Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 3 2017 lúc 16:39

Đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản

* Khoáng sản nước ta tương đối phong phú về chủng loại, đa dụng về loại hình, nhưng phức tạp khi khai thác và chế biến

- Nguyên nhân:

+ Nước ta nằm ở nơi gặp gỡ giữa hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

+ Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và phức tạp.

- Biểu hiện:

+ Ngành địa chất đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sán khác nhau. Các khoáng sản có thể xếp vào những nhóm chính: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản vật liệu xây dựng.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản của nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ, lại không thuận lợi về điều kiện khai thác, phức tạp về chế biến nên nước ta mới khai thác được khoảng 300 mỏ của 30 loại khoáng sản khác nhau.

- Sự đa dạng của từng nhóm khoáng sản:

+ Khoáng sản năng lượng:

Than: có nhiều loại, trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc.

Than antraxit: tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (các mỏ: Vàng Danh, Hòn Gai, cẩm Phả, Đông Triều,...) với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn (chiếm hơn 90% trữ lượng than cả hước), cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

Than mỡ: Làng cẩm (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam).

Than nâu: phân bố ở Đồng bằng sông Hồng với độ sâu 300 - 1000 m, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; còn có mỏ Na Dương (Lạng Sơn) và các mỏ phía tây Nghệ An.

Than bùn: có ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

Dầu khí:

Tập trung ỡở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Các mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc (bể Cửu Long), Đại Hùng (bể Nam Côn Sơn),...

Các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải,...

+ Khoáng sản kim loại:

Kim loại đen:

Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trân Yên (Yên Bái), Văn Bàn (Lao Cai), Thạch Khê (Hà Tình).

Crôm: Cổ Định (Thanh Hóa).

Mangan: Cao Bằng, Nghệ An.

Titan: có nhiều ở cắc tỉnh ven biển miền Trung.

Kim loại màu:

Bôxit: tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên: Măng Đen (Kon Tum), Đắk Nông (Đắk Nông), Di Linh (Lâm Đồng).

Thiếc: Tĩnh Túc,(Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Châu (Nghệ An).

Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang).

Chì, kẽm: Chợ Điền (Bắc Kạn).

Vàng: Bồng Miêu (Quảng Nam).

+ Khoáng sản phi kim loại: Apatit: Cam Đường (Lào Cai).

+ Vật liệu xây dựng: rất phong phú.

 Nguồn đá vôi và sét làm xi măng có nhiều ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 Ngoài ra còn có cao lanh để làm đồ gốm, cát làm thủy tinh, đá ốp lát, đá trang trí,...

* Quy mô, trữ lượng không đều

Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bô xít (quặng nhôm). Còn lại là các mỏ nhỏ và trung bình.

* Tài nguyên khoảng sản phân bố không đều

- Miền Bắc tập trung nhiều loại khoáng sản như: than, nhiều loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, vật liệu xây dựng.

- Miền Nam tương đối ít loại khoáng sản, nổi bật có dầu khí, bô xít và một số loại làm vật liệu xây dựng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 6 2019 lúc 17:18

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh

- Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.

+ Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp, có các Di sản Thiên nhiên Thế giới nổi tiếng: vịnh Hạ Long, động Phong Nha.

+ 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.

- Khí hậu đa dạng, phân hoá tạo thuận lợi cho phát triển du lịch khắp mọi miền đất nước quanh năm.

- Tài nguyên nước

+ Nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể; các hồ nhân tạo: Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) trở thành các điểm tham quan du lịch.

+ Nguồn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng có ở nhiều nơi thu hút du lịch.

- Tài nguyên sinh-vật

+ Có hơn 30 vườn quốc gia và nhiều khu dự trữ sinh quyển.

+ Nhiều động vật hoang dã, thuỷ hải sản...

b) Hạn chế

- Một số tài nguyên địa hình, nước, sinh vật... còn khó khăn trong khai thác, hoặc chi phí khai thác lớn.       

- Một số tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường một số nơi bị ô nhiễm (biển, sông, hồ...).

- Khí hậu: Trong năm có những thời gian khí hậu khắc nghiệt, thiên tai (bão, lũ lụt...).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 1 2019 lúc 18:22

HƯỚNG DẪN

a) Công nghiệp khai thác than

- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

- Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Sản lượng than khai thác mỗi năm hàng chục triệu tấn.

b) Công nghiệp khai thác dầu khí

- Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

- Bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986, sản lượng tăng; ra đời công nghiệp lọc hoá dầu Dung Quất.

- Khí tự nhiên cũng đang được khai thác để sản xuất điện, đạm (Cà Mau, Phú Mỹ).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 1 2018 lúc 16:35

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg

- Than nâu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn tập trung nhiều ở khu vực U Minh.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 10 2018 lúc 3:28

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp khai thác than

- Thế mạnh về tự nhiên:

+ Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ lần, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg.

+ Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

+ Than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

- Hiện trạng phát triển: Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác liên tục tăng từ 11,6 triệu tấn (năm 2000) lên 42,5 triệu tấn (năm 2007), tăng 30,9 triệu tấn (tăng gấp 3,7 lần).

b) Công nghiệp khai thác dầu khí

- Thế mạnh về tự nhiên:

+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

- Hiện trạng phát triển:

+ Nước la mới bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986. Sản lượng dầu mỏ tăng và đạt 18,5 triệu lấn (năm 2005).

+ Dầu mỏ được dùng cho xuất khẩu và là cơ sở để hình thành công nghiệp lọc - hoá dầu (ở Dung Quất).

+ Khí tự nhiên đang được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các nhà máy tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 10 2019 lúc 6:03

Ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, thuận lợi để xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng nhỏ, khó khai thác làm hạn chế hiệu quả và gây khó khăn cho công tác quản lí, thường đi đôi với quy mô cơ sở công nghiệp nhỏ.

- Nhiều khoáng sán đòi hỏi công nghệ hiện đại, trong điều kiện nước ta chưa tự khai thác được, cần liên doanh, hợp tác với nước ngoài.

- Sự phân bố khoáng sản có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ câu công nghiệp của nhiều vùng.

Bình luận (0)
Cẩm Đào
Xem chi tiết
Long Sơn
22 tháng 3 2022 lúc 10:58

- Nước ta có đưởng bờ biển dài, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển như mở bãi tắm,...

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy - hải sản.

- Trên Biển Đông có rất nhiều tài nguyên khoáng sản như: dầu mỏ, khí tự nhiên,... để khai thác.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 11 2019 lúc 8:09

HƯỚNG DẪN

− Tài nguyên khoáng sản

+ Nguồn muối vô tận.

+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng muối công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).

+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa)

− Nguồn lợi sinh vật biển

+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.

+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).

+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ)

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 8 2017 lúc 10:13

HƯỚNG DẪN

(TBg - viết tắt của vịnh Tây Bengan, một vịnh ở Bắc Ấn Độ Dương ở vùng biển Ấn Độ)

- Thời gian: đầu mùa hạ (khoảng tháng V, VI và đầu tháng VII).

- Hướng: tây nam.

- Nguồn gốc: từ cao áp Bắc Ấn Độ Dưong.

- Tính chất: nóng ẩm.

- Hoạt động và tác động:

+ Xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

Bình luận (0)