Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 12 2018 lúc 3:44

HƯỚNG DẪN

Tác động của địa hình đến đất đai và sinh vật nước ta thể hiện rõ rệt nhất là ở độ cao địa hình và một số dạng địa hình.

a) Độ cao của địa hình tác động đến đất đai và sinh vật: Độ cao địa hình đã tạo ra ba đai cao ở nước ta với sự khác nhau về đất và sinh vật bắt nguồn từ tác động của khí hậu

- Đai nhiệt đới gió mùa

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao trung binh dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.

+ Trong đai này có hai nhóm đất:

• Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...

• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.

• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.

• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi

+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

+ Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

b) Ở một số dạng địa hình khác nhau có đất đai và sinh vật khác nhau

- Ở nơi trũng thấp, thường xuyên ngập nước trong mùa mưa và cạn nước trong mùa khô, với sự xâm nhập mặn (như ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...) đã hình thành nên đất phèn, trên đó có thực vật chủ yếu là cây tràm.

- Ở cửa sông ven biển, nơi có sự xâm nhập mặn thường xuyên, đã hình thành đất mặn, với sự có mặt của các loài thực vật của rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần...

- Trên các địa hình núi đá vôi, đất đỏ đá vôi với rừng thường xanh, phổ biến các loài cây trai, nghiến...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 4 2019 lúc 4:24

HƯỚNG DẪN

- Tác động đến khí hậu:

+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.

+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.

- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).

- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 9 2018 lúc 11:08

HƯỚNG DẪN

- Vào mùa hạ ở nước ta (tháng V - X) có hoạt động của gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu lên và Tín phong Bán cầu Bắc.

- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương: vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, gây ra thời tiết khô nóng.

- Gió mùa Tây Nam: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

- Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động thường xuyên quanh năm ở nước ta.

+ Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dưong đến tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa Tiểu mãn cho miền Trung.

+ Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Đông Bắc gặp gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Nam bán cầu lên tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây biến động dữ dội thời tiết (mưa, áp thấp, bão...). Dải hội tụ này dịch chuyển từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, tháng 8 vắt ngang qua Bắc Bộ, tháng 9 và 10 dịch chuyển vào Nam Bộ và Trung Bộ.

+ Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương (vào đầu mùa hạ) và gió mùa Tây Nam (vào giữa và cuối mùa hạ) đều thổi theo từng đợt; những lúc các gió này suy yếu, Tín phong Bắc bán cầu gây ra thời tiết khô.

- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam và Tín phong Bán cầu Bắc đều làm cho nền nhiệt cả nước cao trong mùa hạ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 4 2017 lúc 16:52

HƯỚNG DẪN

Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

- Vùng biển và thềm lục địa: rộng lớn, diện tích lớn gấp 3 lần đất liền. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và vùng núi kề bên và thay đổi tùy theo từng đoạn bờ biển:

+ Thềm lục địa phía bắc và phía nam mờ rộng tương ứng với hai đồng bằng rộng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; thềm lục địa ở giữa thu hẹp lại tương ứng với dãy núi Trường Sơn ăn lan ra sát biển.

+ Đoạn bờ biển từ Móng Cái đến đèo Hải Vân vừa khúc khuỷu vừa bằng phẳng, bờ biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ rất khúc khuỷu, bờ biển ở Nam Bộ lại bằng phẳng...

- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ: Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông.

+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung: Hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến...

- Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông - tây rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

+ Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

+ Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 8 2017 lúc 10:13

HƯỚNG DẪN

(TBg - viết tắt của vịnh Tây Bengan, một vịnh ở Bắc Ấn Độ Dương ở vùng biển Ấn Độ)

- Thời gian: đầu mùa hạ (khoảng tháng V, VI và đầu tháng VII).

- Hướng: tây nam.

- Nguồn gốc: từ cao áp Bắc Ấn Độ Dưong.

- Tính chất: nóng ẩm.

- Hoạt động và tác động:

+ Xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2018 lúc 7:40

HƯỚNG DẪN

- Thời gian: từ tháng XI - IV.

- Hướng: đông bắc.

- Nguồn gốc: từ cao áp Xibia.

- Tính chất: lạnh khô.

- Hoạt động (phạm vi, thời gian):

+ Gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp vào vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, xâm nhập vào Tây Bắc theo các thung lũng sông và thổi về phía nam. Khi di chuyển về phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã; chỉ có những đợt có cường độ mạnh thì mới vượt qua được dãy núi này, nhưng đã bị biến tính mạnh, hầu như không còn lạnh nữa.

