(Sở GD – ĐT Tiền Giang – 2019): Một gen của sinh vật nhân thực có tỉ lệ G + X A + T = 0 , 25 . Gen này có số nuclêôtit loại A chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 40%
B. 10%
C. 15%
D. 80%
(Sở GD – ĐT Hà Tĩnh – Lần 1 2019): Một gen ở sinh vật nhân thực có 200 nuclêôtit loại A, 400 nuclêôtit loại G. Tổng số liên kết hiđrô củagen là
A. 1600
B. 600
C. 1400
D. 1200
(Sở GD – ĐT Đà Nẵng – 2019): Một gen cấu trúc (B) dài 4080Å, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU, qua nhân đôi đã tạo ra một alen đột biến (b). Số lượng nuclêôtit từng loại của alen (b) là
A. A = T = 479; G = X = 721
B. A = T = 721; G = X = 479
C. A = T = 719; G = X = 481
D. A = T = 481; G = X = 719
Đáp án C
NB = 4080×2 : 3,4 = 2400 nucleotit = 2A+2G
Ta có A/G=3/2
Giải hệ phương trình: 2 A + 2 G = 2400 A / G = 3 / 2 → A = T = 720 G = X = 480
Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU sẽ làm thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Vậy gen b: A = T = 719; G = X = 481.
(Sở GD – ĐT Tiền Giang – 2019): Một gen có 240 chu kì xoắn và có tổng số nuclêôtit loại T với loại A chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A chiếm 20%; X chiếm 25% tổng số nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit trên mạch 2 của gen là:
A. 480A; 840X; 600G; 480T
B. 480A; 840G; 600X; 480T
C. 480X; 840G; 600A: 480T
D. 480G; 840T; 600X; 480A
Đáp án A
Số nucleotit của gen là N = C×20 = 240×20 = 4800
%A+%T=40% →%A=%T=20%; %G=%X= 30%
Mạch 1 có A1= 20% = T2; X1= 25% =G2
Mạch 2 có A2 = %A×2 - %A1= 20% ; X2 = 2×%X - %X1 = 35%
Số nucleotit từng loại của mạch 2: A2 = 20%N/2 = 480 = T2; G2 = 600; X2 =840
(Sở GD – ĐT Bắc Giang – lần 1 2019): Trên mạch thứ nhất của gen có 25% Guanin, 18% Ađênin, trên mạch thứ hai của gen có 15% Guanin. Tỷ lệ % số nuclêôtit loại Timin của gen là
A. 15%.
B. 20%.
C. 45%.
D. 30%.
Đáp án D
G = X = G1 + G2 = (25% + 15%):2 = 20%
A = T = 100% - 2×20% = 30%
(Sở GD – ĐT Quảng Nam – 2019): Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con không bị thay đổi cấu trúc là 76800. Cho biết đột biến phát sinh ngay lần nhân đôi thứ nhất của gen. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Gen đột biến B có chiều dài bằng gen b.
II. Gen b đã nhân đôi 7 lần.
III. Tổng số nucleotit loại X trong các gen đột biến B là 76073.
IV. Tổng số nucleotit loại A trong các gen đột biến B là 114427.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Đáp án B
Số nucleotit của gen b: N b = 2 L 3 , 4 = 3000
→ Gb= 3000×0,2 =600 → A=T=900
Đột biến do nucleotit G* sẽ gây ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit: G-X bằng T-A
Gen B: A=T=901; G=X=599
Đột biến xảy ra ở lần nhân đôi thứ nhất, trải qua 2 lần nhân đôi tạo 3 gen bình thường; 1 gen đột biến
I đúng, do đây là đột biến thay thế cặp nucleotit
II sai, gọi n là số lần nhân đôi của gen b, số gen bình thường tạo ra là 2×2n -2 ; số gen đột biến 2n-1 -1
Số nucleotit loại G ở các gen bình thường: 600 ×2×2n -2 = 78600 →n= 8
III đúng, số nucleotit loại X trong các gen B là: 599×(2n-1 -1) =76073
III đúng. số nucleotit loại A trong các gen B là: 901×(2n-1 -1) =114427
(Sở GD – ĐT Quảng Nam – 2019): Một phân tử ADN của vi khuẩn có 20% số nucleotit loại G. Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotit loại A của phân tử này là:
A. 20%
B. 30%
C. 10%
D. 10%
(Sở GD – ĐT Hà Tĩnh – Lần 1 2019): Một loài thực vật có 2n = 20. Đột biến thể một của loài này có bộ NST là:
A. 2n-1 = 19
B. 2n+1= 21
C. 2n-2 = 18
D. 2n+2 = 22
Một gen của sinh vật nhân thực có tỉ lệ G + X A + T = 0 , 25 . Gen này có số nuclêôtit loại A chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 40%
B. 10%
C. 15%
D. 80%
Đáp án A
Ta có A+G=50%; G/A = 0,25 ↔A=4G →A=40% ; G= 10%
(Sở GD – ĐT Đà Nẵng – 2019): Một gen cấu trúc thực hiện quá trình nhân đôi liên tiếp 2 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần. Số phân tử ARN thông tin (mARN) được tạo ra trong toàn bộ quá trình trên là
A. 16
B. 4
C. 32
D. 8
Đáp án D
1 gen nhân đôi 2 lần tạo 22 = 4 gen; 4 gen này phiên mã 2 lần tạo 2×4 =8 mARN.