Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 12 2019 lúc 17:22

- Cái cười ở đây vừa thể hiện niềm vui vì đã thoát li được cõi trần nhiều bụi bặm, xấu xa; vừa là sự mỉa mai, khinh bỉ của nhà thơ khi đứng trên một tầm vóc cao hơn nhìn xuống trần gian lúc này thật bé nhỏ.

- Cái cười ở đây còn có ý nghĩa chế giễu cuộc đời trần tục đầy những cái xấu xa, chật hẹp, nhỏ nhoi làm cho con người phát chán.

- Cái cười ngông của một thi sĩ đa tình khi định ở bên một người đẹp nhất cõi trời mà ai ai cũng ao ước.

Trung Tiến Võ
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
5 tháng 1 2023 lúc 20:17

Bạn tham khảo nha: 

- Nhà thơ tản đà cười cho tất cả những giành giật, lo toan bé nhỏ của kiếp người trần gian, cười sung sướng vì khắp dưới cõi trần kia không ai được biết, được hưởng một cuộc sống thần tiên thoát tục như mình. Đó là niềm vui, là hạnh phúc tinh thần riêng mà Tản Đà tự tạo cho mình trong cõi mộng. Cũng như trong cuộc đời thực, ông thường tìm cho mình những vui thú thanh cao khi dạo chơi các miền đất nước, trong những mối tình tri kỉ với bạn bè khắp nơi. Con người ấy không hề bi quan mà biết làm giàu cho đời sống tinh thần của mình.

- Ý nghĩa của cái cười: cung quê ông cùng chị Hằng “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”, nụ cười của ông có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa: cười bởi không thể thỏa mãn được khát vọng thoát li, xa lánh cõi trần gian hay cười vì mỉa mai, khinh bỉ cõi đời xô bồ, đen tối, ngột ngạt. Dù hiểu theo cách nào thì đó cũng thể hiện nỗi sầu của kẻ chán ghét và muốn thoát li thực tại.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 7 2019 lúc 15:05

Thể thơ: thất ngôn bát cú

泉国堂
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 3 2017 lúc 8:26

- Nội dung: Bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa. Qua đó, thể hiện khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ dân dã đời thường và mang nét mới khi thể hiện cái tôi trong bài thơ.

+ Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông nghênh đáng yêu.

+ Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

+ Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, điệp từ, nhân hóa đã thể hiện rõ hơn tâm trạng của nhà thơ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 6 2019 lúc 8:13

Điều khiến người đọc lưu tâm ở câu thơ thứ hai là kiểu "chán nửa rồi" với "trần thế" chứ không phải là "chán hết rồi". Chán nửa có nghĩa là chưa chán hẳn, còn thiết tha với cõi đời. Vậy là thi nhân mâu thuẫn với chính mình, giữa ước muốn thoát li hẳn đời như các thi nhân xưa muốn về với cõi tiên "lánh đục tìm trong" và tâm nguyện ở lại với đời để làm tròn "thiên lương" giúp ích cho dân chúng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 10 2017 lúc 15:36

Theo luật thơ Đường, các cặp câu trên nhất thiết phải đối nhau. Hai cặp câu trên đối nhau như sau:

- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ. (cung quế - cành đa)

- Câu 5 – 6: đối về ý là chính. (đã ai ngồi đó chửa - xin chị nhắc lên chơi)

- Nhịp thơ (2/2/3) và từ loại phù hợp nhau.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2018 lúc 2:39

* Giống nhau:

- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.

- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thơ Đường luật.

* Khác nhau

- Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính.

- Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” thổ lộ nỗi niềm rõ ràng hơn: “Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nửa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày, không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.

Nguyên Mạnh Cường
Xem chi tiết