Bác Hồ khen anh Nha thế nào ?
Em hãy đọc đoạn cuối bài, chú ý lời của Bác Hồ
Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?
Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời nói của Bác Hồ với Tộ.
Bác khen Tộ ngoan vì bạn ấy biết dũng cảm nhận lỗi.
Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì ?
Em hãy đọc đoạn 2 của truyện, chú ý những câu hỏi của Bác dành cho các em học sinh.Bác hỏi các em học sinh:
- Các cháu chơi có vui không ?
- Các cháu ăn có ngon không ?
- Các cô có mắng phạt các cháu không ?
- Các cháu có thích ăn kẹo không ?
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau
Chiếc rễ đa tròn
1. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy :
- Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:
- Chú nên làm thế này!
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chú cần vụ thắc mắc :
- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười :
- Rồi chú sẽ biết.
3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.
Qua các câu chuyện, bài học về Bác Hồ, em hãy viết câu:
Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi :
VD: a) Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.
b) Bác Hồ rất yêu cây cối.
Hãy đọc diễn cảm lời Bác nói với anh đội viên. Lời nói đó bộc lộ tâm tư, tình cảm,... của Bác Hồ như thế nào?
Đọc thầm :
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với bàn chân không. Có đồng chí nhắc :
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo tập sách ĐẦU NGUỒN
Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ?
a) Dậy sớm, luyện tập
b) Chạy, leo núi, tập thể dục
c) Chạy, leo núi, tắm nước lạnh
Em chú ý các chi tiết ở đoạn đầu và câu cuối bài.
- Đáp án: c) Chạy, leo núi, tắm nước lạnh
Câư hỏi sách giáo khoa tiếng việt lớp 2 tâp 2 trang 113
Anh nha đc giáo nhiệm vụ j?
Vì sao anh nhà hỏi giấy tờ của bác hồ ?
Bác hồ khen anh nhà thế nào ?
Nội dung bài là j
Các bn giúp mình nhé
Câu 1 : Anh được giao nhiệm vụ gác trước cửa nhà Bác để bảo vệ Bác.
Câu 2 : Vì anh làm nhiệm vụ bảo vệ Bác nhưng anh chưa biết Bác. Anh thực hiện đúng nguyên tắc: ai muốn vào nhà Bác phải trình giấy tờ.
Câu 3 : Bác khen: “Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt”
Câu hỏi 1: Anh Nha được giao nhiệm vụ gì?
- Hướng dẫn: Đọc phần đầu của chuyện, tìm xem đơn vị bảo vệ Bác Hồ được bổ sung ai? Ai được phân công đứng ở vọng gác và làm nhiệm vụ gì? Trả lời được những câu hỏi đó là em đã tìm được câu trả lời.
Câu hỏi 2: Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ?
- Hướng dẫn: Vừa mới bổ sung vào đơn vị bảo vệ, anh Nha đã biết Bác Hồ chưa? Làm nhiệm vụ canh gác thì phải thực hiện công việc của mình như thế nào? Giải đáp được những câu hỏi đó là em đã tìm được câu trả lời.
Câu hỏi 3: Bác Hồ khen anh Nha thế nào?
- Hướng dẫn: Đọc lại phần cuối câu chuyện, em sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.
Câu hỏi 4: Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
- Hướng dẫn: Đọc lại toàn bộ, suy nghĩ xem chi tiết nào em thích thì chọn chi tiết đó, rồi giải thích lí do.
Ví dụ: Em thích chi tiết anh Nha nói: “Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà”. Vì chi tiết đó thể hiện tính nhiêm túc chấp hành nhiệm vụ của người chiến sĩ bảo vệ. Nhưng nó cũng bộc lộ tính nguyên tắc cứng nhắc của người làm nhiệm vụ. Tuy không biết mặt Bác (vì mới chuyến đến) nhưng Bác đã tự giới thiệu mình với anh Nha rồi. Một chi tiết vừa thể hiện tính nghiêm túc trong làm nhiệm vụ, vừa thể hiện cái vui, cái tức cười của người chiến sĩ bảo vệ.
Đọc hai câu thơ:
"Người là Cha,là Bác,là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ."của Tố Hữu viết về Bác Hồ có bạn cho rằng câu thơ viết hoa không đúng. Ý kiến của em thế nào?Hãy lí giải.
Câu thơ trên viết hoa là đúng
Chữ "Cha", "Bác", "Anh" được viết viết hoa ý nói để chỉ bác Hồ.
Tác dụng : khẳng định Bác là 1 vị lãnh tụ vĩ đại, là cha, bác, anh trong lòng mọi người
Cha, Bác, Anh ở đây không viết hoa, chỉ có Người là viết hoa vì ba từ đó là chỉ chung về cách xưng hô, không phải là tên riêng và Bác ở đây không có ý nghĩa là Bác Hồ như mọi người vẫn hay gọi mà chỉ đơn giản là cách xưng hô trong quan hệ gia đình.
Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ ?
Em hãy đọc đoạn sau và giải thích: Nha chưa kịp hỏi... Có giấy mới được vào mà!
Anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ vì anh chưa biết mặt Bác nên thực hiện đúng nguyên tắc : Ai muốn vào nơi ở của Bác thì phải trình giấy tờ.
Trò chơi “Phóng viên”. Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
Ví dụ:
- Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác? - Quê Bác ở đâu?
- Bác sinh ngày, tháng nào?
- Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào? Ở đâu?
- Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Bạn hãy độc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
- Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần lễ qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ.
- Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
- Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ hoặc về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- PV: Chào bạn, sắp tới là kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Và chúng mình có thực hiện một trò chơi nho nhỏ là tìm hiểu về Bác. Không biết bạn có muốn chơi không?
- M: Tất nhiên rồi.
- PV: Đầu tiên, Bác sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu?
- M: Bác sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- PV: Chính xác. Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
- M: Tên thật của bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh, ...
- PV: Hoàn toàn chính xác, cảm ơn bạn rất nhiều.
ho chi minh que bac o hoi an