Nước trong cây tồn tại ở những dạng chính là
I. Nước màng
II. Nước trọng lực
III. Nước liên kết
IV. Nước tự do
V. Nước mao dẫn
Số phương án đúng là
A. 4.
B. 1
C. 2
D. 3.
Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khoáng dễ dàng hơn vì
I. Nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng dạng nước này.
II. Đất thoáng có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra theo hình thức chủ động.
III. Đất tơi xốp là dạng đất tốt, chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cho cây.
IV. Đất tơi xốp chứa nhiều dạng nước trọng lực cây rất dễ sử dụng.
Số phương án đúng là
A. 4
B. 2
C. 1.
D. 3.
Đáp án B
Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khoáng dễ dàng hơn vì:
+ Nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng dạng nước này.
+ Đất thoáng có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra theo hình thức chủ động.
→ I, II đúng.
III – Sai. Vì đất tơi xốp có thể là đất chứa nhiều dinh dưỡng hoặc ít chất dinh dưỡng. Điều này phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng ban đầu của đất.
IV - Sai. Vì đất tơi xốp chứa nước ở trạng thái mao dẫn cây dễ sử dụng. Còn nước trọng lực cây khó sử dụng.
Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nội dung đúng?
I. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hóa học
II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.
III. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hóa học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây.
IV. Nước tự do không giữ được các đặc tính vậy lí, hóa học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh
A. 1.
B. 0.
C. 3
D. 2.
Đáp án D
I – Đúng. Vì nước tự do là các dạng nước trong thành phần TB, trong các khoang gian bào, trong các mạch dẫn.. không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các dạng liên kết hóa học
II – Sai. Vì nước liên kết là dang nước bị các phân tử tích điện hút bởi 1 lực nhất định hoặc trong các liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào do đó cây khó sử dụng hơn so với nước liên kết.
III – Đúng. Vì nước tự do đóng vai trò quan trọng với cây: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cở thể khi thoát hơi nước, tham gia vào môt số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình tra đổi chất diễn ra bình thường.
IV – Sai. Vì nước liên kết mới có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
Tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở đối tượng nào?
I. Cây hạn sinh
II. Cây còn non
III. Cây trong bóng râm
IV. Cây trưởng thành
V. Cây ở nơi có không khí ẩm
Số phương án đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C
I, III – Sai. Vì ở cây hạn sinh và cây trưởng thành, lớp cutin rất dày nên quá trình thoát hơi nước chủ yếu xảy ra ở khí khổng.
II, III, V – Đúng. Ở những loài này lớp cutin mỏng nên tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng.
Động lực của dòng mạch gỗ ở thực vật trên cạn là
I. lực đẩy (áp suất rễ).
II. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
III. lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá.
IV. lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Động lực của dòng mạch gỗ ở thực vật trên cạn là
I. lực đẩy (áp suất rễ).
II. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
III. lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá.
IV. lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì
I. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
II. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh.
III. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
IV. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
Số phương án đúng là
A. 3
B. 0
C. 2.
D. 1.
Đáp án C
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:
+ Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh.
+ Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
Vậy II, III đúng.
Khi nói về trao đổi nước ở cây, có bao nhiêu phát biểu đúng
I. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ là động lực đẩy nước từ dưới lên trên.
II. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
III. Dịch mạch gỗ được vận chuyển theo chiều từ dưới lên.
IV. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Khi nói về trao đổi nước ở cây, có bao nhiêu phát biểu đúng
I. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ là động lực đẩy nước từ dưới lên trên.
II. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
III. Dịch mạch gỗ được vận chuyển theo chiều từ dưới lên.
IV. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các phát biểu sau:
I. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm.
II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu.
III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây.
Số phương án đúng là
A. 4
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án B
I – Đúng. Vì nồng độ oxi trong đất giảm làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở rễ, do vậy làm khả năng hút nước giảm.
II – Đúng.
III – Sai. Vì khả năng hút nước của cây phụ thuộc vào lực giữ nước của đất. Lực giữ nước càng mạnh thì cây càng khó hút nước và ngược lại.
IV – Đúng. Bón phân hữu cơ làm tăng sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa đất và cây. Do vậy quá trình hút nước tăng