Đinh Hoàng Yến Nhi
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thu Huyền
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
8 tháng 5 2019 lúc 11:30

Chỉ có lời nói độc thoại của Va-ren, còn Phan Bội Châu im lặng. Từ đó cho thấy Va-ren chỉ hứa suông, là kẻ thực dụng, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích, quyền lợi cá nhân. Phan Bội Châu là anh hùng dân tộc, kiên trung, bất khuất, đại diện cho tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 8 2019 lúc 3:40

Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.

Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
26 tháng 4 2017 lúc 10:41

Câu hỏi 1: Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư câu? Căn cứ vào đâu đế kết luận?

Gợi ý:

Đây là một tác phẩm tưởng tượng hư cấu, ra đời từ một sự kiện lịch sử có thật lúc bây giờ. Câu chuyện được bắt đầu từ việc tác giả tưởng tượng ra cuộc hành trình của Va-ren từ đất Pháp sang Việt Nam. Đầu tiên đến Sài Gòn rồi qua kinh thành Huế và kê tiếp đến Hà Nội đế thăm Phan Bội Châu.

Sở dĩ chúng ta kết luận như vậy là vì tác phẩm này ra đời trước khi Va-ren đến thăm Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên báo Người cùng khổ, phát hành vào tháng 9 và tháng 10 năm 1925, giữa lúc Va-ren xuống tàu sang nhậm chức ở Đông Dương.

Câu hỏi 2: Đọc đoạn đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi:

a- Va - ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

b- Thực chất của lời hứa đó là gì?

Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?

Gợi ý:

a. Do sức ép và công luận ở Pháp và Đông Dương, ông Va-ren đã hứa nửa chính thức chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b. Thực chất của lời hứa đó là một sự bịp bợm vì thực tế trong thời gian này Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

Cụm từ “nứa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thư cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa bộc lộ, vạch trần bản chất dôi trá, bịp bợm đế làm yên dư luận của Va-ren.

Câu hỏi 3: Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu:

a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhận vật?

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren, trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả, nhận xét về khí phách, tư thế của Phạn Bội Châu trước Va-ren.

Gợi ý:

a. Phần lớn từ ngữ dùng đế khắc hoạ tính cách nhân vật Va-ren, còn tác giả nói rất ít về Phan Bội Châu, ông hiện lên lấy sự im lặng làm phương tiện đôi lập. Việc dành khôi lượng từ ngữ nhiều ít cho từng nhân vật, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là một cách viết thâm thuý và sâu sắc, thế hiện một bút pháp, một lối viết gợi nhiều hơn tả độc đáo và lí thú.

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên là một kẻ thống trị bất lương, là một kẻ tiếu nhân đắc chí, vừa liến thoắng vừa dụ dồ và bịp bợm một cách trắng trợn.

c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy là một người có bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù

Câu hỏi 4: Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phạn Bội Châu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phạn Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiếu Phan Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thê nào?

Gợi ý:

Theo em, câu chuyện Những trò lô hay là Va-ren và Phan Bội Châu nếu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì cũng được rồi. Nhưng nêu dừng lại ở đấy thì tính cách và thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren chưa được bộc lộ lên đến đỉnh điếm và đồng thời người đọc cũng chưa thấy những trò lô lăng của Va-ren rơi vào tình trạng thảm hại.

Do vậy, câu chuyện hẳn không thế dừng lại mà tác giả đã có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm cùa tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên rất nhiều. Tác giá đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội châu trước kẻ thù.

Câu hỏi 5: Ngoài ra lại còn tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trọng sự phôi hợp giữa lời kết với lời tái bút?

Gợi ý:

Những trò lô hay là Va-rcn và Phan Bội Châu không chỉ dừng lại ở việc có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả mà còn có thêm lời tái bút với sự quả quyết của nhân chứng thứ hai đã thế hiện một sự chống trả quyết liệt: Nhố vào mặt Va-ren.

Cách viết như vậy vô cùng thú vị, tạo nên một giọng điệu hóm hỉnh nhưng cũng rất sâu cay

Câu hỏi 6: Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

Gợi ý:

Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là” vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Va-ren là một kẻ gian trá, lố bịch, đại dỉện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 13:11

Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc:

• Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Đứng trước lời dụ dỗ, mua chuộc của một kẻ có quyền lực cao nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ - Va-ren, nhưng Phan Bội Châu không những không sợ mà còn không hề bị thuyết phục bởi lời lẽ đường mật của Va-ren. Ông chỉ im lặng suốt cuộc trò chuyện.

• Va-ren: ba hoa, huênh hoang như một con rối, gian dối, lố bịch, xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã, thậm chí là hèn hạ và đê tiện, là đại diện cho thực dân Pháp phản động, tầng lớp thống trị tàn bạo ở Đông Dương lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 4 2017 lúc 11:40

a, Dấu gạch ngang được dùng để chú thích

b, Dấu gạch ngang dùng trước trích dẫn lời nói của nhân vật

c, Dấu gạch ngang dùng để liệt kê

d, Dấu gạch ngang để nối các từ

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 2 2018 lúc 8:53

a, Do sức ép công luận Pháp, Đông Dương, Va- ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

b, Thực chất đó là lời dối trá nhằm trấn an công luận, nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu

- Van- ren hứa một cách “nửa chính thức”: hứa ỡm ờ, hứa không nhất thiết phải thực hiện

- Tác giả đặt câu hỏi: “giả thử… và ra làm sao” là sự nhận rõ bản chất, bộ mặt thật của tên quan thực dân lừa lọc

   + Vì: Trong quá trình cai trị bọn thực dân vơ vét, bóc lột tàn tệ, chúng lấy người dân làm bia đỡ đạn

   + Chúng hứa rất nhiều nhưng không thực hiện.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2017 lúc 16:42

Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.

Bình luận (0)
Trúc My Hoàng Phạm
Xem chi tiết
Triệu Vy
18 tháng 4 2018 lúc 21:14

Thái độ và sự im lặng của Phan Bội Châu trong truyện thể hiện ông là một người kiên cường , bất khuất  , thể hiện bản lĩnh của nhà cách mạng trước kẻ thù  , xứng đáng là con người được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 12 2019 lúc 13:37

Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Bình luận (0)