Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Luly Cute
Xem chi tiết

Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.

Bất kì câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống quí báu của biết bao thế hệ con người. Tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lí “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi đánh giá một sự vật ta phải coi trọng chất lượng của nó. Có khi người ta chỉ trọng đến cái lớp sơn bong nhoáng bên ngoài của một cái tủ mà mua về rồi không dung được nữa vì chất gỗ bên trong là một thứ gỗ mục rữa, sâu mọt. Một sản phẩm có mẫu mã tốtm có trang trí đẹp đến bao nhiêu mà chất lượng không tốt, không bền thì cũng không hữu dụng. Chỉ có chất lượng tốt càng được nhiều người ưa thích, càng bán dắt giá. Đó là cách đánh giá, cách nhìn chung về giá trị của một đồ vật. Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Có người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Một người độc ác thường nói lời đạo đức. Một khuôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là đẹp hoàn toàn nếu có một tâm hồn không đẹp. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo, thận trọng đối với những con người đó. Khi cần chọn lựa, ta hãy chọn lấy cái bản chất làm căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong mục rỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng thì dẫu ăn mặc tầm thường nhưng vẫn được kính trọng, nể nang. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó. Chùng ta phải hiểu biết rằng cái chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài nặng, trí tuệ.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới.

ất. Khi trải qua bao sóng gió của cuộc đời, quen biết nhiều người hơn, ta càng nhận ra rằng thứ quý giá nhất của họ chính là những phẩm chất tiềm tàng bên trong mỗi dáng hình khác nhau ấy. Ông cha ta ngày xưa cũng đã đúc rút ra rằng: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người". Câu nói tồn tại hàng thế kỉ càng khẳng định giá trị lớn lao bên trong mỗi con người. Người ta thường chiêm nghiệm rằng: nhan sắc có thể bị mai một theo thời gian, còn phẩm chất sẽ in dấu rõ dần theo năm tháng.

xKraken
10 tháng 6 2019 lúc 20:55

Cuộc sống luôn luôn vận động, nên sự nhìn nhận của con người về mọi thứ luôn trở nên mới mẻ theo thời gian. Từ xưa, ông bà ta đã chiêm nghiệm ra một nét đẹp sâu sa của con người: "tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người đẹp nết"

Trước hết ta cần đi tìm hiểu về ý nghĩa của hai câu nói ấy. Ai cũng biết rằng gỗ là một loại vật dụng quen thuộc trong gia đình, thường để làm tủ, giường, bàn ghế, nhà,... và bên ngoài lớp gỗ ấy thường có một lớp sơn màu để đồ vật ấy trở nên đẹp, bắt mắt và sáng hơn. Người ta nói rằng:" tốt gỗ hơn tốt nước sơn" tức gỗ là thứ quan trọng, nên khi sử dụng gỗ, chúng ta nên chọn những loại gỗ tốt để tránh mối mọt và bền hơn. Còn nước sơn chỉ là thứ trang trí bề ngoài, nếu nước sơn có bóng có đẹp mà gỗ lại không tốt thì đồ vật ấy sẽ bị giảm giá trị đi nhiều. Cũng có nghĩa tương đồng với câu nói trên, câu nói "xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" đã làm rõ ý cho câu nói " tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cả hai câu nói suy cho cùng đều hướng tới một quan niệm về nhan sắc và phẩm chất của con người. Một người dù cho có nhan sắc xinh đẹp nhưng họ không có phẩm chất thì cùng không bao giờ có thể sánh bằng một người tuy nhan sắc tầm thường nhưng phẩm chất chói lòa.

Hai câu nói mang tính chấp niệm về con người đã giúp ta hiểu hơn về những người xung quanh và cách để chúng ta nhìn nhận đánh giá họ một cách chính xác. Một người có phẩm hạnh tốt đẹp, trước hết họ là một người tốt và lương thiện, họ luôn làm những điều tốt đẹp và có ích cho xã hội mà không gây tổn thương cho những người xung quanh. Có thể họ không may mắn, ông trời không cho họ một nhan sắc vẹn toàn nhưng chỉ cần phẩm chất tốt đẹp, có cái tâm trong sáng, họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Trái lại, một người có nhan sắc, vẻ bề ngoài ưa nhìn và xinh đẹp nhưng có khi bên trong họ không được tốt đẹp như vậy. Người xưa thường nói:" đừng nhìn mặt mà bắt hình rong" Tức chúng ta không nên nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá con người họ, cách sống của họ ra sao. Nhiều khi trong cuộc sống, mọi thứ đâu dễ dàng phân rõ trắng đen, có những sự giả tạo hoang đường, có những lớp mặt nạ hoàn hảo đánh lừa thị giác. Nhưng có lẽ chúng không đánh lừa được trái tim. Một người khi họ sống thiện, có phẩm chất tốt đẹp thì dù bề ngoài có tầm thường cũng không thể che lấp ánh sáng của lương tri. Ta đã từng biết Thị Nở, một người đàn bá xấu xí trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Thị có nhan sắc ma chê quỷ hờn, chẳng ngoan hiền cũng không nết na nhưng thị có trái tim, có lòng nhân hậu, thị nhìn ra những điều tốt đẹp ở Chí Phèo và đối xử với Chí như một con người thực thụ. Chỉ vài điều về Thị Nở, ta cũng đủ thấy được sự khác biệt giữa nội tâm và bề ngoài.

