Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phu Thuy Kieu Linh
Xem chi tiết
Blake Rose
24 tháng 11 2016 lúc 18:38
"Trong bài thơ nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường.

- Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” đi rồi và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực (vd: chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận).
- Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Đó là hình ảnh hoàn toàn có thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi đã được tác giả nắm bắt đưa vào thơ và khai thác ở đó cả chất thơ và nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh người lái xe. Bởi vậy, có thể nói khi tìm được hình ảnh chiếc xe không kính tác giả đã tìm được cấu tứ đặc sắc cho bài thơ của mình tạo thành một hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ."

Đây chỉ là phần gợi ý thoi!!! Bạn tự viết thành bài văn nhé...
Chibi Usa
16 tháng 10 2017 lúc 17:01

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được một hình tượng nghệ thuật độc đáo : những chiếc xe không kính. Một hình ảnh trần truị của đời sống chiến tranh mà giàu ý nghĩa trong việc phản ánh chiến tranh và xây dựng hình tượng người chiến sĩ lái xe quả cảm.

Những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi đã phản ánh sự khốc liệt của hiện thực chiến tranh. “Bom giật, bom rung” đã phá vỡ kính của xe.

Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe biến dạng, trần trụi thêm nữa. Những bộ phận cần có để xe hoạt động ngày càng thiếu, dấu ấn khốc liệt của bom đạn ngày càng nhiều : không có kính, không có đèn, không có mui, thùng xe có xước.

Những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh đã được Phạm Tiến Duật phát hiện và sáng sạo thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mỹ. Tác giả đã phất hiện chất thơ trên nền hiện thực khốc liệt vốn có của chiến tranh. Những chiếc xe không kính là phông nền làm nổi bật lên hình ảnh những chiến sĩ lái xe quả cảm, tinh nghịch, coi thường hiểm nguy.

Hoibai0
Xem chi tiết
Trà Nguyễn
Xem chi tiết
Sad boy
30 tháng 7 2021 lúc 16:28

Tham khảo

 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và những chiếc xe không kính:

Ví dụ: Trong các tác phẩm về người lính của Phạm Tiến Duật không thể không nhắc tới tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bài thơ không chỉ khắc họa vẻ đẹp người lính lái xe hiên ngang mạnh mẽ mà còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

II. Thân bài

- Giải thích nhan đề bài thơ: tác giả thêm vào hai chữ “bài thơ” nhằm muốn khẳng định và nhấn mạnh chất thơ có trong bài thơ, thể hiện được tâm hồn và cái nhìn lãng mạn của tác giả trước hiện thực chiến tranh khốc liệt, gian khổ.

- Giải thích nguyên nhân xe không có kính: Điệp từ “không” nhấn mạnh tư thế chủ động của người lính, biến cái không bình thường thành bình thường và thú vị hơn.

- Những chiếc xe không kính nhiều tới mức lập nên những tiểu đội: Đồng thời nhấn mạnh sức tàn phá dữ dội của bom mìn trong chiến tranh. Nhiều những xe bị tàn phá tới nỗi tạo nên những tiểu đội xe không kính.

- Hiện thực trần trụi, méo mó và thiếu thốn của chiếc xe không kính: Điệp từ “không có” rồi liệt kê các bộ phận của xe đã dựng lên hình ảnh chiếc xe bị tàn phá nghiêm trọng trong chiến tranh.

- Lí tưởng và linh hồn của những chiếc xe không kính: Dù cho bom đạn có phá hủy chiếc xe tới mức nào nhưng chỉ cần trái tim của người lính lái xe vẫn tồn tại sẽ thay thế cho tất cả các bộ phận đã mất đi của xe.

III. Kết bài

- Ý nghĩa những chiếc xe không kính: Tác giả Phạm Tiến Duật đã đưa những chiếc xe không kính vào trong thơ, trở thành biểu tượng độc đáo cho thời kì chống Mỹ của nước ta. Những chiếc xe vừa phơi bày hiện thực chiến tranh khốc liệt và dữ dội, vừa tô đậm vẻ đẹp của những người lính lái xe hiên ngang, bất khuất và lạc quan.

