a. Với mỗi động từ sau hãy tìm 3 tính từ để miêu tả: nói; viết; làm việc
Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy
a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:
- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường
- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…
- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc
→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa
Em hãy tìm và ghi lại những từ ngữ miêu tả người( ít nhất 5 từ với mỗi bộ phận ) - miêu tả mái tóc . miêu tả đôi mắt . miêu tả khuôn mặt . miêu tả làm da. miêu tả hàm răng. miêu tả vóc dáng . miêu tả đôi tay giúp mình với
a) Miêu tả mái tóc.
(đen nhánh, đen mượt, đen mướt, đen huyền, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, mượt như tơ, óng ả, óng mượt, óng chuốt, lơ thơ, xơ xác, cứng như rễ tre, dày dặn, lưa thưa…)
b) Miêu tả đôi mắt.
(một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy, linh lợi, linh hoạt, sắc sảo, tinh anh, gian giảo, soi mói, long lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, mơ màng…)
c) Miêu tả khuôn mặt
(trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày…)
d) Miêu tả làn da. d) (trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, đỏ như đồng hun, mịn màng, mát rượi, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô ráp…)
e)miêu tả vóc dáng
(vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, còm nhom, gầy đét, dong dỏng, tầm thước, cao lớn, thấp bé, lùn tịt…)
cậu có biết miêu tả hàm răng và miêu tả đôi tay
Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi, sau đó:
a, Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.
b, Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ ấy của tác giả.
c, Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.
THAM KHẢO
a) Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn:
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình:
Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:
Càng: Mẫm bóngVuốt: cứng, nhọn hoắtCánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.Đầu: tò, nổi từng tảng rấy bướng…Răng: đen nhánhRâu: dài, cong.- Những chi tiết miêu tả hành động:
Đạp phanh pháchVũ lên phành phạchNhai ngoàm ngoạmTrịnh trọng vuốt râuĐi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo), rung…(râu)Cà khịa (với hàng xóm)Quát nạt (cào cào)Đá ghẹo (gọng vó)=> Từ cách miêu tả hình dáng và hành động trên ta thấy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật muôi tả với những từ ngữ đặc sắc, đầy gợi tả bằng thủ pháp nhân hóa và so sánh sinh động.
Bên cạnh đó, tác giả còn biết trình tự miêu tả. Đó là miêu tả từ khái quát đến cụ thể, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động. Ngoài ra, còn biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.
b) Những tính từ miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn và từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế nó:
Mẫm bóng = to mập, nhẵn bóngNhọn hoắt = nhọn như mũi giáoNgắn hủn hoắt = ngắn tun ngủn, ngắn cũnĐen nhánh = rất đen, đen muộtHùng dũng = oai vệ, hùng hôBóng mỡ= bóng nhẩyBướng = cứng đầu=>Qua những từ ngữ trên ta thấy cách dùng từ của tác giả rất chính xác, sinh động, giàu sức gợi cảm, những từ đồng nghĩa mà ta tìm để thay thế không thể nào bằng được, làm mất đi sự hấp dẫn của câu văn.
c) Tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này:
Dế Mèn trong đoạn trích này là một chú dế vừa thể hiện tính dũng mãnh, vừa thể hiện sự kiêu căng tự phụ của một kẻ tưởng mình đứng đầu thiên hạ, có tính xốc nổi của tuổi trẻ và hay ảo tưởng về bản thân.
a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.
- Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.
b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn:
cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.
- Có thể thay các tính từ trên bằng một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa:
hủn hoẳn thay bằng ngắn tủn
giòn giã thay bằng giòn tan
trịnh trọng thay bằng oai vệ
Tuy nhiên, các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác, sắc cạnh để miêu tả nhân vật nổi bật lạ thường.
c) Qua đoạn văn ta thấy Dế Mèn có tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi
hay nhỉ không có đầu bài vẫn làm được chắc toàn cóp trên mạng rồi thêm chữ tham khảo
Tìm những từ để miêu tả về loài hoa và đặt câu với mỗi từ tìm được.(Ít nhất 3)
- Đỏ sẫm
(Đóa hồng nhung đỏ sẫm vươn mình lên trong nắng mới)
-Thơm dịu
(Sen có mùi thơm dịu dễ dàng mê hoặc lòng người)
-Vàng tươi
(Bé cúc khoe bộ áo mới màu vàng tươi của mình.)
khoe sắc thắm
những khóm hoa đua nhau khoe sắc thắm
nở rộ
những búp sen nhỏ đua nhau nở rộ
kiêu sa
hoa hồng trở nên được yêu thích có lẽ là ở sự kiêu sa, màu sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt của nó
Dòng nào dưới đây nói đúng về chức năng của đại từ để hỏi? |
| A. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; thông báo về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. |
| B. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; miêu tả hoạt động, tính chất, sự việc. |
| C. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. |
| D. Đại từ để hỏi dùng để miêu tả về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. |
PHIẾU HỌC TẬP: Hãy tìm những từ ngữ và các phép tu từ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ, các phép tu từ vừa tìm được trong việc miêu tả cơn bão.
Danh từ, cụm danh từ
Động từ, cụm động từ
Tính từ, cụm tính từ
Lượng từ Phép tu từ
+ So sánh
+ Nhân hóa
Tác dụng:
Đọc 3 đoạn văn trong SGK Ngữ Văn 6 tập 2 (trang 45) và trả lời các câu hỏi sau (HS có thể chọn cách làm thuận tiện nhất)
- Mỗi đoạn văn miêu tả cảnh gì?
- Nhận xét về cách dùng từ ngữ để miêu tả trong mỗi đoạn?
- Mỗi cảnh được miêu tả theo trình tự nào? Có thể đảo lộn trình tự đó? Được không? Tại sao?
- Từ việc tìm hiểu các đoạn văn trên, hãy rút ra kết luận : Muốn miêu tả cảnh, người viết cần phải làm gì? Khi viết bài văn miêu tả ta cần chú ý điều gì?
Câu thơ "Nên để bâng khuâng gió động rèm" sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách nào?
a. Gọi sự vật như gọi con người
b. Dùng từ miêu tả tính chất của con người để miêu tả sự vật
c. Dùng từ miêu tả tâm trạng, hành động của con người để miêu tả sự vật
c. Dùng từ miêu tả tâm trạng, hành động của con người để miêu tả sự vật
Học tốt!
cảm ơn đã k mình🤍
Tìm 5 danh từ, 5 động từ và 5 tính từ phù hợp để miêu tả bức tranh.
Lưu ý: Em sẽ trả lời câu này bằng cách điền vào khung trả lời bên dưới:
Danh từ:..., Động từ..., Tính từ...