Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 2 2019 lúc 3:21

a) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính

+ Công nghiệp

+ Chức năng khác

- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.

b) Khác nhau

* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).

+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).

+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.

- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.

- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).

- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).

+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).

+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).

- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.

- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.

- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ

Bình luận (0)
ngọc nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 7 2019 lúc 7:26

Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ

Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ

Độ cao thấp.

Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419 m.

Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía đông bắc, quy tụ ở Tam Đảo.

Các dải núi chính:

Cánh cung Sông Gâm.

Cánh cung Ngân Sơn.

Cánh cung Bắc Sơn.

Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.

 

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.

Độ cao lớn.

Cao nhất vùng là Phan-xi-păng 3143 m.

Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng tây bắc - đông nam.

Các dải núi chính:

Hoàng Liên Sơn.

Các dải núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, sông Mã).

Địa hình chắn gió đông bắc và gió tây nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600 m).

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa, Mai Châu..

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 17:58

HƯỚNG DẪN

a) Giới thiệu khái quát về mỗi vùng

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Tây Nguyên

b) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mồi vùng chỉ có 1 đô thị quy mô 20 - 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột)

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính.

+ Công nghiệp.

+ Chức năng khác.

- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán

c) Khác nhau

- Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

+ Quy mô: Tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Thái Nguyên); có 3 đô thị từ 10 - 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả); còn lại, các đô thị khác dưới 10 vạn dân.

+ Phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3-4.

+ Chức năng: Có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).

+ Phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

- Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

+ Quy mô: Số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột); có 4 đô thị 10 - 20 vạn dân (Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt, Bảo Lộc); duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 10 2018 lúc 5:49

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào trang bản đồ dân tộc của Atlat Địa lí Việt Nam để tìm các dẫn chứng cụ thể

- Giống nhau: đều là nơi tập trung chủ yếu của các dân tộc ít người và có nhiều dân tộc sống đan xen nhau.

- Khác nhau:

+ Các dân tộc ít người khác nhau: kể tên các dân tộc ít người ở mỗi vùng.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc sống đan xen nhau hơn.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2017 lúc 9:27

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2019 lúc 10:28

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Mật độ dân số thấp.

- Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.

- Có sự phân hoá rõ.

- Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.

b) Khác nhau

- Mật độ: Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) cao hơn Tây Nguyên (TN).

- Phân bố không đều theo lãnh thổ:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: rất không đều giữa trung du và miền núi, giữa Tây Bắc và Đông Bắc, giữa nơi giáp với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại; giữa nơi ven sông và ngã ba sông với các nơi ven rìa các lưu vực sông...).

+ TN: không đều, nhưng tương đối đều hơn TD&MNBB (so các cao nguyên với nhau, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi ở giữa các cao nguyên kề nhau; giữa trung tâm các cao nguyên và ven rìa...).

+ Phân bố giữa thành thị và nông thôn: TD&MNBB có sự tương phản cao (dẫn chứng). Tây Nguyên có sự tương phản thấp hơn (dẫn chứng).

- Phân hoá:

+ TD&MNBB: phân hoá rõ giữa trung du và miền núi, Tây Bắc và Đông Bắc, vùng kề ĐBSH và vùng kề các dãy núi cao...

+ TN: phân hoá rõ giữa trung tâm cao nguyên và ven rìa, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 7 2017 lúc 14:48

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

− Đều có tiềm năng thủy điện lớn.

− Đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ để khai thác thế mạnh thủy điện.

− Thủy điện có ý nghĩa nhiều mặt về cung cấp điện năng, thủy lợi, thủy sản và du lịch.

− Quan tâm đến các tác động của thủy điện đến tài nguyên, môi trường.

b) Khác nhau

− Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện:

·       Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920MW), Nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Thủy điện Lai Châu trên sông Đà, Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342MW).

·       Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

+ Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ cở nguồn điện rẻ và dồi dào.

+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

− Tây Nguyên

+ Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…

+ Một loạt các nhà máy đã và đang được xây dựng trên các sông:

·       Thủy điện Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’linh (12MW) trên sông Xê Pôk; Thủy điện Yaly (720MW) trên sông Xê Xan.

·       Các nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan như Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê San 4 (ở phía hạ lưu của Thủy điện Yaly và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly), khi hoàn thành thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500MW.

·       Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là Thủy điện Buôn Kuôp (280MW), thủy điện Xrê Pôk (137MW)…

·       Trên hệ thống sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.

+ Các công trình thủy điện của vùng sẽ giúp cho các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển; các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 5 2018 lúc 11:16

a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau

-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò

-Khí hậu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò

-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn

-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)

b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng

-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.

Bình luận (0)