đều tan biến.
KB : Nêu cảm nhận về nhân vật Liên , nghệ thuật tác giả sd
-
I. Mở bài
- Giới thiệu những nét cơ bản về Thạch Lam truyện ngắn Hai đứa trẻ: Một cây bút với cái nhìn nhân đạo về cuộc sống con người, một truyện ngắn trong trẻo có khả năng thanh lọc con người
- Giới thiệu nhân vật Liên: Nhân vật trung tâm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh nhân vật
+ Trước ở Hà Nội, từ khi bố mất việc, hai chị em về quê.
+ Mẹ giao trông coi một gian hàng tạp hoá nhỏ xíu.
+ Chiều nào cũng dọn hàng, đếm hàng, tính tiền, ngồi trên cái chõng sắp gãy nhìn cảnh và người phố huyện.
+ Ngày chợ phiên mà chỉ bán được 2,5 bánh xà phòng, một cút rượu ti nhỏ
⇒ Hoàn cảnh khó khăn, sa sút, mức sống eo hẹp
2. Liên – cô bé có tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương và giàu lòng trắc ẩn
a. Cô bé có tâm hôn nhạy cảm, yêu quê hương
• Tâm hồn Liên đã có những cảm nhận hết sức tinh tế trước những thời điểm khác nhau trong ngày:
- Cảm nhận bức ranh phố huyện lúc chiều tàn: với hình ảnh, âm thanh, đường nét, màu sắc: Tiếng trống thu không, “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “tiếng ếch nhái kêu ran”,…
⇒ Cảm nhận bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.
+ Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm
⇒ Tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu quê hương
b. Cô bé giàu lòng trắc ẩn
• Xót thương cho những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo:
- Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:
+ Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.
+ Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình
3. Liên – cô bé có niềm hi vọng và ước mong vào tương lai tốt đẹp hơn cho cuộc sống nghèo nàn buồn tẻ nơi phố huyện nghèo
Thông qua tâm trạng của Liên trong sự háo hức chờ đợi tàu và niềm ước mơ về Hà Nội xa xăm
• Trước khi tàu đến
- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu: Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya
- Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
- Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá
⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày.
• Khi tàu đến
- Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua
- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị
- Trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống
- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, đẹp, giàu sang và sung sướng... ⇒ thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.
⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng
• Khi tàu đi
- Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”
- Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện
⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo
III. Kết bài
- Nhấn mạnh ấn tượng của nhân vật Liên trong lòng độc giả bởi tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và niềm mơ ước
- Khái quát một số nét nghệ thuật tiêu biểu thể hiện thành công nhân vật
Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và hình ảnh Cái lò gạch cũ trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao. Giúp em với ạ
Tham khảo:
- Suy nghĩ về chuyến tàu trong 2 đứa trẻ:
– Chuyến tàu xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất trong sự đợi chờ, mong mỏi của người dân phố huyện, mang đến nơi đây một không gian hoàn toàn khác, khác xa với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.
– Đoàn tàu chính là tia hồi quang gợi nhớ lại trong hai chị em những tháng ngày sung sướng, ấm no, hạnh phúc xa xưa.
– Đoàn tàu mang đến hơi thở của một thế giới giàu sang, sung túc và nhịp sống nhộn nhịp, phồn hoa rực rỡ, khác hoàn toàn với cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi, tăm tối quẩn quanh tại phố huyện nghèo nàn.
– Đó là chuyến tàu chở theo khát vọng, chuyến tàu của những mơ ước tương lai muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt hiện tại và thay đổi bằng một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.
– Thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và tấm lòng thương cảm của Thạch Lam tới những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.
Suy nghĩ về hình ảnh Cái lò gạch cũ trong "Chí Phèo":
- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.
- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.
- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời…
* Ý nghĩa tả thực:
- Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.
* Ý nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.
=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.
=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.
Em hãy lập dàn ý bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” Thạch Lam
Mở bài:
Hai Đứa Trẻ là tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam, trong đó bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện nghèo nổi lên làm nổi bật thêm về chủ đề, nội dung của chính tác phẩm.
Thân bài:
+ Khung cảnh của bức tranh thiên nhiên phố huyện mang những vẻ đẹp mộc mạc, chứa chan nhiều giá trị trong cuộc sống. Trước khung cảnh của cái đẹp, cảnh vật đó trở nên gần gũi, nhưng cũng mang nhiều ý nghĩa, giá trị cho toàn bộ tác phẩm.
+ Khung cảnh nơi phố huyện cũng chứa tran nhiều xúc cảm của không gian đời thực, không gian đó nhẹ nhàng, cảnh sắc mang những giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc.
+ Cảnh bức tranh phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác, đó là những hiện thực xã hội, mang ý nghĩa phản ánh cuộc sống của toàn bộ xã hội lúc bấy giờ, làm cho không gian chứa chan những cảm xúc, tình cảm và nói lên không gian cuộc sống của con người.
+ Trước khung cảnh của cuộc sống, con người nơi đây, không gian mở ra những hình ảnh xa xăm trước khung gian cuộc sống, gia đình tấp nập trước cảnh huyên náo, và xa xăm của khung cảnh thiên nhiên, nơi phố huyện nhỏ, xa xăm, tiêu điều.
+ Thời gian của toàn bộ khung cảnh là vào buổi chiều tàn, đó là vào lúc những tiếng ve kêu ngoài đồng, cùng với tiếng ếch thu không, chuẩn bị mở ra không gian mênh mông, con người như hòa mình với màn đêm và sự tĩnh mịch của không gian.
+ Cảnh vật xơ xác, tiêu điều của con người, từ những rác rưởi, vỏ thị đến những thứ nhặt nhạnh ngoài đồng của những đứa trẻ nghèo khổ,
+ Bức tranh thiên nhiên của không gian cảnh phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác, mang những cảm xúc buồn, chơi vơi trước khung cảnh thiên nhiên của cuộc sống nơi vùng quê nghèo.
+ Bức tranh thiên nhiên bao gồm cả hình ảnh con người, con người lom khom, dưới sự tiêu điều của khung cảnh, thiên nhiên, nhẹ nhàng trong cuộc sống, của con người nơi đây.
+ Bức tranh thiên nhiên gợi lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc, đó là tình cảm và mong ước có cuộc sống mới.
mik nha