Hai câu nói luôn nhằm khẳng định và ngợi ca những phẩm chất của con người trong cuộc sống. Hơn hết, mỗi chúng ta phải biết nhìn nhận và đánh giá dựa theo tiêu chuẩn phẩm hạnh chứ không phải nhan sắc. Trong xã hội ngày nay, vấn đề đề cao nhan sắc đã trở nên rất phổ biến, điều đấy đã tạo nên sự phân biệt rõ rệt trong các hoạt động khác nhau như: xin việc, phỏng vấn,.... Dẫu biết rằng khi xã hội càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ của con người càng được nâng lên, cái đẹp luôn được tôn vinh. Vì vậy mà các cuộc thi hoa hậu được tổ chức để tìm ra người đẹp nhất. Nhưng hãy nhớ rằng nhan sắc rồi cũng sẽ mai một theo năm tháng, chỉ có phẩm chất là vững bền.

Tóm lại, qua hai câu nói ấy ta hiểu rằng mỗi người phải biết dung hòa giữa bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức, nhan sắc và phẩm hạnh. Chỉ có vậy, con người mới tiến gần hơn nữa đến cái chân thiện mỹ.

BÀI LÀM 2 NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI "TỐT GỖ HƠN TỐT NƯỚC SƠN/ XẤU NGƯỜI ĐẸP NẾT CÒN HƠN ĐẸP NGƯỜI"
Người xưa có câu: “Trông mặt mà bắt hình dong”, quan niệm coi trọng về hình thức, lấy hình thức làm thước đo có lẽ đã in sâu trong tư tưởng của chúng ta, tuy nhiên cha ông ta cũng khuyên con cháu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người".

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Vế đầu của câu tục ngữ là nói đến cách đáng giá về gỗ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Gỗ là nguyên liệu dùng để làm nên đồ dùng trong nhà, xưa kia còn là dùng để làm nhà, làm cột,… là nguyên liệu vô cùng quan trọng mà biểu hiện cho sự vững chãi vì vậy, gỗ càng tốt, đồ dùng sẽ càng bền, dùng càng lâu. Phẩm chất của gỗ là gái trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Nước sơn càng tốt thì trông tấm gỗ càng đẹp. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Nếu một tấm gỗ tốt mà được sơn bằng lớp sơn không tốt thì đồ vật mà gỗ làm nên vẫn tốt cho sử dụng nhưng tấm gỗ không tốt dù có được sơn bằng lớp sơn tốt đến mấy cũng sẽ nhanh hỏng, không bền. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng. Điều này cũng đúng với cách nhìn nhận con người. Phẩm chất nội tại của gỗ chính là cái nết của con người, phẩm chất bên trong con người còn lớp sơn chỉ là hình thức, vẻ bề ngoài. Một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý, ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức là thứ rồi sẽ qua đi theo thời gian và chỉ là cái nhất thời, chỉ có bản chất của một con người mới theo người đó mãi mãi và là thứ tiên quyết để quyết định giá trị của con người đó. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.

Chúng ta có thể thấy trong chuyện “Chí Phèo” của Nam Cao, Bà Ba Bá Kiến xinh đẹp, quyến rũ lại là nguyên nhân khiến cho Chí Phèo từ một người lương thiện phải vào tù, trở thành một “con quỷ” còn Thị Nở tuy xấu xí nhưng lại biết chăm sóc cho Chí Phèo khi bệnh nặng, không kì thị Chí như những người làng, tấm lfong của Thị đã cảm hóa được Chí, khiến cho Chí có khát khao quay về con đường lương thiện. Đúng là “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.

Tuy vậy, chúng ta cũng cần hiểu là trong thời buổi như hiện nay, hình thức cũng vô cùng quan trọng vì vậy hãy biết chăm sóc bản thân cả về nhân hình lẫn nhân cách để trở thành một người vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, sẽ được nhiều người yêu quý cũng như gặt hái được nhiều thành công hơn. Bởi một tấm gỗ tốt mà được sơn bằng nước sơn đẹp thì sẽ trở nên càng có giá trị hơn. Nhưng cũng cần phê phán những kẻ chỉ biết coi trọng hình thức, ý lại có một hình thức đẹp mà không tu dưỡng đạo đức, đồng thời cũng lên án những kẻ coi thường, lấy hình thức không đẹp của người khác ra làm trò cười.

