Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2017 lúc 7:07

a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành ph Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

-Thế mạnh

+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có cht lượng

+Cơ sở hạ tầng, cơ s vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so vi các vùng khác trong cả nước

-Thực trạng phát triển (năm 2007):

+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người

+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ

Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%

Dịch vụ: 41,4%

Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %

c) Phương hướng phát triển

-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng vi các ngành công nghiệp cơ bn, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 12 2017 lúc 2:43

a) Thế mạnh thực trng phút trin kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta

* Thế mạnh

- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Thực trng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 37,5% .

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 22,3%.

b) Hướng phát triển

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

Bình luận (0)
Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
13 tháng 2 2016 lúc 12:20

a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

- Thế mạnh : 

   + Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm Hài Phòng - Cái Lân.

   + Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

   + Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

   + Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

   + Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 17,2 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 43.5%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 45.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 11.1%

- Hướng phát triển

    + Công nghiệp : đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gay ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

    + Dịch vụ : chú trọng đến thương mại và các hoạt đọng khác, nhất là du lịch.

    + Nông nghiệp: Cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao

b) Vùng kinh tế trong điểm miền Trung

- Thế mạnh :

   + Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng phía Bức và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc _ Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

   + Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 10,1 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 40.2%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 37.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 22.3%

- Hướng phát triển

    + Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường

    + Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch

c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Thế mạnh :

    + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

    +  Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng

    + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

    + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 25.9 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 49.1%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 41.4%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 9.5%

- Hướng phát triển :

   + Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

   + Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hang, du lịch... cho xứng đáng với thế mạnh của vùng

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 8 2018 lúc 4:45

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc

− Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

− Là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

− Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và có nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

b) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điển miền Trung

− Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biển nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

− Tài nguyên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

− Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

− Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao so với các vùng khác trong cả nước.

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 11:17

a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.

- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng

- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng

- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng

b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa

- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ

- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 1 2019 lúc 17:19

-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng dầu khí của c nước (khoảng 15 triệu tấn dầu thô và hàng tỉ   m 3 khí/ năm)

-Khai thác thuỷ sản: tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đây cũng là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu)

-Du lịch biển - đảo: Đông Nam Bộ có một số bãi biển đẹp (Vũng Tàu, Long Hải,...); nguồn nước khoáng Bình Châu; khu dự trữ sinh quyn cần Giờ; vườn quốc gia Côn Đảo,... có giá trị đối với du lịch

-Giao thông vận tải biển: Đông Nam Bộ là vùng có họat động giao thông vận tải phát triển nhất cả nước với các cảng biển lớn như cảng Sài Gòn, cng Nhà Bè, cng Vũng Tàu

Bình luận (0)
bảo ngọc
Xem chi tiết
Bình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 4:17

HƯỚNG DẪN

− So sánh:

+ Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía bắc có nhiều đô thị hơn, nhưng quy mô nhỏ hơn; phía nam ngược lại.

+ Vùng KTTĐ phía bắc có ít ngành hơn, một số ngành đặc thù là khai thác than, nhiệt điện than; phía nam cơ cấu ngành đa dạng hơn, các ngành đặc thù: khai thác dầu khí, nhiệt dầu khí, dầu, luyện kim màu.

+ Vùng KTTĐ phía bắc phân bố theo dải (Quốc lộ 5, 18) với tam giác tăng trưởng; phía nam phân bố tập trung hơn, theo đỉnh tứ giác tăng trưởng.

− Giải thích:

+ Vùng KTTĐ phía bắc: vị trí thuận lợi, có nguồn nhiên liệu (than đá) trữ lượng lớn, có Quốc lộ 5 và 18…

+ Vùng KTTĐ phía nam: vị trí thuận lợi, có các mỏ dầu khí; nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản phong phú; có Quốc lộ 51…

Bình luận (0)