Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 6 2018 lúc 3:53

HƯỚNG DẪN

- Giống nhau

+ Cả hai vùng khí hậu đều có nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt độ năm đều lớn, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và biến trình nhiệt trong năm có một cực đại và một cực tiểu.

+ Cả hai vùng đều có lượng mưa tương đối lớn, tháng mưa cực đại là tháng VIII, mùa mưa từ tháng V đến tháng X.

- Khác nhau

+ Tây Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn, biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII đều cao hơn ở Đông Bắc Bộ.

+ Tây Bắc Bộ có lượng mưa lớn hơn và mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn Đông Bắc Bộ.

- Nguyên nhân

+ Cả hai vùng đều nằm trong miền khí hậu phía Bắc, có cùng khoảng vĩ độ, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào cùng khoảng thời gian, đều chịu tác động của gió mùa và có cùng thời gian dải hội tụ nhiệt đới hoạt động.

+ Tây Bắc Bộ có gió Tây Nam đến sớm hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập gián tiếp, Đông Bắc Bộ có gió Tây Nam đến muộn hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp sớm và kết thúc muộn hơn. Ngoài ra, Tây Bắc Bộ còn chịu tác động mạnh hơn của gió phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 3 2018 lúc 13:00

HƯỚNG DẪN

So sánh hai vùng khí hậu (tìm dẫn chứng từ các bản đồ và biểu đồ ở các địa điểm thuộc hai vùng) và giải thích (căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt và chế độ mưa: vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình) về:

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa, khô.

Bình luận (0)
Thái Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 12 2019 lúc 3:09

HƯỚNG DẪN

- Tổng lượng mưa của Đồng Hới lớn hơn ở Nha Trang. Nguyên nhân chủ yếu do về mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta, frông cực bị chặn lại ở dãy Trường Sơn Bắc gây mưa lớn; trong khi ở Nha Trang, Tín phong Bán cầu Bắc tuy có gây mưa khi gặp Trường Sơn Nam, nhưng lượng mưa không lớn.

- Tháng mưa lớn nhất ở Đồng Hới là tháng X, trong khi tháng có lượng mưa lớn nhất ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới từ bắc vào nam và sự lùi dần của áp thấp và bão.

- Mùa mưa ở Đồng Hới từ tháng VIII - I, ở Nha Trang từ tháng IX - XII. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến các nguyên nhân gây mưa lớn ở hai vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ:

+ Đồng Hới gần với vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, nên tháng VIII bắt đầu mùa mưa do chịu ảnh hưởng lan toả của đỉnh mưa ở Trung và Nam Bắc Bộ. Mùa mưa kéo dài sang tháng I đi liền với hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc.

+ Nha Trang mưa lớn bắt đầu vào tháng IX là lúc gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh. Mùa mưa kết thúc vào tháng XII, liên quan đến sự dịch chuyển về phía Nam Bộ của dải hội tụ nhiệt đới và sự kết thúc hoạt động của áp thấp và bão ở khu vực Nam Trung Bộ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 7 2019 lúc 7:26

Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ

Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ

Độ cao thấp.

Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419 m.

Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía đông bắc, quy tụ ở Tam Đảo.

Các dải núi chính:

Cánh cung Sông Gâm.

Cánh cung Ngân Sơn.

Cánh cung Bắc Sơn.

Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.

 

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.

Độ cao lớn.

Cao nhất vùng là Phan-xi-păng 3143 m.

Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng tây bắc - đông nam.

Các dải núi chính:

Hoàng Liên Sơn.

Các dải núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, sông Mã).

Địa hình chắn gió đông bắc và gió tây nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600 m).

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa, Mai Châu..

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 3 2019 lúc 3:21

a) Giống nhau

- Hình dạng lãnh thổ đều hẹp ngang, đều có đường biên giới với Lào.

- Phía đông là vùng Biển Đông rộng lớn, tất cả các tnh đều giáp với biển với đường bờ biển dài.

- Địa hình:

+ Có sự phân hóa từ tây sang đông: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.

+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt bởi các dãy núi ăn lan ra sát biển.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai, rừng, biển, khoáng sản,...

+ Đất đai: đất feralit ở vùng đồi núi phía tây, đất phù sa ở các đồng bằng ven biển nơi có các lưu vực sông chảy qua, đất cát ven biển.

+ Nguồn nước: có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (thuỷ đin, hoá cht, dệt, chế biến thực phẩm,...) và sinh họat. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt, một số nơi còn có nguồn nước khoáng.

+ Có diện tích rừng ở vùng đồi núi phía tây, trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Cả hai vùng đều có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

+ Cả hai vùng đều có nguồn tài nguyên khoáng sản.

+ Khí hậu: trên nền chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông; chịu nh hưởng của gió phơn Tây Nam.

+ Tài nguyên biển: cả hai vùng đều có nguồn hải sản phong phú, có các bãi tôm, bãi cá; vùng đất ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản; có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu; có nhiều bãi biển nổi tiếng, phong cảnh đẹp.

+ Có nhiều thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển,...

b) Khác nhau

- Bắc Trung Bộ có đường biên giới giáp với Lào dài hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Địa hình:

+ Vùng Bắc Trung Bộ có ít nhánh núi ăn lan ra sát biển và bờ biển ít khúc khuỷu hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng chính vì vậy mà vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh hơn,...

+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: trong vùng có một số khoáng sản như titan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.

- Tài nguyên rừng: Bắc Trung Bộ có tài nguyên rừng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ:

· Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

· Có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Qung Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ:

· Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ.

· Có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khí hậu:

+ Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh vừa; có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hạ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm; v mùa hạ có gió phơn Tây Nam hoạt động yếu hơn; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thương ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn, có hai quẩn đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa ln về kinh tế và quốc phòng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 6 2019 lúc 14:24

HƯỚNG DẪN

a) Khác nhau về nhiệt độ

- Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất; biên độ nhiệt độ trung bình năm; biên trình nhiệt năm (có một cực đại hay hai cực đại, các tháng có nhiệt độ thấp/ cao bất thường...).

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió); gió mùa đông và độ cao địa hình ở hai khu vực.

b) Khác nhau về mưa

- Căn cứ vào các bản đồ lượng mưa, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về lượng mưa trung bình năm (tổng lượng mưa năm), tháng mưa cực đại, sự phân mùa mưa, khô.

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ mưa để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió, gây mưa lớn ở sườn đón gió); một số vị trí ít mưa ở Nam Trung Bộ do ở vị trí địa lí khuất gió/song song với hướng gió...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 2 2019 lúc 3:21

a) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính

+ Công nghiệp

+ Chức năng khác

- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.

b) Khác nhau

* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).

+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).

+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.

- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.

- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).

- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).

+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).

+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).

- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.

- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.

- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2019 lúc 5:16

a) Đặc điếm phân b

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Ngh An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đt đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.

Bình luận (0)