Nguyễn Hưng
Xem chi tiết

Bài làm

- Đẹp và thật

- Ra đời trong hoàn cãnh khắc nghiệt

- Được vẽ bằng tình yêu thương và đức hi sinh của cụ Bơ-men.

- Đã cứu sống Giôn-xi.

# Học tốt #

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
22 tháng 10 2019 lúc 21:12

Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri thực sự là một kiệt tác không chỉ về nghệ thuật, em hãy nêu ý nghĩa hình tượng đặc sắc đó trong tác phẩm.

Ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O Hen-ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới, tác giả kể lại cuộc sống nghèo khổ của các họa sĩ lúc đó gồm họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi cùng với Bơ-men, họ đang trải qua một cuộc sống vất vả “cơm áo gạo tiền” trong một không gian chật hẹp và ăn uống thiếu thốn. Trái ngược với cuộc sống đó là tinh thần họ vẫn luôn vui vẻ, tình cảm gắn bó.

“Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn-xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào.

Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn-xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn-xi.

Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống.  Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Dương
22 tháng 10 2019 lúc 21:13

Ô Henri là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mỹ. Ông có nhiều tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng với giá trị nội dung sâu sắc như: Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ, ... Và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế. Câu chuyện chứa đựng nhiều hình tượng giàu ý nghĩa, đặc biệt là hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Đó là một hình ảnh giàu ý nghĩa không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cả về tinh thần nhân đạo cao cả nữa.

Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" kể về tình bạn của những người họa sĩ nghèo sống tại một khu nhà chung. Họ là những con người có cùng niềm đam mê nghệ thuật hội họa, mong muốn cống hiến cho đời những kiệt tác đẹp nhất của mình. Trong đó, nổi bật lên là tình bạn của hai người nghệ sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi cùng với người nghệ sĩ già Bơ-men. Xiu và Giôn-xi sống cùng nhau trong một căn hộ nhỏ, cùng nhau trải qua những khó khăn về "cơm áo gạo tiền". Cùng sống trong khu nhà đó, có cụ Bơ-men, cụ cũng là một người họa sĩ. Nhưng những chật vật về cuộc sống không cho phép cụ theo đuổi mơ ước của mình, để cụ chỉ có thể ngồi làm mẫu vẽ cho những họa sĩ trẻ. Cả cuộc đời cụ mơ ước mình sẽ vẽ được một kiệt tác để đời mà vẫn chưa thực hiện được cho đến khi Giôn-xi mắc căn bệnh viêm phổi nặng rồi mất hết hi vọng khiến cụ và Xiu vô cùng lo lắng.

Ô. Henri đã làm nổi bật lên trong câu chuyện của mình tình bạn giữa những con người nghèo khổ. Một Xiu hết lòng lo lắng cho người bạn của mình, chăm sóc, kiếm tiền chữa bệnh, thuốc thang, động viên Giôn-xi; một cụ Bơ-men với tình yêu thương vô bờ bến dành cho cô gái nghèo Giôn-xi. Và chính tình yêu đó đã giúp cụ vẽ lên một kiệt tác để đời: Một chiếc lá thường xuân cuối cùng. Chính chiếc lá ấy đã vực dậy, làm hồi sinh một con người đã mơ tưởng đến "những nơi xa xôi" - Giôn-xi.

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng mà Ô. Henri tạo ra vô cùng giàu ý nghĩa, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn chứa đựng trong đó cả những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc nữa.

Về mặt nghệ thuật, chiếc lá cuối cùng trên tường ấy là một kiệt tác để đời của cụ Bơ-men - một người nghệ sĩ. Kiệt tác tức là một tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo, hết sức tuyệt vời, giàu ý nghĩa. Người ta thường nhắc tới các kiệt tác nổi tiếng thế giới như bức tranh nàng Mona Lisa của De Vinci, Sáng tạo của Adam - Michelangelo... Nhưng kiệt tác được tạo nên trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của Ô Henri lại chỉ là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng bình thường trên một bức tường. Thế nhưng ẩn sâu trong nó lại chứa đựng một tấm lòng cao cả, lớn lao, một sự hy sinh thầm lặng, không cầu báo đáp.

