Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 10 2019 lúc 9:20

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

Bình luận (0)
Nhi Phan
26 tháng 5 2021 lúc 20:46

 Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 11:26

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 3 2018 lúc 13:00

HƯỚNG DẪN

So sánh hai vùng khí hậu (tìm dẫn chứng từ các bản đồ và biểu đồ ở các địa điểm thuộc hai vùng) và giải thích (căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt và chế độ mưa: vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình) về:

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa, khô.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 2 2018 lúc 11:01

HƯỚNG DẪN

- Các đô thị ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có chức năng chủ yếu là hành chính hoặc công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí...), khai khoáng, thủy điện không cần đến nhiều lao động.

- Do đặc điểm của địa hình trung du và miền núi nên diện tích mặt bằng đô thị không rộng, một số đô thị nằm ở thung lũng sông nên chật hẹp (Điện Biên, Sơn La...), sức chứa nhỏ.

- Trình độ phát triển kinh tế ở các đô thị còn thấp, khu vực vành đai bao quanh dân cư ít, mật độ nhỏ, địa hình bị chia cắt, giao thông khó khăn... nên sức hút của đô thị không lớn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 8 2019 lúc 14:04

Sự khác nhau

-       Sông ngòi Bắc Bộ:

+       Có chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.

+       Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).

-       Sông ngòi Trung Bộ: Thường ngắn và dốc, lũ muộn, do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

-       Sông ngòi Nam Bộ:

+       Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...

+   Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

Bình luận (0)
William Hue
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 6 2019 lúc 14:24

HƯỚNG DẪN

a) Khác nhau về nhiệt độ

- Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất; biên độ nhiệt độ trung bình năm; biên trình nhiệt năm (có một cực đại hay hai cực đại, các tháng có nhiệt độ thấp/ cao bất thường...).

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió); gió mùa đông và độ cao địa hình ở hai khu vực.

b) Khác nhau về mưa

- Căn cứ vào các bản đồ lượng mưa, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về lượng mưa trung bình năm (tổng lượng mưa năm), tháng mưa cực đại, sự phân mùa mưa, khô.

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ mưa để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió, gây mưa lớn ở sườn đón gió); một số vị trí ít mưa ở Nam Trung Bộ do ở vị trí địa lí khuất gió/song song với hướng gió...

Bình luận (0)
jackie đào
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
6 tháng 3 2018 lúc 22:01

Theo mk thì thế này nha!

Về mùa hạ,khối gió mùa mùa hạ theo hướng tây nam từ vịnh Ben-gan tiến vào nước ta đem theo hơi nóng ẩm .nam bộ trực tiếp đón đợt gió này ,theo thời gian,gió đi lệch vòng qua dãy Trường Sơn ,vì địa hình dãy núi này cao nên khi khối gió vượt qua dãy núi này để đến bên kia dãy núi tính chất nóng ẩm đã bị mất đi ,thay vào đó nó sẽ mang tính chất nóng khô.

-> miền nam tuy gần xích đạo nhưng nhiệt độ tb mùa hạ vẫn thấp hơn ở bắc trung bộ ,đb bắc bộ,và nam tây nguyên

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 5 2019 lúc 15:20

HƯỚNG DẪN

− Góp phần tạo cơ cấu ngành và tạo thể liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian.

− Tạo nguồn vốn tại chỗ cho công nghiệp hóa: việc đẩy mạnh đầu tư công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp.

− Bắc Trung Bộ có lãnh thổ dài và hẹp ngang. Ở các tỉnh trong vùng, đi từ đông sang tây đều có biển, đến đồng bằng hẹp duyên hải, vùng đồi chuyển tiếp nhỏ hẹp và đến vùng núi phía tây, là tiền đề cần thiết cho sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.

+ Việc phát triển lâm nghiệp cừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng) của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường.

+ Việc phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế ở vùng trung du.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát vừa tạo điều kiện nảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát hay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

Bình luận (0)