Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 4 2019 lúc 11:51

HƯỚNG DẪN

- Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

- Các đặc điểm cơ bản

+ Địa hình:

• Cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo...

• Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.

+ Khí hậu, thực vật: Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ) với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

+ Tài nguyên: Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

+ Trở ngại tự nhiên: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 9 2017 lúc 15:39

HƯỚNG DẪN

- Các khu vực đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

+ Khu vực đất Việt Bắc.

+ Khu vực đất Đông Bắc.

+ Khu Vực đất Đồng bằng sông Hồng.

- Các khu vực đất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

+ Khu vực đất dãy núi Hoàng Liên Son.

+ Khu vực đất ở các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào.

+ Khu vực đất ở các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên ở giữa hai dãy núi trên.

+ Khu vực đất Trường Sơn Bắc.

+ Khu vực đất đồng bằng Bắc Trung Bộ.

(Trong mỗi khu vực đất, cần trình bày theo từng loại đất, trong mỗi loại đất trình bày về diện tích, đặc điểm và phân bố).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 9 2017 lúc 5:11

HƯỚNG DẪN

− Trung du và miền núi Bắc Bộ: chuyên môn hóa sản xuất các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trấu, sở, hồi…); đậu tương, lạc, thuốc lá…

+ Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

− Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn, nhưng gặp khó khăn là hiện tương rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.

− Tây Nguyên: Chuyên môn hóa sản xuất cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

+ Đất: Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng), mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khá nóng, có thể trồng cây công ngiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu); trên các cao nguyên trên 1000m có khí hậu rất mát mẻ có thể trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè…) khá thuận lợi.

+ Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn nhất cho sản xuất.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 10 2018 lúc 13:02

HƯỚNG DẪN

- Sông ngòi Bắc Bộ

+ Mùa lũ từ tháng VI - X (5 tháng), trừng với thời gian mùa mưa (tháng V - X).

+ Đỉnh lũ là tháng VIII, trùng với đỉnh mưa.

+ Lũ tập trung nhanh và kéo dài, do các sông ở đây có dạng nan quạt (Ví dụ: sông Hồng với các phụ lưu là sông Lô, sông Đà; một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ về đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng); một số sông ở Đông Bắc thường có độ dốc nhỏ.

- Sông ngòi Trung Bộ

+ Mùa lũ từ tháng IX - XII (4 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng VIII -1).

+ Đỉnh lũ là tháng XI, trùng với đỉnh mưa.

+ Lũ lên nhanh và đột ngột, do sông ngắn và dốc, lưu vực nhỏ và độc lập.

- Sông ngòi Nam Bộ

+ Mùa lũ từ tháng VII - XI (5 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng V - XI).

+ Đỉnh lũ là tháng IX, trùng với đỉnh mưa.

+ Lũ điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ, do lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn. Ngoài ra, sông Tiền, sông Hậu (đoạn cuối của sông Mê Công chảy vào nước ta) có hình lông chim và được điều hòa nước bởi Biển Hồ ở Campuchia.

Bình luận (0)
Thái Hà Nguyễn
Xem chi tiết
William Hue
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 3 2019 lúc 3:21

a) Giống nhau

- Hình dạng lãnh thổ đều hẹp ngang, đều có đường biên giới với Lào.

- Phía đông là vùng Biển Đông rộng lớn, tất cả các tnh đều giáp với biển với đường bờ biển dài.

- Địa hình:

+ Có sự phân hóa từ tây sang đông: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.

+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt bởi các dãy núi ăn lan ra sát biển.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai, rừng, biển, khoáng sản,...

+ Đất đai: đất feralit ở vùng đồi núi phía tây, đất phù sa ở các đồng bằng ven biển nơi có các lưu vực sông chảy qua, đất cát ven biển.

+ Nguồn nước: có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (thuỷ đin, hoá cht, dệt, chế biến thực phẩm,...) và sinh họat. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt, một số nơi còn có nguồn nước khoáng.

+ Có diện tích rừng ở vùng đồi núi phía tây, trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Cả hai vùng đều có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

+ Cả hai vùng đều có nguồn tài nguyên khoáng sản.

+ Khí hậu: trên nền chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông; chịu nh hưởng của gió phơn Tây Nam.

+ Tài nguyên biển: cả hai vùng đều có nguồn hải sản phong phú, có các bãi tôm, bãi cá; vùng đất ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản; có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu; có nhiều bãi biển nổi tiếng, phong cảnh đẹp.

+ Có nhiều thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển,...

b) Khác nhau

- Bắc Trung Bộ có đường biên giới giáp với Lào dài hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Địa hình:

+ Vùng Bắc Trung Bộ có ít nhánh núi ăn lan ra sát biển và bờ biển ít khúc khuỷu hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng chính vì vậy mà vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh hơn,...

+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: trong vùng có một số khoáng sản như titan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.

- Tài nguyên rừng: Bắc Trung Bộ có tài nguyên rừng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ:

· Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

· Có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Qung Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ:

· Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ.

· Có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khí hậu:

+ Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh vừa; có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hạ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm; v mùa hạ có gió phơn Tây Nam hoạt động yếu hơn; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thương ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn, có hai quẩn đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa ln về kinh tế và quốc phòng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 11:26

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

Bình luận (0)