Về giá trị nhân đạo, Chiếc lá cuối cùng là niềm hy vọng sống cuối cùng gieo vào lòng Giôn-xi - một cô gái đã mất hết niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá ấy đã thực hiện ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng to lớn của mình là gieo lại niềm hi vọng sống cho một con người, cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần. Không chỉ thế, nó còn mang trong mình tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người họa sĩ nghèo, già cả - Bơ-men đối với Giôn-xi. Tình cảm đó là tình yêu giữa con người với con người với nhau, là sự đồng cảm, yêu thương sâu sắc giữa những người có cùng cảnh ngộ với nhau. Và hơn thế nữa, chiếc là đó được vẽ lên bởi tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của một con người. Tất cả những giá trị đó đã tạo nên ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường - kiệt tác để đời của cụ Bơ men.

Cuối cùng, cụ Bơ-men - người vẽ lên kiệt tác chiếc lá ấy đã không qua khỏi được căn bệnh viêm phổi nặng. Vậy nhưng chiếc lá mà cụ đã vẽ ấy đã giúp hồi sinh một con người. Sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của cụ thật đáng trân trọng biết nhường nào. Qua hình ảnh chiếc lá và sự hi sinh của người nghệ sĩ già, tác giả Ô Henri muốn nhấn mạnh với chúng ta mục đích cao cả của nghệ thuật.

Khép lại tác phẩm, nhưng hình ảnh chiếc lá cuối cùng cùng với ý nghĩa của nó ghim lại thật lâu trong lòng người đọc chúng ta. Đó là một hình ảnh thật đơn giản nhưng chứa đựng thật nhiều ý nghĩa lớn lao. Một chiếc lá vừa là một kiệt tác nghệ thuật để đời của một người nghệ sĩ vừa là vật gieo hy vọng, giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật cũng là chiếc lá ghi lại tấm lòng yêu thương cao cả cùng sự hy sinh thầm lặng đáng trân trọng của người nghệ sĩ già - cụ Bơ-men.

#Trang

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2019 lúc 2:56

- Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm.

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 9 2017 lúc 16:42

Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm 

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà 

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” 

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu 

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. 

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. 

 

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2018 lúc 10:23

Hình tượng chiếc bánh bao trong truyện có hai nghĩa:

- Nghĩa thực: là phương thức thuốc chữa bệnh, độc hại, gợi liên tưởng tới việc ăn thịt người

- Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, thiếu hiểu biết, mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 12 2017 lúc 10:13

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ vì cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi bằng bánh bao tẩm máu người cộng sản.

Đáp án cần chọn là: B

32.Thuỳ 7/2
Xem chi tiết
Mon an
28 tháng 11 2023 lúc 22:41

Câu 1: Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có điểm độc đáo mới lạ là hình ảnh những chiếc xe không có kính. Trong thơ ca trước đó, hình ảnh tàu xe thường được mĩ lệ hoá, nhưng Phạm Tiến Duật đã đưa hình ảnh thực chiến tranh tàn khốc vào thơ của mình tạo nên sự khác biệt và độc đáo trong tác phẩm.

Câu 2: Trong đoạn thơ trên, các hình ảnh như "không có kính, rồi xe không có đèn", "không có mui xe, thùng xe có xước" mang ý nghĩa tả thực chân thực. Chúng thể hiện tình hình chiến tranh đang diễn ra căng thẳng, xe bị hư hỏng do bom đạn nổ nhiều. Dù bị hư hỏng, xe vẫn tiếp tục chạy vì miền Nam yêu dấu. Ý nghĩa của những hình ảnh này là tuy chiến tranh gian khổ, nhưng tinh thần của các chiến sĩ vẫn không ngừng, họ vẫn kiên trì và quyết tâm tiếp tục chiến đấu vì miền Nam và độc lập chủ quyền.