Hình thức không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.

Chúc bạn học tốt !!!

Hiếu Tạ
Xem chi tiết
Lê Cao Mai Anh
2 tháng 11 2018 lúc 14:50

- Xấu người đẹp nết: Bề ngoài xấu xí, khiếm khuyết nhưng bản chất bên trong tốt đẹp, sâu sắc vẫn hơn là bề ngoài đẹp đẽ mà nội tâm rỗng tuếch chẳng có gì.

- Lên thác xuống ghềnh: Vượt qua những điều có nhiều gian nan nguy hiểm.

- Đầu xuôi đuôi lọt: Bước đầu giải quyết được trôi chảy thì các bước sau sẽ dễ dàng, thuận lợi.

- Trống đánh xuôi kèn thổi ngược: Mỗi người làm một cách trái ngược nhau, không có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất.

Ngân ỉn
Xem chi tiết
Tuyết Ngân
19 tháng 8 2021 lúc 15:40

9. đẹp

10. sướng giá

11. vũ bị mưa, vũ ướt cả lông

12. được

13. sửng sốt

Ngân ỉn
19 tháng 8 2021 lúc 15:55

bn nào đúng mình tíck cho

 

Minh Anh
19 tháng 8 2021 lúc 16:04

câu hỏi 9: Xấu người ..........đẹp......... nết còn hơn đẹp người.

Câu hỏi 10: Hiện tượng sương lạnh buốt (vào mùa đông) gọi là sương ...giá...

Câu hỏi 11: Điền từ đồng âm vào chỗ trống: “vũ…bị mưa ………;………vũ……ướt cả lông.”

Câu hỏi 12: Điền vào chỗ trống: Cầu ....được…..ước thấy

Câu hỏi 13: Điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu: “Sự ngạc nhiên cao độ gọi là......sửng.... sốt.

Thắng Nguyễn Mạnh
Xem chi tiết
Long Sơn
24 tháng 2 2022 lúc 15:42

Tham khảo

"Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người.

Nguyễn Phương Uyên
24 tháng 2 2022 lúc 15:51

Tham khảo

"Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người.

Nguyễn Lê Bảo Quang
2 tháng 3 2022 lúc 10:46

Bố em từng nói rằng : Cái nết đánh chết cái đẹp. Em nghe và hiểu, Bố nói tiếp : Con hãy có những tính tốt để giúp ích cho đất nước nhé. Em nói: Vâng ạ

hbland ha
Xem chi tiết
Khinh Yên
13 tháng 7 2021 lúc 16:02

refer

Lá lành đùm lá rách.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Thương người như thể thương thân.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Để thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, học sinh trường em đã quyên góp sách vở ủng hộ đồng bào lũ lụt

Khánh Nam.....!  ( IDΣΛ...
13 tháng 7 2021 lúc 16:02

 -Lá lành đùm lá rách.

-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

-Có công mài sắt có ngày nên kim.

-Thương người như thể thương thân.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  rách

Ħäńᾑïě🧡♏
13 tháng 7 2021 lúc 16:05

Tham khảo:

 

Lá lành đùm lá rách.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Thương người như thể thương thân.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Để thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, học sinh trường em đã quyên góp sách vở ủng hộ đồng bào lũ lụt.

Trần Phạm Bảo Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Châu
Xem chi tiết

1.            Làng tôi có lũy tre xanh

     Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng

              Bên bờ vải nhãn hai hàng

    Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

2.         Cần Thơ là tỉnh 

            Cao Lãnh là quê

           Anh đi lục tỉnh bốn bề 

          Mải đi buôn bán chẳng về thăm em 

3.      Chị Hươu đi chợ Đồng Nai 

   Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò 

Đặt câu:

- Chú Tùng ở xóm em - trước đây là bộ đội đặc công - là người đã từng "vào sinh ra tử".

- Anh Nguyễn Văn Trỗi là một con người "gan vàng dạ sắt".

HT

     

Khách vãng lai đã xóa
hiền nguyễn
Xem chi tiết
Hoshimya Ichigo
8 tháng 4 2020 lúc 8:59

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.

Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.

Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.

Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.

Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46168n.aspx
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.

Khách vãng lai đã xóa
Hoshimya Ichigo
8 tháng 4 2020 lúc 9:00

đây là giải thích câu cái nết đánh chết cái đẹp

Khách vãng lai đã xóa
nam khanh trinh
Xem chi tiết