+ Nửa đầu mùa đông (khoảng tháng XI - I): Gió Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi vào nước ta gây nên thời tiết lạnh khô ở Bắc Bộ. Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế do gặp dãy Trường Sơn Bắc, nên gây mưa lớn.

+ Nửa sau mùa đông (khoảng tháng II - IV): Gió Đông Bắc bị lệch qua biển được tăng cường ẩm, khi thổi vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Tác động đến khí hậu nước ta:

+ Gây ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; đồng thời đó cũng là mùa khô, nhưng không khô hạn lắm, do có mưa phùn.

+ Gây ra sự phân hóa về nhiệt và mưa ở miền Bắc và cả nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 7 2018 lúc 7:35

HƯỚNG DẪN

- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành vào mùa hạ, giữa gió mùa mùa hạ và Tín phong Bán cầu Bắc.

- Đầu mùa hạ

+ Gió Tây Nam TBg gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới, chạy theo hướng kinh tuyến. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn, đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra ngoài xa về phía đông, nên dải hội tụ chủ yếu chạy dọc theo Philippin, đoạn cuối áp sát vào miền Nam nước ta.

+ Dải hội tụ nhiệt đới vào thời kì này là nguyên nhân gây mưa mưa Tiểu mãn (vào tiết Tiểu mãn đầu tháng VI) ở Trung Bộ nước ta.

- Giữa và cuối mùa hạ:

+ Gió mùa Tây Nam gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta.

+ Dải hội tụ này vắt ngang qua Bắc Bộ vào tháng VIII, theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lùi dần vào Trung Bộ và Nam Bộ vào tháng IX, X, sau đó lùi xuống vĩ độ trung bình ở Xích đạo. Dải hội tụ này thường gây mưa lớn, áp thấp, bão; nên tháng đỉnh mưa và áp thấp, bão cũng lùi dần từ bắc vào nam theo sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 2 2017 lúc 7:24

HƯỚNG DẪN

- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành bởi gió mùa mùa hạ gặp Tín phong Bán cầu Bắc.

- Đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến gặp Tín phong Bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa Tiểu mãn cho miền Trung.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Nam bán cầu lên gặp Tín phong Đông Bắc tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây biến động dữ dội thời tiết (mưa, áp thấp, bão...) Dải hội tụ này dịch chuyển từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, tháng VIII vắt ngang qua Bắc Bộ, tháng IX và X dịch chuyển vào Nam Bộ và Trung Bộ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2018 lúc 11:13

HƯỚNG DẪN

- Địa hình già trẻ lại

+ Địa hình già và trẻ thường được phân biệt nhau bởi hình thái. Địa hình già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Địa hình trẻ, ngược lại, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.

+ Nêu biểu hiện: Địa hình miền núi phổ biến có các núi đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp; xen giữa có các mặt bằng, dấu vết của địa hình cổ (ví dụ mặt bằng Sa Pa ở dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn). Đồng bằng có nhiều dạng địa hình vẫn đang được tiếp tục hoàn thành (bãi bồi, doi đất, vùng trũng thấp...); giữa đồng bằng còn có các thềm sông, thềm biển...

+ Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta như một bán bình nguyên, có thể gọi là địa hình già. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo đã nâng lên, hạ xuống, làm đứt gãy, phun trào mắcma... làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa...; trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển...; nhiều địa hình có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp...

- Địa hình phân bậc

+ Nêu biểu hiện: Căn cứ vào thang màu độ cao ở trang 6-7 (Hình thể), tìm kiếm trên bản đồ để có dẫn chứng về sự phân bậc của địa hình nước ta. Ở mỗi bậc, cần nêu dẫn chứng cụ thể; ví dụ: bậc trên 2500m có Phanxipăng 3143m, Ngọc Linh 2598m...; bậc từ 2000 - 2500m có Tây Côn Lĩnh 2419m, Chư Yang Sin 2405 m...

+ Vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kì nâng lên khác nhau; xen kẽ giữa các chu kì nâng lên là hoạt động bào mòn của ngoại lực. Mỗi chu kì nâng lên có cường độ khác nhau, nên cùng với hoạt động bào mòn của ngoại lực đã tạo nên các bậc địa hình có độ cao khác nhau.

Bình luận (0)